Tên lửa hành trình siêu thanh đối hạm Yakhont - Ảnh: AFP |
(TNO) Syria ngày 16.12 đã triển khai các tên lửa hành trình siêu thanh đối hạm Yakhont do Nga cung cấp dọc bờ biển ven Địa Trung Hải của nước này nhằm ngăn chặn một cuộc xâm chiếm tiềm tàng của Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây bằng đường biển, theo website tình báo DEBKAfile.
>> Syria dọa oanh tạc thành phố nổi dậy
Tuần qua, Nga đã chuyển bằng máy bay cho Syria 3 triệu mặt nạ chống vũ khí hóa học, vi trùng và đội tàu tấn công do tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov dẫn đầu đã lên đường đến cảng Tartus của Syria.
DEBKAfile dẫn các nguồn tin hải quân ở Moscow cho biết, đội tàu Nga được trang bị những vũ khí tối tân nhất để chống tàu ngầm và không kích. Khi đến nơi, các tàu và máy bay Nga sẽ tiến hành một cuộc diễn tập không quân và thủy quân lục chiến quy mô lớn với sự tham gia của các đơn vị quân đội Syria.
Syria đã nhận được từ Nga 72 tên lửa Yakhont có thể nhắm trúng các mục tiêu trên biển ở cách xa đến 300km. Hệ thống radar của tên lửa chỉ hoạt động khi tên lửa bay đến sát mục tiêu, khiến nó khó bị phát hiện. Khi đó, radar được bật lên để điều khiển mục tiêu của tên lửa.
Tốc độ cực cao của Yakhont, 2.000 km/giờ, cho phép tên lửa này tấn công trước khi mục tiêu của nó có thời gian để kích hoạt các hệ thống tự vệ.
Đêm 15.12, nhằm đối phó với việc Syria triển khai 21 tên lửa Scud trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm 5 tên lửa có đầu đạn hóa học, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập hội đồng quân sự hàng đầu và tuyên bố quân đội nước này sẵn sàng cho chiến tranh.
Syria cũng được cho là đã đưa các đơn vị tăng viện thiết giáp đến biên giới với Jordan.
Các nguồn tin quân sự và tình báo của DEBKAfile nói rằng các động thái chuẩn bị đối phó nguy cơ chiến tranh của Syria với sự hậu thuẫn của Nga cho thấy 2 nước tin rằng một lực lượng Ả Rập - phương Tây sắp sửa xâm chiếm Syria.
Hai nước đang chú ý đặc biệt đến Thổ Nhĩ Kỳ, vốn được cho là đã tiếp nhận “chiếc ô không quân và thủy quân lục chiến” của NATO, bao gồm Hạm đội 6 của Mỹ, phục vụ cho những chuẩn bị về quân sự nhằm lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, lập lại chiến dịch quân sự lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi ở Libya.
Có thể thấy sự cập rập trong hoạt động ngoại giao liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria qua việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sáng 16.12 đến Ankara “thị sát” sự chuẩn bị cho chiến tranh của Thổ Nhĩ Kỳ, và Phó tổng thống Syria Farouk A-Shara hạ cánh xuống Moscow để trao đổi ý kiến với các nhà lãnh đạo Nga.
>> Syria dọa oanh tạc thành phố nổi dậy
Tuần qua, Nga đã chuyển bằng máy bay cho Syria 3 triệu mặt nạ chống vũ khí hóa học, vi trùng và đội tàu tấn công do tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov dẫn đầu đã lên đường đến cảng Tartus của Syria.
DEBKAfile dẫn các nguồn tin hải quân ở Moscow cho biết, đội tàu Nga được trang bị những vũ khí tối tân nhất để chống tàu ngầm và không kích. Khi đến nơi, các tàu và máy bay Nga sẽ tiến hành một cuộc diễn tập không quân và thủy quân lục chiến quy mô lớn với sự tham gia của các đơn vị quân đội Syria.
Syria đã nhận được từ Nga 72 tên lửa Yakhont có thể nhắm trúng các mục tiêu trên biển ở cách xa đến 300km. Hệ thống radar của tên lửa chỉ hoạt động khi tên lửa bay đến sát mục tiêu, khiến nó khó bị phát hiện. Khi đó, radar được bật lên để điều khiển mục tiêu của tên lửa.
Tốc độ cực cao của Yakhont, 2.000 km/giờ, cho phép tên lửa này tấn công trước khi mục tiêu của nó có thời gian để kích hoạt các hệ thống tự vệ.
Đêm 15.12, nhằm đối phó với việc Syria triển khai 21 tên lửa Scud trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm 5 tên lửa có đầu đạn hóa học, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập hội đồng quân sự hàng đầu và tuyên bố quân đội nước này sẵn sàng cho chiến tranh.
Syria cũng được cho là đã đưa các đơn vị tăng viện thiết giáp đến biên giới với Jordan.
Các nguồn tin quân sự và tình báo của DEBKAfile nói rằng các động thái chuẩn bị đối phó nguy cơ chiến tranh của Syria với sự hậu thuẫn của Nga cho thấy 2 nước tin rằng một lực lượng Ả Rập - phương Tây sắp sửa xâm chiếm Syria.
Hai nước đang chú ý đặc biệt đến Thổ Nhĩ Kỳ, vốn được cho là đã tiếp nhận “chiếc ô không quân và thủy quân lục chiến” của NATO, bao gồm Hạm đội 6 của Mỹ, phục vụ cho những chuẩn bị về quân sự nhằm lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, lập lại chiến dịch quân sự lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi ở Libya.
Có thể thấy sự cập rập trong hoạt động ngoại giao liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria qua việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sáng 16.12 đến Ankara “thị sát” sự chuẩn bị cho chiến tranh của Thổ Nhĩ Kỳ, và Phó tổng thống Syria Farouk A-Shara hạ cánh xuống Moscow để trao đổi ý kiến với các nhà lãnh đạo Nga.
Khang Huy
07/12/2011 1:06
thanhnien.com.vn
Syria tuyên bố sẽ chấp thuận có điều kiện kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ả Rập (AL) nhưng vẫn tiến hành tập trận bắn đạn thật.
Hãng thông tấn chính thức SANA của Syria đưa tin quân đội nước này vừa tiến hành một cuộc tập trận quy mô cuối tuần qua với sự tham gia của lực lượng tên lửa, không quân và bộ binh. Cuộc diễn tập diễn ra với điều kiện giả định chiến tranh bùng nổ nhằm “kiểm tra khả năng phòng thủ” của các lực lượng vũ trang, theo SANA. Giới quan sát đánh giá động thái này nhằm phô trương sức mạnh của Syria giữa lúc đang rộ lên nhiều tin đồn về việc sắp có can thiệp quân sự vào nước này. Theo Tân Hoa xã, Israel đã bày tỏ lo ngại sau cuộc tập trận. Nước này và Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là sẽ trở thành mục tiêu bắn phá của Syria nếu nước ngoài có hành động quân sự nhằm vào chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Chính quyền của ông al-Assad cũng tìm cách giảm bớt áp lực khi tuyên bố sẽ chấp nhận “có điều kiện” cho AL cử người đến Syria nhằm giám sát thực thi cam kết chấm dứt tình trạng bạo lực. AFP ngày 6.12 dẫn tuyên bố của chính phủ Syria cho hay quan sát viên của AL sẽ được tiếp nhận với điều kiện phải hủy bỏ mọi biện pháp trừng phạt nước này và tư cách thành viên của Syria tại AL được khôi phục. Damascus đang gánh chịu một loạt trừng phạt từ AL và nhiều nước phương Tây do bị cáo buộc vi phạm nhân quyền trong các chiến dịch trấn áp người biểu tình.
Trong khi đó, phe chống đối Syria tuyên bố lực lượng của họ ngày càng lớn mạnh và kêu gọi bên ngoài “có hành động giúp bảo vệ dân thường”. Theo các nguồn tin đối lập, hàng chục cảnh sát mật ở thành phố Idlib phía tây bắc Damascus đã đào ngũ và gia nhập “quân giải phóng”. Cảnh sát mật được cho là lực lượng đắc lực của Tổng thống al-Assad trong việc theo dõi và bắt những người chống đối, và nếu tin này được xác nhận thì đây sẽ là tổn thất không nhỏ cho chính quyền. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 6.12 cũng đã gặp một số lãnh đạo đối lập Syria tại Geneva, Thụy Sĩ, theo Bloomberg.
Syria tuyên bố sẽ chấp thuận có điều kiện kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ả Rập (AL) nhưng vẫn tiến hành tập trận bắn đạn thật.
Hãng thông tấn chính thức SANA của Syria đưa tin quân đội nước này vừa tiến hành một cuộc tập trận quy mô cuối tuần qua với sự tham gia của lực lượng tên lửa, không quân và bộ binh. Cuộc diễn tập diễn ra với điều kiện giả định chiến tranh bùng nổ nhằm “kiểm tra khả năng phòng thủ” của các lực lượng vũ trang, theo SANA. Giới quan sát đánh giá động thái này nhằm phô trương sức mạnh của Syria giữa lúc đang rộ lên nhiều tin đồn về việc sắp có can thiệp quân sự vào nước này. Theo Tân Hoa xã, Israel đã bày tỏ lo ngại sau cuộc tập trận. Nước này và Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là sẽ trở thành mục tiêu bắn phá của Syria nếu nước ngoài có hành động quân sự nhằm vào chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Cuộc tập trận của quân đội Syria cuối tuần qua - Ảnh: AFP |
Trong khi đó, phe chống đối Syria tuyên bố lực lượng của họ ngày càng lớn mạnh và kêu gọi bên ngoài “có hành động giúp bảo vệ dân thường”. Theo các nguồn tin đối lập, hàng chục cảnh sát mật ở thành phố Idlib phía tây bắc Damascus đã đào ngũ và gia nhập “quân giải phóng”. Cảnh sát mật được cho là lực lượng đắc lực của Tổng thống al-Assad trong việc theo dõi và bắt những người chống đối, và nếu tin này được xác nhận thì đây sẽ là tổn thất không nhỏ cho chính quyền. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 6.12 cũng đã gặp một số lãnh đạo đối lập Syria tại Geneva, Thụy Sĩ, theo Bloomberg.
Tàu chiến Trung Quốc thăm Oman Theo Tân Hoa xã, 2 tàu khu trục Vũ Hán và Ngọc Lâm của Trung Quốc vừa cập cảng Sultan Qaboos ở thủ đô Muscat của Oman, bắt đầu chuyến thăm 5 ngày. Chỉ huy đội tàu Quan Gia Quốc hy vọng chuyến thăm có thể giúp tăng cường trao đổi và hợp tác giữa hai bên. Đáng chú ý, chuyến thăm diễn ra giữa lúc Trung Đông và vùng Vịnh đang là tâm điểm chú ý với tình hình căng thẳng tại Syria và Iran. Khu vực bỗng trở nên “đông đúc” khi Trung Quốc, Nga và Mỹ đều đã điều tàu chiến đến đây. |
Trùng Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét