Quân nổi dậy Libya chỉ trích NATO không hỗ trợ đủ cho họ trên chiến trường.
Thứ trưởng Khaled Kaim cũng lên án cộng đồng quốc tế cho phép lực lượng nổi dậy triển khai máy bay, bất chấp lệnh cấm bay do nghị quyết 1973 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc áp đặt đối với Libya.
“Quân nổi dậy rõ ràng đã vi phạm nghị quyết 1973, liên quan đến vùng cấm bay. Quân nổi dậy đã sử dụng 2 chiếc trực thăng Chinook và chúng đã bị bắn hạ”, gần các cơ sở dầu mỏ ở miền đông Brega, ông cho hay.
Hiện phía quân nổi dậy chưa lên tiếng về vụ việc, song các phóng viên tại khu vực hôm qua đã thấy ít nhất một máy bay trực thăng tấn công có vẻ như là chiến đấu cho quân nổi dậy.
Hầu hết các máy bay do người Libya, dù là lực lượng chính phủ hay nổi dậy, sử dụng đều do Nga sản xuất. Tuy nhiên, Libya cũng có 20 chiếc máy bay động cơ kép của Mỹ.
Hiện lực lượng chính phủ Libya vẫn sở hữu hầu hết các máy bay quân sự. Quân nổi dậy sở hữu vài chiếc khi một số đơn vị không quân ở miền đông bỏ sang hàng ngũ của phe này.
NATO, nhóm thiết lập vùng cấm bay, cho biết họ đang áp dụng nghị quyết 1973 đối với cả hai phe, quân chính phủ và nổi dậy. Hôm qua, họ đã chặn một chiếc chiến đấu cơ MiG-23 của quân nổi dậy và buộc nó phải hạ cánh xuống sân bay.
Trong khi đó, lực lượng NATO cho hay hiện vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc không kích nhằm vào lực lượng của ông Gadhafi, và đã phá hủy 17 xe tăng cùng 9 xe cơ giới khác.
Lực lượng nổi dậy Libya chỉ trích NATO không hỗ trợ đủ cho họ trên chiến trường khi lực lượng chính phủ tiếp tục tiến về miền đông.
Hôm qua, khi lực lượng nổi dậy cố gắng tiến về phía thành phố dầu lửa Brega, họ đã bị lực lượng chính phủ chặn, buộc phải lui trở lại cố thủ ở thành phố Ajdabiya, một thành phố lớn ở miền đông. Cuối ngày hai bên vẫn tiếp tục chiến đấu trên các tuyến phố.
Phan Anh
Theo AP* Ít nhất 62 người thiệt mạng và 360 người bị thương hôm 8.4
Trong lúc chiến sự xảy ra tại Libya, biểu tình lại dâng cao ở các nước Ả Rập khác, khiến hàng chục người thiệt mạng.
Giữa lúc thế giới tập trung theo dõi chiến sự tại Libya thì tình hình biểu tình ở Syria, Yemen, Ai Cập, Bahrain vẫn tiếp diễn. Làn sóng xuống đường đã đồng loạt diễn ra hôm 8.4 khiến thế giới Ả Rập rúng động. Tại Syria, hàng chục ngàn người đã biểu tình ở thành phố miền nam Deraa và nhiều thành phố khác nhằm kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad cải cách dân chủ, theo AFP. Nhiều người biểu tình ném đá trong khi lực lượng an ninh đáp trả bằng đạn cao su và đạn thật.
Reuters dẫn thông cáo của Tổ chức Nhân quyền quốc gia Syria cho hay lực lượng an ninh đã bắn chết 30 người biểu tình ở Deraa và 7 người tại một số khu vực khác. Các nhân chứng cho biết lực lượng an ninh hôm qua tiếp tục bắn đạn thật và xịt hơi cay vào hàng trăm người tại thành phố Latakia, khiến nhiều người bị thương và có thể có người chết. Giới chức Syria thì cáo buộc các nhóm vũ trang gây ra vụ bạo động hôm 8.4 đã bắn vào lực lượng an ninh và dân thường, khiến 19 cảnh sát thiệt mạng, theo Hãng thông tấn SANA. Bộ Nội vụ Syria hôm qua tuyên bố sẽ tìm ra những kẻ đứng đằng sau các nhóm vũ trang. Trong 3 tuần qua đã có hơn 100 người biểu tình thiệt mạng tại Syria, theo Reuters.
|
Phản đối NATO không kích nhầm Giao tranh giữa lực lượng của chính phủ và quân chống đối vẫn diễn ra tại Libya. Theo AFP, lực lượng của chính phủ hôm 8.4 nã pháo vào phe chống đối ở thành phố Misrata, dẫn đến cuộc giao tranh khốc liệt, khiến 4 dân thường thiệt mạng và 10 người bị thương. Tại thành phố Benghazi, khoảng 400 người tuần hành phản đối việc NATO không kích nhầm vào xe tăng của lực lượng chống chính phủ hôm 7.4, khiến nhiều dân thường thiệt mạng. |
Tại Ai Cập cũng có hàng chục ngàn người biểu tình ở quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo đòi xét xử cựu Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak và cáo buộc quân đội chậm xử lý các phần tử tham nhũng dưới thời của ông Mubarak. Cảnh sát đã dùng dùi cui đánh người biểu tình và bắn đạn cao su để giải tán đám đông, khiến 2 người chết và 18 người bị thương, theo AFP. Đến sáng qua, hàng trăm người vẫn còn ở lại Tahrir và tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi ông Mubarak bị đưa ra xét xử. Còn tại Bahrain, hàng trăm người cũng biểu tình kêu gọi hơn 1.000 binh sĩ Ả Rập Xê Út về nước, gần một tháng sau khi họ tiến vào nước này để hỗ trợ ngăn chặn biểu tình, theo Reuters.
Văn Khoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét