|
|
Trung Quốc là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Pakistan. Mỹ viện trợ quân sự nhiều nhất cho Pakistan nhưng Trung Quốc cũng hỗ trợ không kém. Mỹ hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực hạt nhân thì Trung Quốc cũng hợp tác hạt nhân với Pakistan. Bắc Kinh sử dụng Islamabad như cửa ngõ để thâm nhập thế giới Hồi giáo. Vì quan hệ Pakistan - Ấn Độ cũng như vì vai trò của nước này trong chiến lược an ninh của Mỹ ở khu vực nên Trung Quốc phải luôn chú ý vừa tăng cường quan hệ với Pakistan nhưng không tổn hại đến lợi ích trong quan hệ với các nước khác trong khu vực và với Mỹ.
Kết quả chuyến thăm của ông Ôn Gia Bảo ở Ấn Độ khiến việc thúc đẩy quan hệ với Pakistan trở nên dễ dàng hơn đối với Trung Quốc. Bên cạnh chủ ý giữ cân bằng quan hệ, có thể thấy một bản chất trong chính sách của Trung Quốc đối với Pakistan là duy trì quan hệ đồng minh và nâng tầm quan hệ đối tác, đi từ đồng minh chính trị, an ninh đến đối tác kinh tế, thương mại chứ không phải ngược lại. Đó cũng là khác biệt cơ bản nhất giữa chính sách của Trung Quốc với Ấn Độ và với Pakistan.
La Phù
Thứ Bảy, 18/12/2010, 10:18
(ANTĐ) - Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rời Ấn Độ với chiếc ca táp nặng trĩu các hợp đồng làm ăn với kỳ vọng mở ra thời kỳ mới bùng nổ hợp tác kinh tế giữa hai cường quốc đông dân nhất thế giới.
49 hiệp định hợp tác với tổng trị giá khoảng 16 tỷ USD ký kết trong chuyến thăm Ấn Độ từ 15 đến 17-12 của Thủ tướng Ôn Gia Bảo chưa phải là lớn so với tiềm năng của hai quốc gia láng giềng. Song con số đó được xem là một bước tiến dài của hợp tác kinh tế Trung-Ấn nếu biết rằng Trung Quốc hiện mới chỉ đầu tư vào Ấn Độ vẻn vẹn vài trăm triệu USD, bằng 0,1% tổng đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài.
Thực trạng hợp tác kinh tế Trung-Ấn hiện nay không hề tương xứng với tiềm năng của hai thị trường đều có hơn một tỷ dân và đang tăng trưởng mạnh mẽ như Trung Quốc và Ấn Độ. Bất đồng và tranh chấp từ nhiều năm nay được xem là trở ngại chính cho việc phát triển mối giao thương giữa hai nước.
Tranh chấp lớn nhất và cũng dai dẳng nhất là cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Phía Ấn Độ cho rằng Trung Quốc chiếm đóng 33.000km2 tại khu vực Kashmir của nước này trong khi Trung Quốc lại khẳng định bang Arunachal Pradesh phía nam Tây Tạng do Ấn Độ kiểm soát hiện nay là thuộc về Trung Quốc.
Thủ tướng Mammohan Singh |
Trải qua 14 vòng đàm phán về đường biên giới tính tới 11-2010, nhưng Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa thể giải quyết được trở ngại lớn nhất trong quan hệ song phương. Chính điều này đã tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển các lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước.
Cùng với vấn đề biên giới lãnh thổ, Ấn Độ và Trung Quốc còn đang ganh đua quyết liệt nhằm cạnh tranh ảnh hưởng, lợi ích trong khu vực cũng như trên thế giới. New Delhi cho rằng Bắc Kinh đang muốn kiềm chế sự nổi lên của Ấn Độ bằng cách không ủng hộ nước này trở thành thành viên thường trực của HĐBA LHQ.
Tranh chấp và bất đồng vẫn còn tồn tại song nhu cầu cùng lợi ích hợp tác kinh tế Trung-Ấn lại đang gia tăng rất nhanh. Chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi tới Ấn Độ đã nhấn mạnh: "Hãy để thương mại lên tiếng. Những vấn đề khác gây ảnh hưởng đến quan hệ hai nước có thể được giải quyết dần dần sau đó".
Vì lợi ích hợp tác, hai Thủ tướng Mammohan Singh và Ôn Gia Bảo đã có những cam kết quan trọng làm nền tảng thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương. Cùng với cam kết hợp tác để duy trì hòa bình và an ninh tại đường biên giới chung, Trung Quốc khẳng định ủng hộ vai trò to lớn hơn của Ấn Độ trên trường quốc tế, trong đó có HĐBA LHQ.
Hai bên cũng nhất trí thiết lập cơ chế thăm qua lại thường xuyên của những người đứng đầu nhà nước và chính phủ hai nước, trong đó có thiết lập đường dây nóng giữa Thủ tướng hai nước.
Hoàng Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét