Những bức tường thời hiện đại: Bức tường ở Bờ Tây

LAODONG:

Thứ Sáu, 2.9.2011 | 14:26 (GMT + 7)

Những bức tường sừng sững dài 760km cắt ngang vùng thánh địa. Người Israel coi đó là phương tiện để ngăn chặn những kẻ đánh bom từ Palestine. Còn người Palestine coi đó là nỗ lực chiếm đất của Israel.

Bức tường Berlin được... dựng lại?
Bức tường thời hiện đại
Bức tường hòa bình ở Bắc Ireland

Công trình này, Israel gọi là bức tường, còn Palestine gọi là rào chắn. Báo chí phương Tây đã đặt cho nó cái tên: Hàng rào chia rẽ.
Công trình này, Israel gọi là bức tường, còn Palestine gọi là rào chắn. Báo chí phương Tây đã đặt cho nó cái tên: Hàng rào chia rẽ.

Với việc xây dựng bức tường này, Israel cố gắng ngăn cách mình khỏi khu vực Bờ Tây, vùng đất của người Palestine mà Israel chiếm đóng từ năm 1967. Bức tường gây nhiều tranh cãi đến nỗi, người ta có lúc gọi nó là một ý tưởng điên rồ. Công trình này, Israel gọi là bức tường, còn Palestine gọi là rào chắn. Báo chí phương Tây đã đặt cho nó cái tên: hàng rào chia rẽ.

Hàng rào chia rẽ dài 760km, gần gấp đôi chiều dài của đường biên giới ngừng bắn năm 1949 chia rẽ Israel khỏi Bờ Tây. Hầu hết chiều dài của bức tường là rào chắn điện. Nhưng có khoảng 30km được xây bằng bê tông cao 8m. Bức tường rào này được thấy rõ ở những khu vực đông dân cư gần Jerusalem. Với người Palestine, hàng rào này là một trở ngại khiến cho cuộc sống hàng ngày của họ trở nên khó khăn hơn, nhưng với Israel, nó là sự bảo vệ chống lại khủng bố.

Kế hoạch ngăn cách Israel khỏi Gaza khởi nguồn từ những năm 1990. Sau nhiều vụ tấn công đẫm máu do người Palestine tiến hành nhằm vào Israel, Tổng thống Israel Yitzhak Rabin (sau này đã bị ám sát) tuyên bố ông muốn tách Gaza khỏi Tel Aviv.

Năm 2000, cuộc thánh chiến ném đá lần thứ 2 của người Palestien bùng phát làm gia tăng áp lực buộc Chính phủ Israel phải kiềm chế các cuộc tấn công của các tay súng cảm tử Palestine từ Bờ Tây. Lúc đầu, một vài hàng rào được dựng lên ở chỗ này chỗ kia. Sau đó từ năm 2002, công trình như ngày hôm nay được xây dựng.

Ngay khi kế hoạch được tiến hành, đã có nhiều vấn đề nảy sinh. Xấp xỉ hai phần ba chiều dài của hàng rào nằm ở phía đông của đường biên giới, nằm trên lãnh thổ Palestine. Bức tường được xây theo một tuyến đường “kỳ quái”, uốn khúc băng qua đồi, vượt qua thung lũng, cắt ngang các cánh đồng và trang trại ô liu…

Mục đích của tuyến đường vòng vèo đó là tạo lợi thế về đất cho những khu định cư Do Thái của Israel ở Bờ Tây. Bức tường không thèm để tâm đến đường biên giới ngừng bắn, từng được xem là biên giới lý thuyết của nhà nước Palestine trong tương lai. Có những khu định cư Do Thái của người Israel, dù nằm sâu 20km bên trong lãnh thổ Palestine, vẫn được bức tường kia ngăn cách và “bảo vệ”.

Vị trí của bức tường khiến Israel bị dư luận quốc tế chỉ trích nặng nề. Năm 2004, Tòa án Tư pháp quốc tế The Hague ra phán quyết cho rằng Israel có quyền xây tường để tự vệ, nhưng việc xây bức tường trên lãnh thổ Palestine là vi phạm luật pháp quốc tế. Ngay cả người Palestine, thậm chí cũng không phản đối quá nhiều về bản thân bức tường. Họ phản đối việc nó lấn đất của người Palestine. “Nếu bạn có tranh chấp với hàng xóm, thì hãy xây tường rào, nhưng phải xây trên đất của bạn”, một nông dân Palestine nói.

M.Đ (Theo Spiegel)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét