Tới lượt truyền thông châu Âu về phe WikiLeaks

VietNamNet
Với rất nhiều người châu Âu, phản ứng dữ dội của Washington về việc WikiLeaks cung cấp hàng loạt điện tín ngoại giao mật đã thể hiện nỗi ám ảnh, tính ngạo mạn và thói đạo đức giả.
Nó cũng cho thấy nỗi ám ảnh hậu 11/9 với những bí mật đi ngược lại các nguyên tắc của Mỹ.
Trong khi chính quyền Obama không làm gì ở tòa án để ngăn chặn việc xuất bản bất cứ tài liệu rò rỉ nào, thì họ lại cố gắng kết tội nhà sáng lập ra WikiLeaks, Julian Assange.
Báo chí ở châu Âu đều lên tiếng chỉ trích việc các quan chức và chính khách Mỹ gọi vụ rò rỉ tài liệu với mọi “mỹ từ”, từ “khủng bố” (hạ nghị sĩ Peter T. King của đảng Cộng hòa) tới “tấn công chống lại cộng đồng quốc tế" (Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton). Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates còn coi vụ bắt giữ Assange là “tin tức tốt lành”. Sarah Palin thì gọi Assange “chống Mỹ với bàn tay đẫm máu” còn Mike Huckabee, cựu Thống đốc Arkansas và ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa còn khẳng định, bất cứ ai rò rỉ các bức điện tín cần bị xử tử.
Với Seumas Milne của báo Guardian tại London - tờ báo cũng giống như New York Times đã đăng tải tài liệu mật từ WikiLeaks, phản ứng của Mỹ chỉ gây ra sự rối loạn. Ông nhấn mạnh, phần lớn tài liệu rò rỉ là các bức điện tín ngoại giao cấp thấp, và kết luận: “Tự do thông tin, nhất là ở trên mảnh đất của tự do bị xâm phạm”.
John Naughton, nhà báo cộng sự của Milne cũng phàn nàn về các cuộc tấn công không che đậy vào Internet, áp lực với các công ty như Amazon và eBay để ngừng hợp tác với WikiLeaks. “Đó là sự mỉa mai với cái gọi là tự do, dân chủ khi mọi biện pháp được thực hiện để đóng cửa WikiLeaks”.
Theo ông, một năm trước, bà Clinton đã có bài phát biểu dài về tự do Internet, khi đề cập tới vụ Google tại Trung Quốc. Bà nói: “Mạng lưới thông tin sẽ giúp con người phát hiện ra những sự thực mới và khiến cho các chính phủ có trách nhiệm hơn”. Với ông Naughton giờ đây thì: “phát biểu của bà Clinton giống như trò nhạo báng”.
Người Nga tỏ thái độ rõ ràng với phản ứng mà họ cho là quá mức của Washington với vụ rò rỉ điện tín mật, cho rằng người Mỹ đạo đức giả. “Nếu họ thực sự dân chủ như đã nói, tại sao phải bắt giam Assange? Họ gọi đó là dân chủ ư?”, Thủ tướng Nga Vladimir Putin nói trong cuộc trao đổi ngắn với Thủ tướng Pháp François Fillon.
Nhà sáng lập WikiLeaks giờ đây đang bị giam giữ tại Anh trong khi Thụy Điển muốn dẫn độ ông với cáo buộc hiếp dâm.
Ông Putin còn ví von: “Ở làng quê Nga, họ nói bò của một số người có thể rống nhưng bò của bạn thì không. Tôi muốn sút trả quả bóng này về phía người Mỹ".

Báo chí châu Âu cho rằng qua vụ Wikileaks, Mỹ đã phản bội lại một trong những nguyên tắc của mình: tự do thông tin - Ảnh arabnews
Các báo Đức cũng có động thái tương tự. Thậm chí Thời báo Tài chính còn nói rằng: “Danh tiếng đã bị phá hỏng của Mỹ sẽ chỉ thêm tả tơi với hình tượng chiến binh tử vì đạo mới của Assange”. Tờ báo nhất mạnh: “Hy vọng công khai của chính phủ Mỹ là cùng với Assange, WikiLeaks sẽ biến mất, đó là một vấn đề”.
Báo Berliner Zeitung viết rằng, danh tiếng của Washington đã bị phá hỏng vì vụ rò rỉ, nhưng danh tiếng của các nhà lãnh đạo Mỹ “bị phá hỏng nhiều hơn khi họ nỗ lực - bằng mọi cách - để bịt miệng WikiLeaks”, và Assange. Tờ báo nhấn mạnh, họ là người đầu tiên “sử dụng quyền lực của Internet để chống lại Mỹ. Và đó là lý do vì sao họ bị truy đuổi tàn nhẫn. Đó là lý do vì sao chính phủ phản bội một trong những nguyên tắc dân chủ”.
Berliner Zeitung tiếp tục: “Mỹ đã phản bội lại một trong những nguyên tắc của mình: tự do thông tin. Và họ đang làm điều đó, vì đây là lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt, họ bị đe dọa bởi mất kiểm soát thông tin trên cả thế giới”.
Nicole Bacharan, học giả nghiên cứu Mỹ tại Học viện Chính trị Pháp cho hay, tại Pháp “có sự đối lập giữa những người coi ngoại giao Mỹ là hiệu quả và thấu hiểu thế giới cũng như có ảnh hưởng tích cực và những người ngờ vực vào những mục tiêu ngoại giao”.
Quan chức Nga thậm chí còn coi sự lúng túng của Mỹ trong vụ WikiLeaks là trò vui, khi một số người cho rằng, có lẽ Assange nên được trao giải Nobel Hòa bình.
  • Thụy Phương (Theo Nytimes)

VTC News:

Vì sao WikiLeaks lấy được nhiều “bí mật” đến vậy?

12/12/2010 09:07
(VTC News) - Tin tức, tài liệu mật thường được các chính phủ quy định bảo vệ nghiêm ngặt. Nhưng càng nhiều người tiếp xúc càng dễ bị rò rỉ, càng sử dụng công nghệ hiện đại, tài liệu mật càng dễ bị tiết lộ một cách phổ biến.
Mạng Văn hối – Hồng Công đưa tin, kẻ thù số một của Mỹ là Osama Bin Laden thuộc tổ chức Al-Qaeda? Là Mahmoud Ahmadinejad của Iran? Hay là Julian Assange của WikiLeaks?
Đối mặt với việc WikiLeaks liên tiếp công bố tài liệu mật, Mỹ trong lòng nóng như lửa đốt: Tháng 7 năm nay, WikiLeaks trước hết công bố 77.000 tài liệu mật của quân Mỹ ở Afghanistan.
Julian Assange.

Đến tháng 10 tiếp tục đăng tải 400.000 tập tin tối mật, tiết lộ về việc quân Mỹ ngộ sát dân thường Iraq; tháng 11 lại tiếp tục tiết lộ 250.000 bức điện ngoại giao của Mỹ, gây ra vụ “Ngoại giao 9/11”.
Như vậy, WikiLeaks đã gây ra “phong ba bão táp”, hầu như không bao giờ nói hết “bí mật”, nhưng vấn đề là: ở đâu mà lại có nhiều “bí mật” như vậy? Hãy xem Tạp chí Thời đại đã tiết lộ việc này xuất phát từ đâu.
Bắt đầu từ câu chuyện Troja, mỗi nước đều có những “bí mật” không thể nói. Theo thống kê của Văn phòng Giám sát An ninh Thông tin Mỹ (US Information Security Oversight Office), đến năm 2009, số "bí mật" của Mỹ lên đến 183.224 chồng, so với 105.163 chồng của năm 1996 đã tăng gần 75%.
Bí mật ngày càng nhiều, nguy cơ rò rỉ ngày càng lớn. Julian Assange sớm ý thức được điều này, cho nên trong 6 năm sáng lập ra WikiLeaks, ông ta đề xướng công khai tất cả các tin tức, tài liệu của chính phủ. Đối với sự nổi lên của WikiLeaks, tạp chí Time đã chỉ ra hai nguyên nhân lớn: Nhiều người thì nhiều lời, và sự tiến bộ của công nghệ thông tin.
Do các "bí mật" của Mỹ ngày càng nhiều, số người được tiếp cận với các "bí mật" cũng sẽ nhiều lên. Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (US Government Accountability Office) phát hiện thấy, trong năm 2008, chỉ tính riêng Lầu Năm Góc, đã có 630.000 người được phép truy cập vào các tài liệu bí mật nhà nước.
Ở đây nảy sinh một vấn đề căn bản: Làm thế nào để đảm bảo rằng những người này sẽ không tiết lộ thông tin?

Thế là, chính phủ Hoa Kỳ đã lấy “thà lạm dụng chứ không được thiếu” làm nguyên tắc, các tập tài liệu to nhỏ đều đóng dấu "mật", luôn nhắc nhở cán bộ không để rò rỉ bí mật ra bên ngoài.
Về lý thuyết, phương pháp này là khả thi, nhưng thực tế là: bí mật nhà nước vì vậy mà bị rò rỉ ra bên ngoài càng nhiều hơn.
Theo giải thích của Văn phòng Giám sát An ninh Thông tin Mỹ, do "bảo mật", những lời cảnh báo "bí mật" này đã quá bão hòa, các nhân sĩ trong chính phủ không còn chú ý đến chúng nữa, cho nên rất nhiều tài liệu quốc gia được xác định là “cơ mật” đều lần lượt rò rỉ, trở thành nội dung của WikiLeaks.
Tạp chí Thời đại cũng chỉ ra rằng, WikiLeaks sử dụng Internet làm phương tiện, tuyệt đối không thể xuất hiện trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.
Bởi vì, lúc đó công nghệ thông tin tương đối lạc hậu, tin tức chủ yếu được truyền tải qua giấy tờ, nó có ích lợi là giảm thấp nguy cơ tiết lộ bí mật ra bên ngoài với quy mô lớn.
Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển hoàn thiện của Internet, việc phổ biến thông tin được xa và rộng.
Tháng 5/2010, một hacker đã xâm nhập vào kho tư liệu bí mật nội bộ chính phủ Mỹ (SIPRNet và JWICS), lấy được 250.000 bức điện ngoại giao Mỹ và sao chép chúng vào đĩa, sau đó lại đăng tải lên trang mạng WikiLeaks.
Vì vậy, các tài liệu vốn thuộc bí mật quốc gia đã được công khai rộng rãi. Do đó, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, muốn giữ bí mật thì càng khó khăn hơn, WikiLeaks cũng theo đó mà “trỗi dậy”.
Tin liên quan
» WikiLeaks: Mỹ sợ Nga bán tên lửa hiện đại cho Venezuela
» Những người ủng hộ Wikileaks bắt đầu chiến dịch trả đũa
» Thủ tướng Nga phản đối bắt giữ ông chủ WikiLeaks
» Tổng thống Brazil lên tiếng bảo vệ TBT WikiLeaks
» Đức xuất bản sách về hoạt động của WikiLeaks
» "Bom WikiLeaks" vẫn tiếp tục công phá Bộ Ngoại giao Mỹ
» Phản ứng đầu tiên của Úc về vụ bắt giữ TBT Wikileaks
» WikiLeaks công bố chi tiết về vụ tử hình Saddam
» Hình ảnh nóng hổi TBT Wikileaks tại tòa
» Time định chọn TBT WikiLeaks là “người của năm"
» Tổng biên tập Wikileaks bị từ chối bảo lãnh
» Video clip: TBT "web bom tấn" Wikileaks đã bị bắt
» TBT bị bắt, WikiLeaks tăng cường công bố tài liệu mật?
» TBT Wikileaks đã bị cảnh sát Anh bắt giữ
» WikiLeaks tiết lộ mục tiêu quan trọng của Mỹ ở Nga
» Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc về Wikileaks
» Mỹ cấm nhân viên Liên bang đọc các tài liệu WikiLeaks
» Vào "động James Bond" tìm... bom tấn Wikileaks
» WikiLeaks tiết lộ báo cáo mật của Nga về Iran và BTT
» WikiLeaks đánh tụt giá cổ phiếu của Bank of America
» WikiLeaks: Mỹ muốn Nhật bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí
» Sẽ xuất hiện Wikileaks thứ hai?
» Phát lệnh truy nã toàn cầu nhà sáng lập WikiLeaks
» Mỹ cáo buộc ông chủ WikiLeaks tội hoạt động gián điệp?
» Các thủ tướng bị Wikileaks "đánh" mạnh nhất nói gì?
» WikiLeaks bị DDOS tấn công
» Thủ tướng Italia “cười” nội dung tiết lộ của Wikileaks
» Wikileaks tiết lộ về cuộc chiến Gruzia - Nam Ossetia
Khánh Hưng (Theo Liên hợp Buổi sáng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét