Người dân xã Mỹ Xuân đang được giải thích lại về tỷ lệ chia tiền bồi thường - Ảnh N.L |
Theo ông Châu Văn Măng, Chủ tịch UBND xã Mỹ Xuân, nguyên nhân là do một số hộ dân đến nhận tiền nhưng đã bị một nhóm người cản trở không cho nhận.
Đây là nhóm người không đồng ý với phương án chia tiền mà Viện Môi trường và Tài nguyên đã đưa ra.
Sự việc nghiêm trọng hơn khi một số người dân bao vây, chặn xe của Đài Truyền hình VN và Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, không cho ra khỏi khuôn viên UBND xã Mỹ Xuân.
Ông Nguyễn Văn Cường, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trưởng Ban chỉ huy thống kê thiệt hại về kinh tế và môi trường vụ Vedan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phải mời một số hộ dân đại diện họp giải thích.
Tại các xã Phước Hòa, Tân Phước và thị trấn Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), những hộ dân đến nhận tiền đền bù của Vedan rất phấn khởi. Tại xã Phước Hòa có gần 70 hộ, thị trấn Phú Mỹ gần 100 hộ đã được nhận đền bù. |
Cách chia tiền như trên theo ông Cường trước đây đã được sự thống nhất cao của những hộ dân bị thiệt hại. Tuy nhiên, đến ngày nhận tiền thì một số hộ dân lại không đồng ý.
|
Người dân xã Phước Hòa nhận tiền bồi thường trong ngày đầu tiên triển khai - Ảnh N.L |
Những người đại diện cho các hộ dân đề nghị chia tiền theo tỷ lệ bị ô nhiễm là 77%. Ông Phạm Thanh Huê, một người dân bị thiệt hại, nói: “Cách tính của Viện Môi trường và Tài nguyên là phản khoa học, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các hộ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản”.
Ông Huê cùng một số người dân đại diện cho các hộ dân của xã Mỹ Xuân đã đề nghị UBND xã Mỹ Xuân tổ chức một cuộc họp để thống nhất lại cách chia tiền.
TP.HCM: Chi trả tiền bồi thường vào cuối tháng 12.2010 Trả lời phỏng vấn của PV Thanh Niên Online, luật sư Nguyễn Văn Hậu, đại diện theo ủy quyền của người dân tại huyện Cần Giờ, TP.HCM cho biết: Đến nay, UBND, Hội Nông dân huyện Cần Giờ đang rà soát lại lần cuối danh sách các hộ dân được nhận tiền, phương thức chia tiền cũng như số tiền bồi thường của Vedan mà mỗi hộ dân được nhận. Danh sách kết quả cuối cùng này sẽ được dán công khai tại địa phương trong 5 ngày tới và sẽ được chuyển lên Kho bạc huyện Cần Giờ. Theo đó, các hộ dân sẽ nhận tiền bồi thường qua kho bạc. "Số tiền bồi thường của Vedan sẽ được chi trả cho người dân bị thiệt hại tại huyện Cần Giờ chậm nhất là cuối tháng 12.2010", luật sư Hậu khẳng định.
Giải thích cho sự chậm trễ, kéo dài trong việc chi trả tiền bồi thường của Vedan cho người dân, luật sư Hậu cho biết: Ngoài 839 hộ dân đã ký tên vào đơn kiện Vedan, sau khi Vedan chịu trả tiền bồi thường thì phát sinh thêm một số hộ dân nộp hồ sơ kê khai thiệt hại. Để đảm bảo việc chi tiền bồi thường công bằng, đúng đối tượng và mức độ thiệt hại, Ban chi trả tiền bồi thường phải tiến hành thẩm tra, xác minh lại hồ sơ của các hộ dân. Mặt khác, UBND, Hội Nông dân huyện Cần giờ cũng phải giải quyết các khiếu nại, thắc mắc, giải thích cho người dân rõ đối với những trường hợp không được bồi thường. Đến nay, Ban chi trả tiền bồi thường đang lên danh sách cuối cùng. Với việc xả thải gây ô nhiễm sông Thị Vải, Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam đã ký vào bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại đối với người dân huyện Cần Giờ (TP.HCM) tổng số tiền là 45,7 tỉ đồng. Số tiền này được Vedan chi trả làm 2 đợt. 50% số tiền bồi thường đợt 1, tương đương 22,874 tỉ đồng được trả vào ngày 17.8.2010. 50% số tiền bồi thường còn lại sẽ được Vedan chi trả chậm nhất là đến ngày 14.1.2011. Nguyên Mi |
Nguyễn Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét