Đồng loạt điều chỉnh lãi suất theo hướng mới

VnEconomy
picture
Một điểm chung là các ngân hàng chỉ tập trung lãi suất 14% và 15%/năm ở các kỳ hạn ngắn, hoặc sản phẩm khuyến mại mang tính thời điểm.
MINH ĐỨC
15:40 (GMT+7) - Thứ Hai, 13/12/2010
Hôm nay (13/12), các ngân hàng thương mại đồng loạt điều chỉnh lãi suất huy động VND theo định hướng đã đạt được cuối tuần qua

Theo cam kết đã đạt được cuối tuần qua, các ngân hàng thương mại sẽ áp lãi suất huy động VND trên biểu niêm yết chính thức tối đa là 14%/năm; tổng lãi suất qua các chương trình, sản phẩm khuyến mại, tặng thưởng là 15%/năm.

Cuối tuần qua, một số thành viên đã nhanh chóng điều chỉnh và hôm nay đã mở rộng trong hệ thống.

Điểm chung, như cam kết trên, những mức lãi suất tối đa 15%/năm đã có ở các chương trình, sản phẩm khuyến mại; còn mốc 14%/năm có ở biểu lãi suất thông thường và chủ yếu chỉ áp cho các kỳ hạn ngắn.

Một trong những thành viên tiến hành điều chỉnh sớm là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank), khi mức cao nhất chỉ còn 13,95%/năm ở các kỳ hạn ngắn 1, 2 và 3 tháng; các kỳ hạn còn lại phổ biến từ 13,45% - 13,5%/năm.

Đáng chú ý là việc điều chỉnh khá nhanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB). Cuối tuần qua, ngày 10/12, mức lãi suất cao nhất tại đây khách hàng nhận được lên tới 15,2%/năm, có trong chương trình khuyến mại “Xuân phát tài” với kỳ hạn 1 tháng. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau (13/12), ACB đã có biểu mới và mức cao nhất đúng 15%/năm cũng ở chương trình trên - đúng như nội dung cam kết.

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), mức cao nhất 15%/năm cũng có ở sản phẩm khuyến mại với chính sách cộng thưởng lãi suất. Ở sản phẩm này, tiết kiệm chọn kỳ lĩnh lãi, lãi thực chỉ là 13,1% và 13,05%/năm ở các kỳ hạn 1 và 2 tháng, nhưng có thêm lãi suất thưởng để đạt mốc 15%/năm. Ở biểu thông thường, lãi suất phổ biến chỉ trên 12% và dưới 13%/năm, cá biệt có 13,35%/năm kỳ hạn 6 tháng.

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), ở biểu thông thường, mức cao nhất 14%/năm cũng chỉ tập trung ở các kỳ hạn ngắn từ 2 - 6 tháng; còn lại chỉ từ 13,5%/năm trở xuống.

Ở lần điều chỉnh này, các ngân hàng quốc doanh cũng nhập cuộc nhanh. Như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối), mức lãi suất cao nhất 14%/năm cũng đã có ở 3 kỳ hạn ngắn 1, 2 và 3 tháng; các kỳ hạn còn lại tối đa chỉ 12%/năm. Trong khi đó tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mức cao nhất chỉ là 13,5%/năm…

Như vậy, sau khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc và đạt được cam kết giữa các thành viên, lãi suất huy động VND đã có mặt bằng mới tương đối đồng đều. Trước mắt, những xáo trộn mạnh trong tuần qua đã được hạn chế.

Một điểm dễ nhận thấy là hầu hết các nhà băng đều chỉ áp mức tối đa 15%/năm cho sản phẩm riêng và kỳ hạn ngắn, mang tính thời điểm; mức 14%/năm trên biểu niêm yết cũng chỉ tập trung ở các kỳ hạn ngắn. Điều này có thể ngầm tính là có sự dự phòng rủi ro chi phí ở các kỳ hạn dài, khi lãi suất dự báo có thể giảm dần từ sau Tết Nguyên đán, hay sau mùa cao điểm chi trả hiện nay.


VTC News:

Biến động lãi suất, ai có lợi nhất?


13/12/2010 12:40


Cuối tuần qua hầu hết NHTM đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động xuống dưới 15%/năm theo đồng thuận mới nhất giữa NHTM, NHNN và Hiệp hội NH Việt Nam. So với trần lãi suất huy động cũ 12%/năm áp dụng từ đầu tháng 11, mức trần lãi suất huy động mới được xem là khả thi trong bối cảnh nhu cầu vốn cuối năm đang tăng mạnh. Nhìn lại biến động lãi suất tuần qua, hưởng lợi nhất vẫn là ngân hàng có vốn lớn.

Từ chớp cơ hội tiền gửi

Việc tăng lãi suất huy động 17%/năm trong 3 ngày khuyến mại của Techcombank là đề tài nóng tuần qua trên thị trường tiền tệ. Bị NHNN khiển trách, lãnh đạo Techcombank giải trình do cấp dưới chưa chấp hành đúng, đầy đủ hướng dẫn nên đã chuyển tải thông điệp chương trình khuyến mại không chính xác, dẫn đến sự hiểu lầm liên quan đến lãi suất. Tuy nhiên, một phó tổng giám đốc NH cổ phần lớn ở TP.HCM tiết lộ, dù chương trình Techcombank đưa ra chỉ trong buổi sáng đến đầu giờ chiều phải dừng theo yêu cầu của NHNN, nhưng NH ông đã gửi được số vốn không nhỏ tại Techcombank. Huy động đầu vào lãi suất không quá 14%/năm, gửi tại Techcombank lãi suất 17%/năm, NH ông hưởng chênh lệch lãi suất 3%/năm.

Là NH cổ phần lớn nên việc tăng lãi suất đột biến vừa qua của Techcombank có thể không vì lí do thanh khoản mà đang cần một lượng vốn huy động để đảm bảo chỉ số kinh doanh cuối năm hoặc thực hiện mục tiêu nào đó.

Việc tăng lãi suất huy động 17%/năm trong 3 ngày khuyến mại của Techcombank là đề tài nóng tuần qua trên thị trường tiền tệ

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Techcombank đã tạo cú sốc lãi suất không đúng thời điểm. Nếu như Techcombank khuyến mại theo hình thức này một vài tháng, có thể không quá sốc với thị trường, còn hiện nay hầu như các NH nào cũng sẵn sàng “nước lên thuyền lên” để giữ khách hàng của mình. Hơn nữa, nếu như khách hàng gửi kỳ hạn 1 tháng từ ngày 08/12 theo chương trình đó, đến ngày 08/01/2011 sẽ đáo hạn. Đây lại là thời điểm cận Tết vấn đề vốn rất căng thẳng và nếu như đồng loạt khách hàng rút ra, Techcombank sẽ gặp không ít khó khăn về thanh khoản. Trong khi nếu huy động vốn lãi suất cao 17%/năm chưa chắc Techcombank đã điều chỉnh lãi suất huy động VND không quá 13,5%, thấp hơn 1,5% so với trần huy động mới.

Nguồn tin từ Hiệp hội NH, cho biết, mức trần mới này mang tính chất bắt buộc nếu NH nào xé rào sẽ bị xử lý. Sự kiện 3 ngày khuyến mãi của Techcombank không chỉ là việc rút kinh nghiệm cho Techcombank mà còn là bài học lớn cho các NH khác.

Đến tận dụng cho vay

Trong thời điểm lãi suất căng thẳng, hầu như NH nhỏ nào cũng dừng hoặc hạn chế giải ngân mới để đảm bảo thanh khoản. Trong khi đó những NH lớn như ACB lại tăng cường cho vay. Ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc ACB, cho rằng thông thường lãi suất cho vay tăng, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Nhưng thực tế năm nay các doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển rất tốt là điều kiện để các NH tăng trưởng tín dụng.
Đoán biết nhu cầu vốn cuối năm sẽ căng thẳng ACB đã làm việc với rất nhiều doanh nghiệp tốt, cấp hạn mức tự động và khi thị trường có dấu hiệu khan vốn từ NH nhỏ, ACB giải ngân ngay đối với các doanh nghiệp này. Lãi suất cho vay ngắn hạn của ACB hiện nay là 15,5%/năm, cho vay trung – dài hạn 16-16,5%/năm. “Từ nay đến Tết thị trường lãi suất sẽ còn căng thẳng. Năm nay Tết đến sớm nên lượng tiền sau Tết sẽ thừa sớm, vì thế tháng 2 lãi suất huy động sẽ dịu lại còn 12-14%/năm” – ông Toàn nhận định.

Hạn chót tăng vốn lên 3,000 tỷ đồng của các ngân hàng cổ phẩn có thể được gia hạn.

Theo nguồn tin riêng của Đầu tư Tài chính, NHNN đã có văn bản kiến nghị Chính phủ gia hạn thời gian để các NH tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng thay vì phải thực hiện đúng hạn chót 31/12/2010 theo nghị định 141 của Chính phủ. Theo nguồn tin chưa chính thức, Chính phủ đã chấp thuận gia hạn 6 tháng cho các NH.

Nhận định lãi suất có thể sẽ sớm dịu lại trong thời gian ngắn, nhiều NH lớn đã đẩy mạnh cho vay liên NH kỳ hạn tháng thay cho vay tuần. Một tổng giám đốc NH cổ phần lớn, cho biết cuối tuần qua lãi suất liên NH vẫn còn cao, 19-20%/năm. Nhưng khác với trước đây khi NH nhỏ đề nghị vay, các NH lớn thừa vốn đưa ra yêu cầu chỉ cho vay với điều kiện vay kỳ hạn 3 tháng, hạn chế cho vay tuần -1 tháng. Nếu vay kỳ hạn ngắn phải chấp nhận lãi suất cao hơn. Nhiều NH nhỏ do cần vốn đã phải bấm bụng để vay dù biết lãi suất sẽ hạ nhiệt sau Tết.

Hiện nay có nhiều yếu tố tích cực có thể góp phần hạ nhiệt sớm lãi suất trong thời gian tới. Một trong những yếu tố đó là khả năng hạn chót tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng của các NH cổ phần có thể được gia hạn. Theo nguồn tin riêng của ĐTTC, NHNN đã có văn bản kiến nghị Chính phủ gia hạn thời gian để các NH tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng thay vì phải thực hiện đúng hạn chót 31/12/2010 theo Nghị định 141 của Chính phủ. Theo nguồn tin chưa chính thức, Chính phủ đã chấp thuận gia hạn 6 tháng cho các NH.

Có thể thấy, việc tăng vốn điều lệ hàng ngàn tỷ đồng dồn cùng một lúc vào thời điểm cuối năm khi cung vốn trên thị trường căng thẳng, các cổ đông và nhà đầu tư không dễ dàng trong việc chạy vốn để hoàn thành quyền lợi của mình. Được biết đến nay có khoảng 9/23 NH cổ phần chưa đáp ứng được mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Nếu tiếp tục giữ hạn chót đến ngày 31/12/2010 có thể sẽ xảy ra tình trạng “lách luật” của cổ đông, NHNN khó kiểm soát và gây bất ổn thị trường tiền tệ.

Theo Vietstock

laodong.com.vn:
Thứ Hai, 13.12.2010 | 13:03 (GMT + 7)
(LĐO) - Ngày 13.12, Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản nghiêm khắc cảnh cáo Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc NHTMCP Kỹ Thương (Techcombank) về việc tổ chức đợt khuyến mại huy động vốn VND “3 ngày vàng”.
Techcombank phải có báo cáo Thống đốc NHNN kết quả xử lý sự việc liên quan đến chương trình khuyến mại “3 ngày vàng” trong ngày 13.12.2010.
Techcombank phải có báo cáo Thống đốc NHNN kết quả xử lý sự việc liên quan đến chương trình khuyến mại “3 ngày vàng” trong ngày 13.12.2010.
Trước đó, Ngân hàng Techcombank đã tổ chức đợt khuyến mại huy động vốn VND “3 ngày vàng” với lãi suất lên đến 17%/năm trong bối cảnh mặt bằng lãi suất của hệ thống ngân hàng đang khá ổn định.
Việc tăng lãi suất này đã làm ảnh hưởng đến thị trường lãi suất và gây mất ổn định thị trường tài chính, tiền tệ. Ngày 9.12, NHNN đã có văn bản yêu cầu Techcombank chấm dứt việc tăng lãi suất không đúng đồng thuận lãi suất của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Tuy nhiên, Techcombank chưa thực hiện nghiêm túc, nhiều điểm giao dịch của Ngân hàng này vẫn tiếp tục thực hiện huy động vốn với lãi suất cao dưới các hình thức khác nhau.
Để đảm bảo thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc ổn định thị trường tài chính tiền tệ, an toàn hệ thống ngân hàng, Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã có văn bản nghiêm khắc cảnh cáo Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc của ngân hàng Techcombank. Đồng thời cũng yêu cầu làm rõ động cơ, mục đích của hoạt động nói trên, xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi cố tình không thực hiện chỉ đạo và báo cáo Thống đốc NHNN kết quả xử lý trong ngày 13.12.2010.
Ngọc Tuyên
VTC News:

Lãi suất tiết kiệm 17% là mầm mống của sự hỗn loạn

10/12/2010 13:10
(VTC News) - Khẳng định trong cuộc trao đổi với VTC News chiều ngày 9/12, ông Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng: Việc một số ngân hàng thương mại cổ phần đẩy lãi suất tiết kiệm lên quá cao ( trên 17%) những ngày vừa qua nếu không nhanh chóng bình ổn sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Lãi suất tăng ảo, có lợi ích cục bộ
?

Theo ông Kiêm, những tháng đầu năm 2010, lạm phát dao động trong khoảng 6-7%. Đến tháng 12, lạm phát khống chế khoảng 11%. Như vậy, đúng ra lãi suất tiết kiệm tối đa là 13% và lãi suất cho vay sẽ từ 15-16%. Nhưng thực tế vừa qua, nhiều ngân hàng đã đẩy mức lãi suất tiết kiệm lên tới 16-17% và lãi suất cho vay lên tới 18% thậm chí lãi suất cho vay tiêu dùng còn đẩy lên cao hơn 20%.


“Đây là tăng ảo, không phản ánh cung cầu thực tế”, ông Kiêm nhận định.


Ông Cao Sỹ Kiêm trao đổi với VTC News.

“Việc đưa ra mức lãi suất tiết kiệm lên tới 17% của một số ngân hàng thương mại vừa qua không phải do cung cầu mà là sự khan hiếm ảo, có lợi ích cục bộ. Việc này sẽ gây ra lạm phát ảo, tăng giá ảo và tạo ra tâm lý không yên tâm đối với người sản xuất kinh doanh. Đồng thời, việc trục lợi cá nhân sẽ gây rối loạn nền kinh tế, không phản ánh thực tế nền kinh tế và gây méo mó hoạt động chính sách tiền tệ”, ông Kiêm nói.


Theo ông Kiêm, trong ngành ngân hàng, khi một ngân hàng đẩy lãi suất tiết kiệm lên thì những ngân hàng khác cũng sẽ lên kế hoạch tăng lãi suất tiết kiệm để tránh tình trạng khách hàng sẽ rút tiền, gửi sang những ngân hàng có lãi suất cao hơn. Và nếu bị khách hàng ồ ạt rút tiền, ngân hàng đó sẽ mất khả năng thanh khoản.


"Nếu để các ngân hàng cùng tăng mức lãi suất thì sẽ làm xã hội rối loạn. Những ngân hàng thừa khả năng thanh toán sẽ lợi dụng điểm này và cho các ngân hàng nhỏ vay lại với lãi suất “cắt cổ”", ông Kiêm lý giải.


Để bình ổn, cần tiến hành 3 giải pháp trước mắt


Theo ông Cao Sỹ Kiêm, lãi suất phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ số tăng giá và sức khỏe nền kinh tế. Nhưng sức khỏe nền kinh tế cũng phụ thuộc ngược lại vào chỉ số tăng giá mà chỉ số tăng giá của Việt Nam (khoảng 6-7%) luôn luôn ở mức cao so thế giới và cao nhất so với khu vực.

Ông Kiêm cho rằng, để bình ổn thị trường, phải thực hiện 3 giải pháp trước mắt: Thứ nhất, phải tạo nên cung cầu lành mạnh, phản ánh thực chất thị trường. Sản xuất kinh doanh, bội chi ngân sách, nhập siêu … phải làm dưới dạng thực chất và theo xu hướng giảm dần.

Thứ hai, phải giải quyết nút thắt làm cản trở nền kinh tế như chấm dứt việc thiếu điện làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tắc nghẽn giao thông thường xuyên khiến những người lao động mất nhiều thời gian, mất thời cơ… Những thủ tục hành chính phiền hà làm nhiều người phải giao dịch nhiều lần, làm mất thời gian, mất cơ hội…


Thứ ba, các cơ quan chức năng phải phát hiện, xử lý nghiêm đối với những kẻ đầu cơ trục lợi, xâm hại lợi ích tập thể.


Chính vì thế, cũng theo ông Kiêm, việc Ngân hàng nhà nước "tuýt còi" Techconbank đã
nâng mức lãi suất tiết kiệm lên đến 17,6% khiến mặt bằng lãi suất tiết kiệm liên tục biến động vừa qua là giải pháp kịp thời, đúng đắn nhằm ổn định thị trường.

Ngoài ra, giải pháp lâu dài theo ông Kiêm, phải từng bước cấu trúc lại nền kinh tế, đổi mới cơ cấu như nông nghiệp không chỉ là bán sản phẩm thô, chế biến phải tiến đến có dự trữ, phân phối. Công nghiệp phải từ gia công sang sản xuất mua nguyên liệu bán thành phẩm. Phải chế tạo nhiều máy móc hỗ trợ sản xuất để không phải nhập nhằm tránh tình trạng ăn lãi suất lạm phát “kép”.


TS.Nguyễn Minh Phong
Trong cuộc trao đổi gần đây với VTC News, TS.Nguyễn Minh Phong – Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội cũng đồng quan điểm với ông Cao Sỹ Kiêm khi cho rằng, việc tự do hóa lãi suất huy động bất chấp những điều kiện chưa chín muồi có thể phát sinh hệ quả bất lợi khó lượng định.


“Hệ quả đầu tiên là thúc đẩy quá trình tái cơ cấu vốn và dịch chuyển nguồn vốn bất thường của các ngân hàng, gây xáo trộn kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng.

Tự do nâng lãi suất huy động quá mức sẽ làm gia tăng lạm phát do các chi phí vốn tăng được DN chuyển trả vào chi phí giá thành sản xuất và tăng giá bán ra; cũng như có thể gây thu hẹp sản xuất, làm tăng mất cân đối cung-cầu hàng hóa - dịch vụ trên thị trường.


Trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay, mặt trái của cuộc đua lãi suất huy động là rất lớn, không chỉ có thể làm tăng chi phí đầu vào, giảm quy mô đầu tư sản xuất, kinh doanh mà thể gây ra một số mất ổn định chung trong hệ thống ngân hàng và đời sống kinh tế - xã hội”, TS Phong cho biết.

Thu Hiền

VTC News:

Ngân hàng phía Bắc cam kết đưa lãi suất huy động về 15


10/12/2010 10:25
Đây là kết quả đạt được sau cuộc họp chiều 9/12 của Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội và 12 ngân hàng thương mại trên địa bàn, dưới sự chứng kiến của Hiệp hội Ngân hàng.

Kết thúc cuộc họp chiều qua, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, lãnh đạo của 12 ngân hàng thương mại phía Bắc đã cùng ký một cam kết về lãi suất. Theo đó, các ngân hàng trên địa bàn sẽ đưa mức lãi suất huy động VND về tối đa là 14% một năm.

Mức lãi suất 18% một năm sẽ chấm dứt kể từ 11/12.

Trong trường hợp có khuyến mại (bằng tiền hoặc quà tặng), lãi suất thực mà khách hàng được hưởng không được vượt quá 15% một năm. Cam kết này dự kiến được các ngân hàng thực hiện từ 11/12/2010. Cuối giờ chiều hôm qua, Techcombank là ngân hàng đầu tiên phát đi thông báo sẽ thực hiện nghiêm quy định này kể từ đầu giờ giao dịch ngày cuối tuần - sáng thứ Bẩy (11/12).

Buổi làm việc nói trên được Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội tổ chức trước tình trạng “nhiễu loạn” trên thị trường lãi suất, sau khi Techcombank đưa mức huy động cao nhất lên 17% một năm. Sau sự kiện này, cuộc đua lãi suất của các ngân hàng đã diễn ra rầm rộ, Seabank đã đẩy lãi suất tiết kiệm lên tới 18% một năm.

Nguồn tin từ Hiệp hội Ngân hàng cho biết, trong lần này, cam kết 15% một năm mang tính bắt buộc chứ không phải là thỏa thuận như trước. Ngân hàng nào vi phạm quy định sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt từ cơ quan quản lý. Sáng nay, các ngân hàng thương mại phía Nam cũng có buổi làm việc tương tự với Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng.
Theo Vnexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét