Thứ Ba, 11/01/2011, 08:07 (GMT+7)
TT - Ngày 10-1, phát biểu tại lễ tổng kết năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho biết EVN đang đứng ở “chân tường”, điện năm nay có thể thiếu nhiều hơn năm ngoái, muốn không cắt điện phải có 12.000 tỉ đồng để mua dầu cho các nhà máy nhiệt điện.
Thủy điện Sơn La sẽ vận hành tổ máy số 2 và số 3 nhưng vẫn không thể giúp hết thiếu điện - Ảnh: C.V.K. |
Không thấy EVN đề cập giải pháp nào mới cho tình hình thiếu điện năm nay ngoài kiến nghị tăng giá và cắt điện.
Lỗ 8.000 tỉ đồng
Lãnh đạo EVN và các đơn vị thành viên đều khẳng định tình hình tài chính rất khó khăn và kiến nghị phải kiên quyết tăng giá điện. Theo ông Đào Văn Hưng - chủ tịch hội đồng thành viên EVN, tổng cộng đã lỗ khoảng 8.000 tỉ đồng trong năm ngoái do phải huy động nguồn điện giá cao vào mùa khô để giảm thiếu hụt điện năng do các nhà máy thủy điện thiếu nước. Về bức tranh tài chính của EVN, ông Hưng đầy “tâm trạng” khi nói “EVN nói thật đã ở sát chân tường”. Theo ông Hưng, ngoài khoản lỗ 8.000 tỉ đồng, EVN còn thêm gánh nặng trên 10.000 tỉ đồng do các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính... tăng do tỉ giá thay đổi. Tổng các khoản này đã lên tới 24.000 tỉ đồng.
Sẽ thiếu điện gấp 2-3 lần! Về khả năng cung ứng điện mùa khô sắp tới, lãnh đạo EVN báo trước viễn cảnh có khả năng xấu hơn năm ngoái. Ông Đào Văn Hưng cho biết mùa khô năm 2010 chỉ thiếu hụt trên 1 tỉ kWh mà đã phải cắt điện gây bức xúc, trong khi năm nay khả năng thiếu hụt có thể lên đến 3-4 tỉ kWh, tức gấp 2-3 lần. |
Ông Nguyễn Phúc Vinh - tổng giám đốc Tổng công ty điện miền Bắc, đơn vị trực tiếp bán điện cho các tỉnh miền Bắc đến Hà Tĩnh - rất quan tâm đến khả năng cung ứng điện nhưng “quả thật chưa nhìn thấy khả năng cung ứng đủ cho mùa khô ở đâu”.
Theo ông Vinh, năm nay miền Bắc phải chịu thiếu điện trực tiếp, nghiêm trọng vì “năm trước nước các hồ thủy điện cùng thời điểm này nhiều hơn năm nay mà vẫn thiếu”. Trong khi đó, theo ông Vinh, với việc xả nước cho nông nghiệp, thủy điện Hòa Bình chỉ chạy đến cỡ tháng 3 là hết sạch nước, các thủy điện lớn khác như Thác Bà cũng vậy.
Ông Vinh cho rằng năm nay nếu muốn chống thiếu điện, sẽ cần trên 12.000 tỉ đồng để mua dầu đổ vào các nhà máy nhiệt điện mới giảm được thiếu hụt điện. “Riêng mùa khô năm 2011 cũng cần khoảng 5.400 tỉ đồng”. Ông Vinh nói hiện số tiền này không biết kiếm ở đâu ra vì đi vay thì ngân hàng không cho vay bởi khoản này chắc chắn không tạo ra lợi nhuận mà còn tạo ra lỗ. Ông Vinh đề nghị Chính phủ cần hỗ trợ bù khoản tiền trên.
Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia Lê Mạnh Hùng cũng kêu tổng công ty của ông “nguy cấp đến nơi rồi”. Ông Hùng phân tích giá điện thấp, tổng công ty của ông chỉ được trả chưa đến 70 đồng để truyền tải 1kwh điện nên hiện không có tiền để đầu tư.
Ông Hùng đề nghị nếu cho độc quyền truyền tải thì chỉ xin độc quyền khâu vận hành, chứ đầu tư thì đề nghị các công ty điện lực phải chung tay gánh vác. Ông Hùng cảnh báo “các anh cứ đầu tư nguồn phát điện mà không có đường dây truyền tải điện thì cũng vô nghĩa”.
Tăng giá và cắt điện
Trong báo cáo tổng kết của EVN, tập đoàn này thừa nhận hạn chế lớn nhất là chưa đảm bảo đủ điện, phải cắt điện gây bức xúc cho nhân dân và tổn thất điện năng còn cao hơn kế hoạch định ra. Đề cập giải pháp cho năm 2011, các lãnh đạo của EVN khi phát biểu đều chung một đề nghị: xin Chính phủ, Bộ Công thương cho tăng giá điện. EVN đề nghị Chính phủ chỉ đạo Quỹ bảo hiểm xã hội cho EVN vay 15.000 tỉ đồng để đầu tư nguồn điện, chỉ đạo các bộ ngành sớm hỗ trợ, bảo lãnh để EVN vay qua phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỉ USD.
Đặc biệt, báo cáo của EVN đề nghị Chính phủ cần tháo gỡ để EVN có gần 13.000 tỉ đồng để huy động khoảng 3,8 tỉ kWh điện chạy dầu phục vụ sáu tháng mùa khô năm nay. EVN cũng đề nghị các tỉnh thành lập ban chỉ đạo điều hành cung ứng điện và thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn nhằm công khai minh bạch khi cắt điện. Ban này sẽ do chủ tịch UBND làm trưởng ban, thành viên có cả đoàn đại biểu Quốc hội, sở công thương...
Ông Nguyễn Phúc Vinh thừa nhận ban chỉ đạo các địa phương không muốn “dây” vì phải chịu trách nhiệm khi cắt điện. Theo ông Vinh, hô hào tiết kiệm điện thực chất không được bao nhiêu nên đề nghị phải tính đến chuyện cắt điện các công ty ximăng, thép. Ông Vinh thừa nhận giải pháp chống thiếu điện năm 2011 chưa có gì mới, điện thì thiếu hơn nên phải có giải pháp cho tình huống “tai nạn”, nếu không thì không cách gì đảm bảo điện cho nhu cầu thiết yếu.
Ông Vinh cho biết điện dùng cho ximăng, thép rất lớn, riêng miền Bắc chiếm tới 10% tổng tiêu thụ điện của toàn bộ các ngành công nghiệp khác và điện sinh hoạt. Trong khi sản lượng thép, ximăng đã được nói đến vượt nhu cầu, ông Vinh đề nghị chỉ cần cắt giảm điện cho ximăng, thép 30% thì sẽ bớt phải dùng 5.400 tỉ đồng mua dầu để phát điện cho mùa khô 2011.
Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết Bộ Công thương sẽ sớm trình Chính phủ đề án giá điện mới, theo đó giá điện năm 2011 sẽ tiệm cận theo giá thị trường.
CẦM VĂN KÌNH
Việc đầu tư các nhà máy điện tràn lan, đầu tư các ngành nghề không đúng chức năng và đặc biệt không hiệu quả dẫn đến EVN bị nợ nần và chậm phát triển là hiển nhiên. Theo tôi cần sớm có một cuộc tổng thanh tra để đánh giá và tái cơ cấu lại ngành điện.
Hoàng Thanh Trúc
Khôi Lê
Đọc bài EVN đang ở chân tường! Tôi thấy EVN không đưa ra được giải pháp gì hết để tăng nâng suất, thời gian hoàn thành các dự án đang chậm tiến độ... mà chỉ thấy điệp khúc muôn thuở là lỗ nên tăng giá điện.
Cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất ở lĩnh vực điện là Bộ Công thương không thấy yêu cầu EVN giải trình các khoản lỗ, tình hình kinh doanh của đơn vị này mà lại đồng ý thì không biết chức năng giám sát, kiểm tra của Bộ này như thế nào?
Hồng Trung
Hoang Oanh
đức long
Ichi
kuibap
bạn đọc
TùnG
bạn đọc
á
Trước khi quyết định tăng giá điện, tôi đề nghị kiểm toán độc lập toàn bộ EVN. Hãy nhìn lại những đổi mới của các ngành viễn thông và nội vụ (bộ phận làm hộ chiếu) đã mang lại biết bao nhiêu thuận lợi cho dân. Tôi cực kỳ thất vọng với tư duy bảo thủ trì trệ của EVN. Tôi đề nghị Đảng nên làm quyết liệt, thay thế những con người như vậy, thay vào đó là những con người có tư duy và dám đổi mới cho Nhà nước và nhân dân được nhờ.
Với cơ cấu hiện nay, đừng nên nghĩ chỉ cần tăng giá điện thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Ở góc độ 1 nhà đầu tư tư nhân về năng lượng mặt trời, chỉ cần EVN cho phép các công trình này được phép nối với lưới điện như Singapore, Malaysia, Thái lan và Philippines đã và đang làm (tiếng Anh gọi là Feed in Tariff) thì giá thành đầu tư chỉ còn có 1/2. Thử hình dung lúc đó sẽ có biết bao nhiêu công ty tư nhân và các nhân tự bỏ tiền để làm mà chưa cần 1 đồng vốn nào của EVN. Các vị thử nghĩ lại xem nước ta đang ở vị trí nào trong khu vực (chứ chưa nói đến các nước tiên tiến trên thế giới, họ đã có cơ chế này từ 20-30 năm trước) trong việc đổi mới cơ chế đầu tư.
Nguyễn Đức Lộc
Ngày trước khi lên giá thì EVN và một số tập đoàn khác đem so sánh với giá thế giới. Dư luận phản ánh vì thu nhập của ta không bằng thế giới và chất lượng dịch vụ càng kém xa thế giới. EVN lên tiếng ca thán lần này với mục tiêu bức xúc và đầy tâm trạng hơn: không nâng giá sẽ thiếu điện.
Người dân chúng tôi từng phải khổ sở vì thiếu điện sinh hoạt, cơ sở sản xuất thiếu điện dẫn đến nhiều hệ lụy như bị hủy hay bồi thường hợp đồng, hàng hóa không cạnh tranh, mức sống công nhân thấp,...Điện thiếu hay lên giá chúng tôi chỉ biết kêu trời nhưng không thấu. EVN bị dồn đến "chân tường" nên buộc phải lên giá điện. Còn chúng tôi bị dồn đến "chân tường" mà chẳng biết làm gì chỉ biết è cổ ra mà trả tiền điện mà điện muốn cắt lúc nào cũng được. Không mua điện thì không khác nào muốn trở về thời kỳ đồ đá!
Đất nước mình bao giờ "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như mong ước của Bác Hồ đây nếu ngành điện cứ trì trệ mãi? Người dân chúng tôi mong lắm thay các cơ quan chức năng vào cuộc để trước mắt là giúp phát triển năng lượng đặc biệt là 2 ngành năng lượng sạch là phong điện và điện mặt trời. Sau đó là giám sát và kiểm tra việc cung cấp dịch vụ, chi tiêu của ngành mũi nhọn này. Đừng để tốn nhiều giấy mực khi bàn về vấn đề điện nữa!
Uyên Mỹ Tho
Đức Huy
Bạn đọc Cần Thơ
Đào Văn Chánh
Trần Vinh
Hai minh
bạn đọc
á
Trước khi quyết định tăng giá điện, tôi đề nghị kiểm toán độc lập toàn bộ EVN. Hãy nhìn lại những đổi mới của các ngành viễn thông và nội vụ (bộ phận làm hộ chiếu) đã mang lại biết bao nhiêu thuận lợi cho dân. Tôi cực kỳ thất vọng với tư duy bảo thủ trì trệ của EVN. Tôi đề nghị Đảng nên làm quyết liệt, thay thế những con người như vậy, thay vào đó là những con người có tư duy và dám đổi mới cho Nhà nước và nhân dân được nhờ.
Với cơ cấu hiện nay, đừng nên nghĩ chỉ cần tăng giá điện thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Ở góc độ 1 nhà đầu tư tư nhân về năng lượng mặt trời, chỉ cần EVN cho phép các công trình này được phép nối với lưới điện như Singapore, Malaysia, Thái lan và Philippines đã và đang làm (tiếng Anh gọi là Feed in Tariff) thì giá thành đầu tư chỉ còn có 1/2. Thử hình dung lúc đó sẽ có biết bao nhiêu công ty tư nhân và các nhân tự bỏ tiền để làm mà chưa cần 1 đồng vốn nào của EVN. Các vị thử nghĩ lại xem nước ta đang ở vị trí nào trong khu vực (chứ chưa nói đến các nước tiên tiến trên thế giới, họ đã có cơ chế này từ 20-30 năm trước) trong việc đổi mới cơ chế đầu tư.
Nguyễn Đức Lộc
Ngày trước khi lên giá thì EVN và một số tập đoàn khác đem so sánh với giá thế giới. Dư luận phản ánh vì thu nhập của ta không bằng thế giới và chất lượng dịch vụ càng kém xa thế giới. EVN lên tiếng ca thán lần này với mục tiêu bức xúc và đầy tâm trạng hơn: không nâng giá sẽ thiếu điện.
Người dân chúng tôi từng phải khổ sở vì thiếu điện sinh hoạt, cơ sở sản xuất thiếu điện dẫn đến nhiều hệ lụy như bị hủy hay bồi thường hợp đồng, hàng hóa không cạnh tranh, mức sống công nhân thấp,...Điện thiếu hay lên giá chúng tôi chỉ biết kêu trời nhưng không thấu. EVN bị dồn đến "chân tường" nên buộc phải lên giá điện. Còn chúng tôi bị dồn đến "chân tường" mà chẳng biết làm gì chỉ biết è cổ ra mà trả tiền điện mà điện muốn cắt lúc nào cũng được. Không mua điện thì không khác nào muốn trở về thời kỳ đồ đá!
Đất nước mình bao giờ "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như mong ước của Bác Hồ đây nếu ngành điện cứ trì trệ mãi? Người dân chúng tôi mong lắm thay các cơ quan chức năng vào cuộc để trước mắt là giúp phát triển năng lượng đặc biệt là 2 ngành năng lượng sạch là phong điện và điện mặt trời. Sau đó là giám sát và kiểm tra việc cung cấp dịch vụ, chi tiêu của ngành mũi nhọn này. Đừng để tốn nhiều giấy mực khi bàn về vấn đề điện nữa!
Uyên Mỹ Tho
Đức Huy
Bạn đọc Cần Thơ
Đào Văn Chánh
Trần Vinh
Hai minh
Trần Võ Vương
Nếu các bạn có dịp quan sát sẽ thấy, các hệ thống chiếu sáng có nhiều phi lý, chỗ cần sáng thì tối thui (điển hình 1 số công viên, ánh sáng đèn rất khiêm tốn), còn chỗ ít cần thì sáng tối đa (đường cao tốc quá sáng như ban ngày) … tại sao vận động dân hãy tiết kiệm, mà các ngành chức năng vẫn xài sang?
Đọc xong bài viết “EVN đang ở chân tường” tôi thấy quá ngạc nhiên và khó hiểu quá, phải nói là chân móng thì đúng hơn, vì chắc chắn rằng sự độc quyền của EVN đã nắm chắc phần lợi nhuận khổng lồ rồi. Hóa ra vì độc quyền nên lộng hành vòi vĩnh “ai chết thì ráng chịu”, “ai nóng nực biết liền” hay sao?
EVN đã can đảm nói rằng mình đang ở thế “chân tường” à ? Thử nghĩ coi, xuất phát từ 5 năm về trước, năm 2005 (EVN Telecom) đem 3.000 tỷ đồng dôi dư từ ngành điện để phát triển mạng di động CDMA, rồi đến nay đã bao nhiêu tỷ đồng rồi?
Đồng ý là đầu tư lĩnh vực khác để phát triển cũng cố cho điện, nhưng EVN trả lời dùm dân đi: số tiền lãi từ các lĩnh vực khác đi đâu mất rồi? Báo chí cũng nói hoài mà, thủy điện mọc như nấm, tức là nhiều nguồn cung cho EVN để tạo ra điện cho quốc gia nhưng tại sao EVN vẫn la ó hoài? Cứ ca cẩm thiếu điện, lỗ nhiều quá mà cứ đem tiền đổ vào lĩnh vực trái nghề để đòi tăng giá điện, đòi Chính phủ bù lỗ tiền, làm đủ trò nhưng EVN không có 1 giải trình nào, hoặc giải pháp nào thuyết phục mọi người về việc tăng giá của mình.
MINH QUANG
trần thị xuân hiền
Trần Ngọc Thành
tâm phúc
HUỲNH HIẾU
Nguyễn
Nguyễn Trường Giang
Kính chào "ông" EVN ! Cứ đến mỗi độ năm mới thì người dân chúng tôi lại được nghe "điệp khúc" muôn thuở của "ông" về thiếu điện. Chán hơn nữa và thất vọng hơn nữa khi "điệp khúc" cất lên là kèm theo bao lời than phiền, bao lời kể khổ mà đáng lẽ ra người than phiền và kể khổ phải là chúng tôi mới đúng.
Thưa "ông"!
Tôi không hiểu cách làm của "ông" thế nào mà để tình hình cục diện mãi vẫn chưa thay đổi, phải chăng ở cách đầu tư dự án thủy điện một cách tràn lan và vô tội vạ. Nếu tôi không nhầm thì khắp trên lãnh thổ Việt Nam này không có nơi nào mà không có mặt của "ông" và có tỉnh "ông" đầu tư cả vài chục dự án thủy điện là chuyện bình thường. Hiệu quả đầu tư tràn lan của "ông" lâu nay chưa thấy mà toàn chỉ thấy rừng và núi bị xẻ, bị băm nát không thương tiếc để rồi cuối cùng miền xuôi phải lãnh đủ, phải khốn đốn vì lũ lụt và hạn hán mà nguyên nhân trong đó có "công lao" của "ông" rất lớn. Hãy nghĩ lại xem "ông" E-V-N nhé!
Người bạn của "ông" E-V-N
Hồ Đức Ái
Lê Mai
1. EVN than lỗ mà vẫn đầu tư vào các ngành khác.
2. EVN than lỗ mà thưởng cuối năm nhiều gấp 4,5 lần so với thu nhập bình quân của người lao động khác.
3. Giá điện đã tăng, tăng thêm giá thuê cột điện vậy vẫn than lỗ, vì sao?
Cẩm Chướng
Lê Hùng Dũng
hô hiên tai
Xin có mấy kiến nghị:
- Cần tiến hành ngay việc thanh tra, kiểm tra hoặc kiểm toán đối với ngành điện để xem lỗ từ đâu: do đầu r a- đầu vào; do chi phí quản lý, tiền lương; do đầu tư tràn lan không hiệu quả...
- Nếu chỉ chủ yếu là tăng giá và cắt điện thi cần xem lại năng lực và trình độ của lãnh đạo của ngành điện vì các giải pháp này quá dễ làm; tôi xin phép làm lãnh đạo ngành điện cũng được.
- Nếu tăng giá điện cho "bằng giá của khu vực" thì xin đề nghị cũng sớm làm sao tăng thu nhập của người dân lên cho tương đương một số nước của khu vực và có dám áp dụng biện pháp mà Thái Lan vừa thực hiện cho miễn tiền điện cho các hộ tiêu thụ điện dưới 90 kwh / tháng hay không.
nguyễn minh kháng
Bùi Nam Quân
Mai Quang Huy
Lê Kim Duy
Tôi hoàn toàn đồng ý với "Bạn đọc" vì tăng giá điện không thể sinh ra điện mà mất thêm điện. Ví dụ như mỗi tháng nhà bạn tiêu thụ khoảng 200KW nhưng trong tháng cúp điện có khi tăng lên 250KW, như vậy cách này EVN đã thu thêm bao nhiêu cho mỗi tháng.
Nhiều bạn sẽ thắc mắc không biết tại sao mức tiêu thụ điện lại tăng, là do các thiết bị lạnh trong nhà. Tôi nghỉ không ra là tại sao EVN lại lỗ, khi sử dụng nguồn nước không phải trả tiền cho ai cả. Mọi người đều biết lương của cán bộ ngành điện cao ngất ngưỡng, nhất là tiền thưởng. Vậy việc tăng giá điện hay đòi
Chính phủ rót thêm tiền để làm gì? Sao không giảm biên chế? Sao không xem lại mức lương? Sao các bác bất tài thế? Người bất tài sao lại hưởng lương cao thế? Làm không được thì để người ta cạnh tranh công bằng để cho người dân có lợi. Thấy ngành viễn thông không? Khi có sự cạnh tranh thì cước phí giảm hẳn.
Bất Bình
Một điều chắc chắn rằng từ 3-5 năm tới Việt Nam luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu điện vào mùa khô, mùa hè. Vì thế, bà con cứ chuẩn bị tinh thần mà "chịu trận" đi. Để giải quyết tình trạng này trong tương lai (trung hạn) cần có các giải pháp sau:
1. Tăng nguồn cung: Rõ ràng EVN phải có chiến lược để thúc đẩy tiến độ các nhà máy thủy điện và đặc biệt là nhiệt điện đang châm trễ để đảm bảo thiếu hụt. Đồng thời thúc đẩy tăng cường cac nguồn khác từ năng lượng tai tạo và giải pháp nhập khẩu điện năng từ các quốc gia láng giềng.
2. Giảm nhu cầu: Có 2 giải pháp - một mặt nhà nước cần điều chỉnh, cân bằng việc tiêu thụ điện năng của các ngành kinh tế khác (đặc biệt là các công nghiệp tiêu tốn điện năng). Theo đó, không nhất thiết phải xây dựng quá nhiều nhà máy, khu công nghiệp trong thời gian tới. Mặt khác cả nhà nước và người dân cần tăng cường các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Việc tăng giá điện là cần thiết trong bối cảnh hiện nay để đảm bảo vốn đầu tư và tránh việc nhà nước phải bù lỗ quá nhiều. Tuy nhiên, cần có chính sách xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Theo đó, cần tăng mạnh giá điện cho các hoạt động sản xuất và tăng nhẹ đối với việc sử dụng của hộ gia đình theo bậc thang.
Pham Nguyen
Câu này nghe quen quá, và cứ hàng năm lại phải nghe kêu ca thiếu điện. Vậy đến bao giờ mới đủ điện? Thôi kệ, tội cho EVN quá! Nếu tình hình này hoài thì cũng khổ cho EVN. Dân mình ráng "cày" mỗi người chút ít thì EVN cũng qua khó khăn thôi mà! Thời buổi này mà điên đóm cứ như chơi đỏ đen: Hoặc là EVN "lỗ", hoặc là ta "chịu"!
Phạm Minh Lý
mai hồng hoa
NGUYỄN VĂN HÙNG
phongsell
NGUYỄN VIẾT TRÃI
vanchien
minh tân
phùng bá hùng
Nguyễn Hoàng
bạn đọc
Trọng Tài
Việt
Thật không hiểu nỗi ngành điện lực VN đang điều hành quản lý như thế nào, mà hở cái là đòi tăng giá điện hở cái là đòi tăng giá. Nhớ lần gần đây nhất khi Bộ công thương phê chuẩn kế hoạch tăng giá điện của ngành điện lực đã có rất nhiều ý kiến phản hồi tuy nhiên với giải trình của các cơ quan có thẩm quyền là một chương trình tăng giá có kế hoạch và đảm bảo không ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội... vậy mà giờ đây ông Điện lực mình lại than "lỗ" là sao không hiểu nỗi.
Điện là ngành độc quyền giá cũng do ngành điện lực quyết định, đã có kế hoạch tăng giá rồi và giá cũng đã tăng rồi vậy mà bây giờ vẫn than lỗ và đòi tăng nữa thì thử hỏi khả năng hoạch định của Điện lực mình như thế nào đây?
Với lại việc cần thiết bây giờ là xã hội hóa ngành điện để nó được cạnh tranh công bằng trong kinh doanh Điện, đầu tư vào ngành điện, bảo đảm sẽ không còn kiều than thở như vậy nữa và người dân sẽ đỡ khổ sở hơn rất nhiều khi được hưởng giá điện cạnh tranh và Chính phủ cũng sẽ tiết kiệm được một khoản ngân sách khổng lồ đầu tư cho ngành điện khi mà.
Hiệu quả của việc đầu tư này không thể biết được. Thiết nghĩ một con đường tất yếu mà Việt Nam ta cần bước để giải quyết triệt để tình hình hiện nay thì không có lý do gì mà ta không làm.
Huỳnh Nhựt Thông
Ở nước ta ai cũng sợ ông Điện, nếu làm điều gì không phải với ổng thì coi như chuyển về sống thời kỳ đồ đá... còn ổng thích cúp lúc nào hay cúp ở đâu là quyền của Ổng. Nhớ thời xưa có ông nhà mạng điện thoại cũng vậy nhưng may nhờ có mấy anh nhà mạng khác ra đời nên góp phần xóa bỏ độc quyền.
Hôm nay gọi 60 phút chỉ tốn 1000 đồng so với giá cước của những năm 2004 trở về trước thì chỉ những ai có bệnh tâm thần mới dám mơ. Ước gì có vài anh cũng làm điện như thế cho dân ta nhờ nhỉ? Chứ để ổng có tiền ổng lại đầu tư resort thì nguy...
XuanDieu
Lại than vãn là thiếu vốn, thiếu này thiếu kia để rồi ... thiếu điện! Lãnh đạo EVN sao không tự nghĩ lại đi, mấy năm trước đem tiền, đem vốn đi đầu tư vào bất động sản, rồi vào cả viễn thông, để rồi bây giờ lại kêu thiếu vốn?
Rồi bắt người dân phải lãnh đủ khi cứ đòi tăng giá điện. Mà tăng giá điện thì có giải quyết được chuyện thiếu điện đâu! Hãy nhìn cách xài tiền của ngành điện là biết chuyện thiếu vốn có phải là sự thực không?
Tại địa phương tôi, có mấy lần tổ chức thi đấu môn bóng đá. Đội bóng của ngành điện lực tập trung trước cả chục ngày, thuê hẳn khách sạn hạng sang cho ở, chi phí tổng cộng cả trăm triệu đồng. Trong khi hầu hết các đội tham gia chi phí chỉ tốn vài triệu. (Giải tưởng thì cũng chỉ vài triệu đồng)... EVN thiếu vốn là do những việc làm như thế đó!
Đoàn Việt Khánh
Năm nào cũng than lỗ nhưng cuối năm công nhân viên ngành điện lực đều được thưởng tết rất cao. Thật ra chuyện lỗ lời chỉ một mình EVN biết mà thôi, sao không để thanh tra Nhà nước vào cuộc trong chuyện này... Còn chuyện thiếu điện là điệp khúc quen thuộc của của họ, nói hoài không biết ngượng...
Là một ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất của nền kinh tế nước nhà nhưng lãnh đạo của EVN không có tầm nhìn xa trông rộng để khắc phục tình hình mà chỉ biết nhờ thế độc quyền để đổ mọi gánh nặng lên vai người dân.
Bất cứ một mặt hàng gì mua nhiều đều được giảm giá, còn riêng điện, nước (là 2 sản phẩm độc quyền) thì sao? Mua nhiều thì càng đắt, nghĩ có đáng nực cười không? Các vị than trời trách đất, kể lể dong dài sao không biết ngượng với chính bản thân mình vậy hả ÔNG ĐỘC QUYỀN EVN...
MINH NHỰT
Hoàng Hùng
Cứ đến hẹn lại lên giá ai mà chịu cho thấu, giá điện lên kèm theo mọi cái đều lên cụ thể là năm 2010 giá cả leo thang đến chóng mặt. Do năng lực của EVN quá kém hay do lòng tham quá lớn? Kinh doanh một mình một chợ mà năm nào cũng kêu lỗ thì không hiểu nổi.
Tôi cật lực phản đối việc tăng giá điện vì không phải chỉ có giá điện tăng mà kèm theo đó là hệ luỵ tất yếu của việc giá cả tăng vọt ở mọi mặt. Đời sống của người dân đen còn nhiều khó khăn đừng làm cho khó khăn thêm nữa.
nguyentuyen
Năm nào EVN cũng báo cáo thiếu điện và lỗ vốn là sao? Mà tôi thấy lương + thưởng của nhân viên điện lực cao lắm mà. Ai học điện cũng ước mơ vào làm cho EVN mà. Như vậy thì có lời đấy chứ.
EVN yêu cầu tăng giá điện là chính đáng, nhưng mức thu nhập bình quân của dân mình còn thấp nên chính phủ nên tính lại. Năm 2011 là năm của môi trường, hãy đầu tư vào năng lượng sạch - năng lượng mặt trời.
Nguyễn Điện
Nguyễn Văn Thuận
hai
huỳnh thảo
Ngành điện kêu thiếu điện do thiếu nước. "Theo ông Vinh, năm nay miền Bắc phải chịu thiếu điện trực tiếp, nghiêm trọng vì “năm trước nước các hồ thủy điện cùng thời điểm này nhiều hơn năm nay mà vẫn thiếu”. Trong khi đó, theo ông Vinh, với việc xả nước cho nông nghiệp, thủy điện Hòa Bình chỉ chạy đến cỡ tháng 3 là hết sạch nước, các thủy điện lớn khác như Thác Bà cũng vậy".
Vậy có ai còn nhớ đến các vụ xả lũ của các nhà máy thủy điện vào tháng 10 và tháng 11 làm thiệt hại biết bao của cải và tính mạng con người. Vậy thử hỏi biện pháp để giữ nước phục vụ sản xuất của ngành điện quá kém và dở hơi. Tôi nghĩ có bao nhiêu nhà máy thủy điện xây dựng lên thì vẫn cứ thiếu theo cái cách quản lý này. Người dân chúng tôi càng nghe càng thấy chán và bất mãn vì những biện minh thiếu cơ sở như vậy.
Hoàng Tùng
Vũ Văn Hưng
Nguyen phuong
Lê Phúc
bạn đọc
khicon
Lê Anh
Lý giải về việc phải tăng giá điện để giải quyết thiếu điện của EVN là không thuyết phục. Bài ca "tăng giá" EVN ca hoài mà không thấy chán vì nó làm lợi cho EVN. Tăng giá nhưng điện vẫn thiếu. Liệu tăng giá đến bao giờ thì điện hết thiếu liệu EVN có đảm bảo điều này không? EVN bảo là họ đang ở "chân tường" vì thiếu tiền.
Nếu EVN thiếu tiền tại sao lại đầu tư sang các lĩnh vực khác như viễn thông, resort,...và tiền thưởng cho nhân viên vào các dịp lễ, Tết mà các ngành khác như y tế, giáo dục,... mơ cũng không thấy? Các lĩnh vực khác mà EVN đầu tư chưa thu được lợi nếu không muốn nói là lỗ vốn và người dân đang gánh vác số tiền lỗ lã ấy thay EVN qua việc trả tiền điện tăng liên tục! EVN cho rằng mình đang ở "chân tường" nhưng ai dồn EVN vào "chân tường" ấy hay chính EVN? Tôi cho rằng EVN đang ở vị trí cực tốt: đó là độc quyền và muốn làm gì thì làm.
Đàm Thị Xuân Uyên
VŨ XUÂN KHÁNH
Hoàng Kim Cương
Ngành điện luôn luôn báo lỗ và thiếu vốn. Nhưng ngành điện cũng là người có nhiều vốn đầu tư ngoài ngành, và lương thưởng ngành điện vẫn ở mức khủng. Cần phải phá vỡ thế độc quyền, cần công khai hóa và thực hiện kiểm toán triệt để ngành điện. Lúc đó toàn dân sẽ dễ dàng chấp nhận và góp sức phát triển ngành điện.
Người dân khó chấp nhận góp tiền cho ngành điện để họ đầu tư sinh lợi ở các ngành nghề khác, trong khi người dân vẫn thiếu điện. Và càng khó chấp nhận giá điện tăng cao trong khi lương thưởng ngành điện vẫn cao ngất ngưởng.
Quang Vinh
Tôi thấy việc EVN chỉ biết kêu lỗ và đề nghị Chính phủ cho tăng giá điện là chưa thỏa đáng vì:
- EVN không đưa ra được một biện pháp nào hữu hiệu cho việc sản xuất tăng sản lượng điện.
-Việc tăng giá điện liệu có bù lỗ được các khoản mà EVN kêu lỗ không hay là việc để chậm tiến độ các dự án điện, về mặt hiệu quả kinh tế còn gây lỗ rất nhiều lần.
- Việc thiếu nước ở các hồ thủy điện đâu phải cứ đổ cho ông trời được mà do qui hoạch các dự án điện chưa thực sự mang tính ổn định lâu dài, đó là chưa nói đến việc tác động xấu đến môi trường. Có những khu vực trên một dòng sông có đến 4-5 nhà máy thủy điện lớn nhỏ thì chắc chắn việc " Thượng nguồn tích nước hạ điền khan" là tất nhiên. EVN cần phải có chiến lược phát triển nguồn điện một cách bền vững và nghiêm túc xem xét lại việc mình làm.
PHẠM BẰNG ĐOÀN
- Sent using Google Toolbar"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét