Cuộc chiến tại Libya chưa có hồi kết

VOV News:

Cập nhật lúc : 6:00 PM, 15/04/2011

(VOV) - Các cuộc không kích của liên quân gần một tháng qua vẫn chưa đem lại sự thay đổi cán cân sức mạnh tại Libya.

Tại Libya, chiến sự vẫn diễn ra quyết liệt, trong khi các nước NATO tiếp tục bị chia rẽ và bất đồng về hoạt động của khối này trong kế hoạch lập vùng cấm bay tại Libya.

Căng thẳng tiếp tục leo thang tại thành phố Misrata. Lực lượng chống Chính phủ tuyên bố ít nhất 13 người thiệt mạng và khoảng 50 người bị thương trong các cuộc giao tranh ngày 14/4. Trong khi đó, kênh truyền hình Al-Libyaya đưa tin các máy bay của NATO đã không kích các mục tiêu ở thủ đô Tripoli và đã có dân thường bị thương vong.

Chiến sự ác liệt tại Libya (Ảnh: Reuters)

Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen ngày 14/4 một lần nữa khẳng định mục tiêu cuối cùng của các cuộc không kích là bảo vệ dân thường Libya.

“Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ nhân dân Libya. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để tránh không gây tổn hại đến dân thường, hành động với sự cẩn trọng cao nhất để không ngây nguy hại đến người dân Libya” – Ông Rasmussen nói.

Các nước NATO hiện vẫn bị chia rẽ và bất đồng về hoạt động của khối này trong kế hoạch lập vùng cấm bay tại Libya. Sau hơn ba tuần tiến hành các cuộc ném bom, bắn phá các cơ sở, lực lượng NATO chưa thể ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Chính phủ Libya để giành lại các thành phố bị phe đối lập chiếm giữ.

Tổng Thư ký NATO Rasmussen khẳng định, NATO đã rất nỗ lực với khả năng hiện có, nhưng phe đối lập tại Libya “không thể thắng được” lực lượng của Nhà lãnh đạo Gaddafi.

Trong khi đó, Anh và Pháp chỉ trích NATO “hành động chưa đủ mạnh” và thúc giục khối này tăng cường hơn nữa các cuộc tiến công Chính phủ Libya.

Chỉ có 6 trong tổng số 28 nước thành viên NATO đang tiến hành các cuộc không kích tại Libya, trong đó một nửa là do quân đội Pháp và Anh thực hiện. Nội bộ phe đối lập tại Libya cũng bị chia rẽ sau khi bị mất quyền kiểm soát ở một số thành phố gần sào huyệt Bengazi. Người phát ngôn của phe đối lập mới đây lên tiếng kêu gọi NATO đẩy mạnh chiến dịch không kích chống Chính phủ Gaddafi. Trước đó, phe này bác bỏ kế hoạch ngừng bắn do Liên minh châu Phi đề xuất.

Trong khi ngày càng có nhiều dân thường thiệt mạng trong các cuộc giao tranh và nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại khu vực, cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi ngừng bắn tại Libya, khẳng định tầm quan trọng của một thỏa thuận ngừng bắn nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Libya cũng như bảo đảm các quyền của người dân nước này.

Cũng trong ngày 14/4, một chiếc phà của Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) đã cập cảng thành phố Misrata để sơ tán khoảng 800 công dân nước ngoài và giao hàng cứu trợ nhân đạo. Trước đó, hai chiếc thuyền khác của Tổ chức Di trú quốc tế đã tới Misrata để sơ tán khoảng 2.000 người.

Theo ước tính, hiện có khoảng 6.500 người nước ngoài đang mắc kẹt tại Misrata, trong đó có hơn 4.000 công dân Ai Cập. Tuy nhiên, Chính phủ Libya cho biết hải cảng ở Misrata, cửa ngõ duy nhất để lực lượng đối lập tiếp cận với thế giới bên ngoài, là "khu vực nguy hiểm" và bất cứ chiếc tàu nào muốn cập cảng này phải được sự chấp thuận của chính quyền./.

Thu Hoài



Con gái ông Gaddafi thách thức phương Tây

Thứ Sáu, 15/04/2011 19:01

(NLĐO)- Từ đại bản doanh Bab Al-Aziziyah ở thủ đô Tripoli, nơi từng hứng chịu cuộc dội bom của Mỹ đúng 25 năm trước đây, con gái "rượu" của đại tá Gaddafi lên tiếng thách thức: Các cuộc không kích của phương Tây đã không đè bẹp được Libya trước đây và giờ đây Libya cũng không thể bị đánh bại.
Cô con gái Aisha giơ nắm tay phải lên đầy thách thức khi đưa ra lời tuyên bố trên trước đông đảo người ủng hộ sáng sớm hôm 15-4.
Aisha Gaddafi
“Năm 1911, Ý đã giết ông tôi trong một cuộc không kích và giờ họ lại đang cố gắng giết cha tôi. Chúa trời trừng phạt tay họ” - Aisha Gaddafi lớn tiếng.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế, vị lãnh đạo 42 năm này của Libya cũng không ít lần đụng độ với phương Tây.
Trong những năm 1980, đại tá Gaddafi được coi là người bảo trợ của một nhóm binh lính và một tổ chức bí mật Libya chịu trách nhiệm vụ đánh bom hôm 5-4-1985 ở Berlin - Đức, khiến 2 binh lính Mỹ thiệt mạng. 10 ngày sau, các chiến đấu cơ của Mỹ tấn công Benghazi và Tripoli, trong đó có đại bản doanh Bab Aziziyah của ông Gaddafi. Hàng chục người Libya thiệt mạng trong cuộc không kích này. Khu vực bị tấn công này hiện đã được ông Gaddafi biến thành bảo tàng chứ không sửa sang lại.
Đáp lại lời hô hào của cô con gái “rượu” của ông Gaddafi được phát trực tiếp trên truyền hình, nhân kỷ niệm 25 năm vụ không kích của Mỹ nhằm vào khu phức hợp gồm cả các doanh trại quân đội này đêm 14, rạng sáng 15-4, đông đảo người ủng hộ hô vang khẩu hiệu: "Thánh Allah, Moammar và Libya muôn năm" và “Nhân dân muốn đại tá Moammar tiếp tục lãnh đạo”.
Aisha phát biểu: “Hãy nhìn lại quá khứ, khi tôi còn là một đứa trẻ 9 tuổi, một trận mưa bom và tên lửa dội xuống dữ dội. Họ cố gắng giết tôi, và họ đã cướp đi sinh mạng nhiều em bé ở Libya”.
"Giờ đây, sau 25 năm, lại là tên lửa và bom đạn dội vào đầu những em thơ. Nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ bị khuất phục”, cô nói thêm.
Trước đó đài truyền hình nhà nước Libya cho hay chiến đấu cơ NATO vẫn tiếp tục không kích Tripoli.
Tại cuộc họp ở Doha vào ngày 13-4 vừa qua, nhóm các cưo72ng quốc phương Tây và các quốc gia Trung Đông đã lần đầu tiên kêu gọi ông Gaddafi từ chức.
Tuy nhiên, theo Aisha, yêu cầu cha cô từ chức là sự xúc phạm tới toàn bộ người Libya bởi ông đã ở trong trái tim của mọi người Libya.
Thu Hằng (Theo AP)


XãLuận.com Tin Nóng:

( theo DVT )

Chính sách hai mặt của Mỹ và NATO tại Libya

Mỹ và NATO vừa tuyên bố không kích để “bảo vệ dân thường” và “hậu thuẫn cho lực lượng nổi dậy”, mặt khác dường như lại đang bỏ rơi họ.


Chính sách hai mặt của Mỹ và NATO tại Libya shopping entertainments
ảnh minh họa

Liên quân phương tây ban đầu tấn công vào Libya nhằm thực thi lệnh ngừng bắn đã được LHQ thông qua. Tuy nhiên ngay từ đầu mục đích của các đội quân phương Tây này luôn là dấu hỏi lớn. Một mặt, họ chống lại lực lượng ủng hộ Đại tá Gaddafi, mặt khác cũng "không mặn mà" với lực lượng nổi dậy. Thậm chí NATO và phiến quân nổi dậy còn có những lời cáo buộc nhau trong các cuộc “không kích nhầm” trước đây.

Mỹ và liên quân nhiều lần tuyên bố không vũ trang cho phe nổi dậy. Họ cho rằng tổ chức của quân nổi dậy tại Libya vẫn còn quá rời rạc và chia rẽ trong khi thành phần tham gia lực lượng này không rõ ràng. Phương Tây thậm chí còn e ngại trong lực lượng quân nổi dậy sẽ có nhiều kẻ khủng bố từ mạng lưới al – Qaeda trà trộn vào. Và như vậy, nỗi lo sợ “gậy ông đập lưng ông” lại có nguy cơ hiện diện khi Mỹ đã từng đào tạo đội quân của Bin Laden trong cuộc chiến chống lại Liên Xô trước đây và phải lãnh hậu quả sau này.

Các cơ quan tình báo phương Tây càng tìm hiểu về quân nổi dậy Libya, họ càng tin rằng đây là một lực lượng vô tổ chức không có hy vọng và không có khả năng tập hợp được rộng rãi quần chúng trong tương lai trước mắt.

Đội quân của phe nổi dậy chỉ mới được hình thành từ giữa tháng 2 đến nay. Điều đó khiến các chuyên gia thuộc chính phủ Mỹ cho rằng, sẽ phải mất nhiều năm để đào tạo và huấn luyện lực lượng này mới có thể đương đầu được với đội quân chuyên nghiệp của ông Gaddafi. Sự yếu kém của quân nổi dậy thời gian vừa qua cũng bộc lộ rõ, bất cứ khi nào cường độ không kích của NATO giảm xuống, quân chính phủ Libya tổ chức phản công, thì lực lượng nổi dậy đều phải chịu tổn thất nặng nề.

Theo các quan chức Mỹ và châu Âu, viễn cảnh thực tế ở Libya sẽ là tình trạng bế tắc kéo dài giữa quân nổi dậy được hậu thuẫn bởi các cuộc không kích của NATO và lực lượng trung thành với Tổng thống Gaddafi.

“Trong giai đoạn bế tắc này, không bên nào có thể đánh bại được bên kia và cả hai đều nhất quyết không chịu nhượng bộ những lợi ích cơ bản”, một quan chức Mỹ theo dõi sát tình hình cuộc xung đột ở Libya nhận định.

Theo ông này, "phe đối lập Libya cần thời gian để làm những việc họ cần làm, đó là việc thành lập một chính phủ, đưa các nhân vật đối lập quan trọng gắn kết lại với nhau, đi chung cùng một con đường và xây dựng một thế hệ lãnh đạo mới". Trong khi đó quân đội chính phủ cũng sẽ được củng cố khi vẫn có đông đảo quần chúng còn ủng hộ chế độ.

Ngoài ra, còn có một dấu hiệu khác chứng tỏ, Mỹ và NATO sẽ hạn chế giúp quân nổi dậy Libya khi lực lượng này hôm qua 14/4 tuyên bố ông Gaddafi phải ra đi nhưng liên quân sẽ không dùng vũ lực để buộc ông này phải từ chức.

Mỹ và NATO đã nhất trí về cơ bản là nhà lãnh đạo Gaddafi phải ra đi. Tuy nhiên liên quân sẽ không phải là người lật đổ ông này. Nếu tình hình diễn tiến theo chiều hướng đó thì quân nổi dậy Libya sẽ rơi vào tình thế rất khó khăn.

Gửi vào 15/04/11 20:08

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét