Thứ Tư, 14.12.2011 | 07:30 (GMT + 7)
Ngày 13.12, Canada đã trở thành quốc gia đầu tiên thông báo sẽ rút khỏi Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu. Đây được xem là một đòn giáng mạnh vào Hiệp ước chống biến đổi khí hậu toàn cầu vốn gặp nhiều trắc trở này.
Bộ trưởng môi trường Canada Peter Kent tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Durban. |
Theo tuyên bố của Bộ trưởng Môi trường Canada Peter Kent, nước này sẽ sử dụng quyền hợp pháp để chính thức rút khỏi Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu. Ông Kent công bố thông tin trên ngay sau khi trở về từ vòng đàm phán Durban (Nam Phi) - nơi các quốc gia nhất trí gia hạn Nghị định thư Kyoto thêm 5 năm, đồng thời đạt thoả thuận mới để buộc tất cả các quốc gia gây ô nhiễm nặng phải hạn chế hiệu ứng khí thải nhà kính.
Chính phủ Canada từ lâu vẫn cho rằng Nghị định thư Kyoto có khiếm khuyết lớn, bởi không phải tất cả các nước phát thải lớn nhất đều tham gia, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Bộ trưởng Kent còn cho biết, Canada có thể bị phạt khoản tiền khổng lồ lên tới 14 tỉ USD theo các điều khoản của Nghị định thư Kyoto nếu không cắt giảm lượng khí thải đã được yêu cầu vào năm 2012.
Tuyên bố của Bộ trưởng Môi trường Canada lập tức đã bị các tổ chức bảo vệ môi trường trong nước chỉ trích. Họ cho rằng, việc rút lui là dấu hiệu cho thấy chính quyền của Thủ tướng Stephen Harper “đang quan tâm đến việc bảo vệ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm hơn là bảo vệ con người”.
Chính phủ Canada từ lâu vẫn cho rằng Nghị định thư Kyoto có khiếm khuyết lớn, bởi không phải tất cả các nước phát thải lớn nhất đều tham gia, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Bộ trưởng Kent còn cho biết, Canada có thể bị phạt khoản tiền khổng lồ lên tới 14 tỉ USD theo các điều khoản của Nghị định thư Kyoto nếu không cắt giảm lượng khí thải đã được yêu cầu vào năm 2012.
Tuyên bố của Bộ trưởng Môi trường Canada lập tức đã bị các tổ chức bảo vệ môi trường trong nước chỉ trích. Họ cho rằng, việc rút lui là dấu hiệu cho thấy chính quyền của Thủ tướng Stephen Harper “đang quan tâm đến việc bảo vệ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm hơn là bảo vệ con người”.
A.P (Theo BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét