Vì sao Nhật không để robot "chết" thay cảm tử quân?

VTC News:
13/04/2011 10:30

(VTC News) – Các chuyên gia về robot Nhật Bản tiết lộ, họ đã “quên” nghiên cứu lĩnh vực an toàn hạt nhân nguyên tử.

Sau sự cố rò rỉ phóng xạ Fukushima, công ty điện lực Tokyo triển khai các công việc khắc phục thảm họa, từ thêm nước vào lò, xả nước, hay ngăn chặn rò rỉ phóng xạ - những công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với phóng xạ hết sức nguy hiểm.

Nhưng điều làm mọi người ngạc nhiên là, Nhật Bản vốn nổi tiếng về robot, tại sao những công việc nguy hiểm đến con người như này lại không cho robot tham gia, mà thậm chí cả những công việc ngăn chặn rò rỉ phóng xạ bằng hóa chất đặc biệt cũng do phải do con người trực tiếp làm?

Vì sao Nhật không để robot "chết" thay cảm tử quân?

Giới chuyên gia về Robot Nhật Bản tham gia trả lời trên báo chí đã tiết lộ, các phát minh robot của họ không nghiên cứu lĩnh vực an toàn hạt nhân nguyên tử.

Theo báo cáo, khi xảy ra sự cố tại nhà máy chế biến nguyên liệu phóng xạ JOC ở Tokaimura thuộc tỉnh Ibaraki năm 1999, Nhật Bản đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của Robot Mỹ, khiến họ cảm thấy vô cùng mất mặt. Sau đó Nhật đã chi tiền 3 tỷ yên cho công việc nghiên cứu sản xuất robot lĩnh vực này, tuy nhiên công việc đó chỉ được tiến hành trong vòng 1 năm, đến năm 2001 thì bị dừng lại.

Giáo sư Hirose, Khoa Cơ khí đại học Tohoku, nơi chịu trách nhiệm nghiên cứu lĩnh vực này cho biết: “Khi đó chúng tôi nhận được thông báo nguyên nhân dừng việc nghiên cứu lại là, Nhật Bản không cần thiết phải nghiên cứu Robot để giải quyết vấn đề khủng hoảng hạt nhân nguyên tử”.

Vì sao Nhật không để robot "chết" thay cảm tử quân?
Nhật Bản luôn được đánh giá là quốc gia đi đầu về công nghệ robot

Ông còn cho biết thêm: “Công trình nghiên cứu này chỉ được duy trì có 1 năm, đã chế tạo thử nghiệm 6 robot nhưng chưa hoàn chỉnh các công đoạn. Hiện nay vẫn được để ở khoa Cơ khí, giống như đồ trang trí vậy”.

Một vị giáo sư nói: “Ý thức nghiên cứu robot để đối phó với khủng hoảng hạt nhân nguyên tử của Nhật không đủ mạnh, ở Pháp họ có nhà máy chuyên nghiên cứu sản xuất robot chống bức xạ dòng LSI”.

Ngày đó, cùng với giới nghiên cứu còn có các doanh nghiệp lớn cùng tham gia như Mitsubishi, Toshiba, Hitachi… Chủ tịch Hitachi cho rằng, kỹ thuật nghiên cứu robot tham gia và chống bức xạ ở Nhật Bản không theo kịp các nước khác là vì lý do quân sự. Do bị cấm sản xuất các sản phẩm quân sự chuyên dụng nên Nhật Bản luôn đứng sau Mỹ, Pháp, Nga ở các dòng sản phẩm này.

Sau khi xảy ra sự cố Fukushima, Mỹ và Pháp luôn đề xuất cung cấp robot cho Nhật Bản. Tuy nhiên, theo thông tin được tiết lộ, tập đoàn Areva lớn nhất tại Pháp đã đề xuất cho thuê robot nhưng phía công ty điện Tokyo lên tiếng từ chối, lý do là “xét tình hình hiện nay, robot của Pháp cũng không giải quyết được tình trạng này”.

Cẩm Lệ (theo Chinanews)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét