Cập nhật lúc :7:37 PM, 01/09/2011
Trong điều kiện cán cân quyền lực của Trung Quốc có ảnh hưởng đến khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều hơn là Mỹ, Trung Quốc đặt ra ba điều kiện nếu Mỹ muốn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ quân sự với nước này, nhà nghiên cứu Michael Richardson nhận định.
>>Trung Quốc 'kéo bè' thách thức phương Tây?
Thứ nhất, Mỹ không được bán vũ khí cho Đài Loan. Khi chính quyền Obama bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan hồi tháng 1/2010, bao gồm hệ thống tên lửa và máy bay trực thăng, Trung Quốc đình chỉ tất cả liên lạc quân sự với Mỹ trong một năm.
Thứ hai, Mỹ không được diễn tập quân sự chung với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á tham gia tranh chấp biển Đông, kể cả đồng minh lâu năm là Philippines, nhằm tránh gây thêm căng thẳng với Trung Quốc.
Thứ ba là Mỹ phải giới hạn tối đa các hoạt động tuần tra gần khu vực tranh chấp biển Đông.
Nói cách khác, ba điều kiện mà Trung Quốc đưa ra thực chất là lời cảnh báo Mỹ không nên can thiệp vào chủ nghĩa “bành trướng” của nước này.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân (Cui Tiankai) từng tuyên bố, sự tham gia của Mỹ có thể khiến cho tình hình tranh chấp trên biển Đông phức tạp hơn.
Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi Thượng nghị sĩ John McCain kêu gọi Mỹ đẩy mạnh hỗ trợ quân sự và chính trị cho các quốc gia Đông Nam Á đứng lên chống lại hoạt động gây hấn của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển Đông ngày càng căng thẳng.
Cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ trên biển Đông bị cộng đồng thế giới phản đối kịch liệt. Bắc Kinh tự tuyên bố rằng các quốc gia khác không được đánh bắt cá và khai thác năng lượng ở biển Đông mà chưa được sự cho phép của Bắc Kinh.
Tham vọng của Trung Quốc ngày càng bị phơi bày bởi những hành động thái quá gần đây. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với Đài Loan và vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines. Bắc Kinh cũng tuyên bố quần đảo Senkaku của Nhật (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) là của họ.
Ngược lại, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Andrew Yang cảnh báo Mỹ: “Đài Loan sẽ trở thành trung tâm quan trọng và bàn đạp cho Bắc Kinh hiện diện trên biển Đông nếu đảo này bị về với Đại lục. Đã vậy, Mỹ sẽ mất đi một phần lợi ích sống còn”.
Thứ nhất, Mỹ không được bán vũ khí cho Đài Loan. Khi chính quyền Obama bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan hồi tháng 1/2010, bao gồm hệ thống tên lửa và máy bay trực thăng, Trung Quốc đình chỉ tất cả liên lạc quân sự với Mỹ trong một năm.
Mỹ sẽ gửi một tàu sân bay hạt nhân đến Philippines để kỷ niệm 60 năm ngày ký hiệp ước quốc phòng Mỹ-Philippines, động thái cũng nhằm khẳng định thêm mối quan tâm của Mỹ đối với nền quốc phòng Philippines. |
Thứ ba là Mỹ phải giới hạn tối đa các hoạt động tuần tra gần khu vực tranh chấp biển Đông.
Nói cách khác, ba điều kiện mà Trung Quốc đưa ra thực chất là lời cảnh báo Mỹ không nên can thiệp vào chủ nghĩa “bành trướng” của nước này.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ không được diễn tập quân sự chung với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á tham gia tranh chấp biển Đông. Ảnh minh họa |
Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi Thượng nghị sĩ John McCain kêu gọi Mỹ đẩy mạnh hỗ trợ quân sự và chính trị cho các quốc gia Đông Nam Á đứng lên chống lại hoạt động gây hấn của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển Đông ngày càng căng thẳng.
Cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ trên biển Đông bị cộng đồng thế giới phản đối kịch liệt. Bắc Kinh tự tuyên bố rằng các quốc gia khác không được đánh bắt cá và khai thác năng lượng ở biển Đông mà chưa được sự cho phép của Bắc Kinh.
Tham vọng của Trung Quốc ngày càng bị phơi bày bởi những hành động thái quá gần đây. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với Đài Loan và vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines. Bắc Kinh cũng tuyên bố quần đảo Senkaku của Nhật (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) là của họ.
Ngược lại, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Andrew Yang cảnh báo Mỹ: “Đài Loan sẽ trở thành trung tâm quan trọng và bàn đạp cho Bắc Kinh hiện diện trên biển Đông nếu đảo này bị về với Đại lục. Đã vậy, Mỹ sẽ mất đi một phần lợi ích sống còn”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét