Thâm nhập chốt quân sự nơi InnovGreen trồng rừng

VietNamNet:

- Phóng viên VietNamNet có chuyến thâm nhập khu vực biên giới Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn, nơi Cty InnovGreen tiến hành làm đường trồng rừng ngay chốt quân sự 558.


Tại xã Tân Minh (huệnTràng Định, Lạng Sơn), doanh nghiệp này đã phá bỏ 12.000m2 rừng tự nhiên (theo số liệu của cơ quan chức năng Lạng Sơn) để làm đường lên biên giới; tiến hành cuốc hố để trồng rừng ngay trên chốt quân sự 558, cạnh đó là đầy rẫy những con “đường xương cá” qua các quả đồi sát ngay biên giới Việt Trung.


Theo thông tin mà ông Trần Văn Bào, PCT UBND xã Tân Minh, thì có điểm doanh nghiệp nước ngoài này trồng rừng chỉ cách đường phân định biên giới chỉ khoảng 700m, đường chim bay.


Phá bỏ 12.000 m2 rừng, làm đường lên biên giới


Từ con đường mà Cty InnovGreen nối các khu đồi núi trong khu vực phòng thủ quân sự then chốt của huyện Tràng Định, nhóm phóng viên VietNamNet lại ngược theo tỉnh lộ 229 để đến xã Tân Minh, một xã biên giới đặc biệt khó khăn. Nơi “đất rộng, người thưa”, người dân vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống.


Con đường do Cty IG tại xã Tân Minh được bắt đầu tại ngã ba Nà Pẻn - Nà Pùng. Từ đây,
con đường này kéo dài qua khu vực rừng tự nhiên rồi đến sát khu vực biên giới.
Nơi có chốt quân sự 558. Ảnh: Duy Tuấn


Con đường tỉnh lộ này chỉ rải nhựa được khoảng 20km, khi đến khu vực xã Trung Thành nó cắt thành 2 nhánh. Một nhánh đi lên Bình Độ, còn một nhánh khác đi vào xã biên giới Tân Minh. Quả thật nói là tỉnh lộ nhưng trông “nó” không khác gì con đường mòn vào núi là mấy.


Ông Trần Văn Bào, PCT UBND xã Tân Minh tự hào nói với chúng tôi về tình hình công tác bảo vệ rừng trong những năm qua. Ông cho biết, xã Tân Minh có diện tích rừng tự nhiên khá lớn, riêng về độ che phủ thì đứng nhất nhì ở huyện Tràng Định.


Niềm vui từ việc bảo vệ rừng chợt tắt ngúm khi chúng tôi hỏi về tình hình Cty IG vào thuê đất trồng rừng trong xã. Ông lắc đầu ngán ngẩm vì đã 2 năm rồi từ khi dự án này vào nhưng chưa mang lại được lợi ích gì cho bà con và địa phương.


Thậm chí cách đây 3 tháng, Cty này đã đưa hàng chục người từ địa phương khác đến lao động nhưng không có giấy tờ hợp lệ nên lực lượng biên phòng đã trục xuất ra khỏi khu vực “vành đai biên giới”.


Những đường xương cá do Cty IG mở, chạy song song với tuyến đường của công ty này
đi lên khu vực biên giới. Ảnh: Duy Tuấn

thành thủ tục thuê đất thì Cty IG đã tiến hành trồng rừng, làm đường.

Địa điểm công ty có nguồn gốc nước ngoài này vào lập hồ sơ thuê đất trồng rừng bao gồm 2 thôn Nà Pùng và bản Kiêng (sát đường phân định biên giới Việt - Trung) với diện tích dự kiến là 200ha. Tuy vậy, cũng như nhiều địa phương khác, khi chưa hoàn
“Chúng tôi chưa nhìn thấy giấy tờ thuê đất hợp lệ .Bước đầu họ đặt vấn đề là thuê đất 50 năm. Chúng tôi thấy bất ổn quá nên đặt vấn đề với công ty hạ xuống. Thực ra người dân rất lo cho tương lai con cháu. Nếu công ty sở hữu hết đất trong vòng 50 năm thì trong khoảng thời gian đó con cháu chúng tôi sẽ không có đất để sản xuất và khó mà kiểm soát. Chính vì vậy nhiều bà con đã không nhất trí”, ông Bào nói.


Nhóm P.V quyết định đi vào khu vực rừng mà doanh nghiệp này đã tiến hành trồng và làm đường. Ông Bào cũng 1 chiến sỹ biên phòng thuộc biên chế Đồn biên phòng Hàm Nghi tình nguyện dẫn đường cho chúng tôi.

Từ trụ sở xã, đi tiếp khoảng 3km nữa thì kết thúc tỉnh lộ 229, đến địa bàn thôn Nà Pùng, điểm đầu tiên của khu vực trồng rừng của công ty IG. Từ khi công ty này chưa có mặt, đây vẫn là khu vực rừng tự nhiên được chính quyền và nhân dân chăm sóc bảo vệ, muốn vào rừng chỉ có những con đường mòn.


Khu vực trồng rừng, làm đường của Cty IG tại xã Tân Minh nằm trọn trong vành đai biên giới.
Vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Thế nhưng, quá trình thẩm định, cấp phép cho dự
án 50 năm này tại Lạng Sơn không có sự tham gia của các cơ quan này. Ảnh: H. Sang

Quả thật, có đi vào rừng Tân Minh mới thấy lời của vị phó chủ tịch xã nói là đúng. Rừng tự nhiên ở đây có độ che phủ khá lớn, rất ít đồi trọc, có cả những cây thân gỗ to 40-50cm.


Ông Bào tiếp tục câu chuyện: “Bắt đầu từ ngã 3 Nà Pẻn – Nà Pùng này là đường do công ty IG. Chúng tôi chưa thấy một loại giấy tờ nào hữu hiệu của cấp có thẩm quyền cho phép. Họ làm các đường xương cá đi vào các khu rừng, chặt hạ nhiều diện tích rừng tự nhiên mà chúng tôi đã bảo vệ mấy chục năm. Tôi tính phải phá bỏ mấy trăm m3 gỗ chứ không ít”.


Năm 2008, người của công ty này đã mang máy ủi, xúc vào và tiến hành làm đường mà không có sự giám sát hay đồng ý bằng văn bản nào của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Bởi khi làm đường vào rừng thì cũng đồng nghĩa với việc phải phá bỏ một diện tích rừng khá lớn.


Theo một tài liệu đáng tin cậy thì khi làm đường vào rừng ở thôn Nà Pùng và bản Kiêng, Cty IG đã phá bỏ 12.000 m2 rừng tự nhiên.

Mặc dù đã hơn 1 năm nhưng trên đoạn đường này vẫn còn sót lại rất nhiều khúc gỗ lớn, có đường kính 40-50cm, rồi những gốc cây lớn nằm rải rác bên đường vào. Ông Bào xót xa nói: Họ (Cty IG) tự động đưa máy móc vào làm. Số lượng rừng bị phá khá lớn. Diện tích rừng bị phá để làm đường đều là rừng tự nhiên, gỗ thì toàn loại gỗ nhóm 4”.


“Trận địa đường xương cá” cạnh chốt quân sự 558


Một cảm giác choáng ngợp khi bắt gặp cảnh những con đường đỏ chạy khắp các quả đồi ở khu vực này. Ông Bào cho biết, những con đường này đều do công ty IG làm để đi vào khu vực trồng rừng.


Chốt quân sự 558 trên biên giới ở xã Tân Minh, nơi Cty IG cuốc hố để trồng cây ngay trên
sườn, làm đường ở dưới chân núi. Ảnh: Duy Tuấn

Đường vào rừng không phải chỉ một đường nối các quả núi lại với nhau mà cạnh đó là những con đường nhỏ, rẽ vào các lối mà ông Bào ví von: Như kiểu trận địa đường xương cá ở khu vực biên giới.


Chỉ tay vào con đường phía đỉnh núi xa xa, ông Bào nói: Một bên là đường tuần tra biên giới, bên kia đã là đất Trung Quốc rồi. Điểm trồng rừng của Cty IG sát đường biên nhất chỉ cách độ khoảng 700m, tính theo đường chim bay.


Trên đường vào khu vực rừng của InnovGreen ở Tân Minh chúng tôi được nghe nói đến cái tên “chốt quân sự 558” nằm sát biên giới. Theo lời ông Phó chủ tịch xã Tân Minh, chốt quân sự này có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
Là một lãnh đạo xã biên giới, ông Bào hiểu được sự phức tạp trong công cuộc bảo vệ biên cương, giữ từng tấc đất, cây rừng của cha ông để lại.


Chúng tôi quyết định thâm nhập “điểm cao 558” sau khi được sự cho phép của lãnh đạo xã và lực lượng biên phòng. Trước khi đi ông Bào có dặn, phải quan sát từ xa, không được leo lên đỉnh núi đấy vì có thể vấp phải vật liệu nổ còn sót lại.


Đường do Cty IG mở, chạy qua các đồi cao trên biên giới tại xã Tân Minh. Ảnh: Duy Tuấn

Điểm cao 558 là một đỉnh núi sừng sừng, cao nhất trong khu vực biên giới mà chúng tôi có mặt. Trên đồi chỉ có thảm cỏ xanh, ngoài ra không có cây cối gì. Sửng sốt hơn khi tiếp nhận thông tin, con đường nằm ngay dưới chân quả đồi này là do Cty IG làm. Nếu tính từ đỉnh núi xuống đường của IG thì chỉ khoảng độ 100m.


“Đứng trên đỉnh núi 558 có thể bao quát được cả xã Tân Minh, Trung Thành, Đội Cấn, Quốc Khánh và cả xã biên giới cạnh đó là Đào Viên nữa. Vì thế nó có vị trí rất quan trọng và nhạy cảm về quốc phòng an ninh, bảo vệ biên giới”, vị phó chủ tịch xã nói tiếp.


Trên đồi 558 xuất hiện những hố nhỏ, trông rất đều, thẳng hàng do con người tạo nên mà đứng từ xa cũng có thể nhìn thấy. Thấy chúng tôi phân vân, ông Bào liền nói: Đó là những dãy hố do công ty IG thuê người đào để trồng cây. Nếu tính từ hàng cuối cùng lên đến đỉnh đồi chỉ khoảng 40m.


Tuy không phải là nhà chiến lược quân sự, nhưng từ sau khi được đi tham quan rừng của Cty IG ở Quảng Ninh, vị phó chủ tịch xã biên giới này tỏ ra lo lắng:

“Đỉnh núi Khau Tét ở xã Hùng Việt cao lắm, về quốc phòng rất lợi, kinh tế không lợi mấy, thế nhưng Cty IG đã tốn bao nhiêu tiền của để mở đường, cho máy móc làm thành con đường xoắn ốc lên đỉnh.


Rừng bạch đàn của Cty IG đã được trồng ở khu vực này. Con đường đất đó phía trên được
kéo dài tới sát đường tuần tra biên giới Việt Trung. Ảnh: Duy Tuấn

Nghiệm lại Tân Minh chúng tôi Cty này nhắm vào điểm cao, là điểm tựa bảo vệ địa bàn xã này khi có biến. Tôi thấy về mặt quân sự không đảm bảo. Cty IG vào xã tôi lập hồ sơ thuê đất 50 năm, trong diện tích dự kiến thì chủ yếu là khu vực sát với đường biên, lại có cả chốt quân sự, nhiều điểm cao, nếu có tình huống gì xẩy ra thì khó mà kiểm soát”.

Ông Bào nói tiếp, chỉ 200 ha ở xã Tân Minh mà công ty đầu tư lớn để mở nhiều con đường, sát ngay biên giới. Tôi nghĩ về kinh tế thì rất nhỏ, không phải là mục đích cơ bản. Chẳng qua là lấy cớ thông qua mục đích kinh tế theo ý của họ?


Thực tế ở xã Tân Minh khiến chúng tôi nhớ lại lời của ông Lý Vì, Bí thư xã Hà Lâu (Tiên Yên, Quảng Ninh) trong lần thứ 2 quay lại. Chúng tôi có thắc mắc là vì sao công ty hứa làm đường nhưng đã 3 năm rồi vẫn chưa thấy thì ông Vì có nói: Phải được thuê với diện tích lớn họ mới mở đường, chứ ở xã này chỉ có hơn 400 ha nên chắc họ không mở.


Đối sánh với việc ở xã Tân Minh, chỉ có 200 ha dự kiến được thuê nhưng doanh nghiệp có nguồn gốc nước ngoài này “tích cực” đầu tư làm đường, mặc dù rừng chưa trồng được bao nhiêu. Những việc làm này liệu có cơ quan nào giám sát?


Với vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng như lo ngại của lãnh đạo xã này, không biết mục đích thực sự của doanh nghiêp này có phải là kinh tế không?


Duy Tuấn - Hoàng Sang - Trường Giang


InnovGreen đang làm gì trên biên giới Việt Nam?

- Những thông tin về việc thuê đất trồng rừng của Cty InnovGreen càng ngày càng khiến chúng tôi giật mình. Một đỉnh núi cao khoảng 700m cạnh QL 4A thuộc địa phận huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn) bỗng dưng xuất hiện những con đường đất đỏ chạy quanh, xoắn ốc lên đến đỉnh núi.

Cạnh đó, tại một số thôn ở xã Kháng Chiến xuất hiện những con đường “rồng rắn”, nối “đuôi” chạy qua các quả đồi, bên cạnh những rừng cây của Cty IG đã trồng. Điều đáng nói, những điểm Cty IG vào tại xã Kháng Chiến lại nằm trong khu vực phòng thủ then chốt của huyện Tràng Định, theo như thông tin đáng tin cậy từ cơ quan có thẩm quyền ở đây.

Xoắn ốc đường lên điểm đỉnh núi Khau Tét

Đi trên QL 4A theo hướng Lạng Sơn – Tràng Định hay ngược lại, khi qua địa bàn xã Hùng Việt, nếu trời quang mây tạnh chúng ta dễ dàng nhìn thấy đỉnh núi Khau Tét (thôn Bản Tét) bởi độ cao của nó. Theo người dân ở đây cho biết, thì đỉnh núi này cao khoảng 600-700m

Đường xoắn ốc lên đến đỉnh núi Khau Tét do Cty InnovGreen làm. Thông tin cho biết, đỉnh núi này có độ cao khoảng 600m. Ảnh: Duy Tuấn

Một cán bộ ở UBND huyện Tràng Định cho biết, đỉnh núi này khá cao, có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng. Không chỉ nằm cạnh con đường xương sống độc đạo 4A, nối các tỉnh đông bắc với nhau mà lại nằm ngay sát thị trấn Thất Khê, nơi ghi dấu nhiều chứng tích lịch sử giữ nước.

Đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt bao quát được cả xã Hùng Việt, Kháng Chiến, Trung Thành và thị trấn Thất Khê. Còn nếu khi có xung đột quân sự thì việc chiếm được đồi Khau Tét có vai trò rất lớn, có thể khống chế được một vùng rộng lớn, án ngự trên con đường xương sống số 4.

Vậy mà 2 năm nay, khi đi qua đây thì người ta dễ dàng thấy trên đỉnh núi xuất hiện những con đường đất màu đỏ quạch bao quanh đỉnh núi.

Anh Hoàng Văn Hưởng (hiện là cán bộ địa chính xã Kháng Chiến), một người dân Bản Tét cho biết: “Con đường lên núi được Cty InnovGreen làm làm thành những vòng xoắn ốc bao quanh quả đồi lên đến đỉnh từ năm 2008. Hiện trên núi Cty này mới trồng được mấy ha bạch đàn".

Núi Khau Tét nằm gần với QL 4A-huyết mạch giao thông phía đông bắc tổ quốc.

Theo anh Hưởng thì việc làm đường trên núi đã ảnh hướng tới nguồn nước sinh hoạt và canh tác lâu dài của người dân. Nước khe trên núi này được dân thường lấy về sử dụng nhưng đến khi trời mưa thì bao nhiêu đất đá làm đường, dầu bạch đàn đổ xuống các khe suối chảy ra đồng ruộng của người dân.

“50 năm thì còn gì nữa. Nếu như cho thuê 50 năm, ai không biết nhưng mình bên mảng địa chính thì mình không nhất trí. Mình đã từng ở xã biên giới Đào Viên, Cty IG vào thuê đất, lúc đầu thì cũng nhất trí nhưng khi biết thuê 50 năm thì tất cả dân đều không nhất trí. 50 năm nữa thì chỉ có cái đồi trọc chứ còn gì, nhất là ở những xã biên giới thì càng không muốn”, anh Hưởng nhận định.

“Rồng rắn” đường trong khu vực phòng thủ then chốt

Ở xã Kháng Chiến, Cty IG cũng đã tiến hành trồng rừng được hơn 200 ha trong trên tổng diện tích hơn 400ha. Đáng chú ý, tại 4 thôn Nà Trà, Khuổi Boóc, Pò Loi và Bản Sàn đã được xác định là những điểm nằm trong khu vực phòng thủ then chốt của huyện Tràng Định.

Rừng và đường của Cty IG tại xã Kháng Chiến, khu vực phòng thủ then chốt của huyện Tràng Định - Lạng Sơn. Ảnh: Duy Tuấn

Con đường đi vào khu vực trồng rừng của Cty này tại 4 thôn trên được bắt đầu từ thôn Pò Loi, sát ngay tỉnh lộ 229 (nối xã biên giới Tân Minh thuộc huyện Tràng Định với QL 4A). Sau khi rồng rắn chạy qua rất nhiều đồi núi cao trong rừng, con đường lại được vòng ra tiếp giáp với lại tỉnh lộ 229.

Có người còn ví von, khu vực đường và rừng của IG như một vòng cung ôm sát tỉnh lộ 229.

Từ tỉnh lộ đi vào khoảng 500m thì bắt đầu đến khu vực trồng rừng của Cty IG. Đoạn đầu con đường xuất hiện những bãi đất đá bị sạt lở từ các taluy lởm chởm. Nếu mưa to thì những mảnh taluy dương trên đường có thể bị sụt, gây nguy hiểm đến người dân canh tác ở dưới núi.

Những cán bộ cùng đi cho biết, đứng trên những quả núi cao khoảng 500m, ngay trên đường mà Cty này làm có thể quan sát được những vệt đỏ trên các quả đồi cách xa cả cây số. Quá trình họ làm đường, trồng cây chính quyền cũng không được vào giám sát. Hầu như những quả núi cao nhất thì đường đi qua chiếm ngự.

Phó trưởng công an xã Tràng Định đang chỉ tay về phía rừng cây của Cty IG trồng.

Anh Hoàng Văn Mạnh, Phó Trưởng công an xã Kháng Chiến cho biết, trước đây thì khu vực đường của Cty này làm cũng là rừng tự nhiên, khi làm đường Cty này đã chặt bỏ đi một diện tích rừng. Quả đồi cao nhất ở khu vực này phải đến gần nghìn mét.

Không hiểu sao doanh nghiệp nước ngoài này vẫn có thể tiến hành trồng rừng, làm đường tại những vị trí nhạy cảm trên?


Hỗ trợ “công giữ rừng” hay mua đứt với giá rẻ mạt?


Mặc dù chưa được thuê đất theo quyết định của cấp có thẩm quyền ở tỉnh Lạng Sơn, nhưng ngay sau khi tiến hành trồng được một số diện tích rừng, làm đường vào, Cty IG Lạng Sơn đã cho người làm rào chắn ngang con đường vào khu vực rừng tại 4 thôn này.

Một cán bộ huyện Tràng Định kể lại: năm 2009 có lần tôi vào để xem xét tình hình thì có 2 người của Cty IG đứng ở hàng rào chắn trên đường ngăn không cho vào. Ai muốn vào rừng đều phải được sự đồng ý của bảo vệ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, người làm rào chắn chính là ông Hoàng Văn Đoàn, trưởng thôn Pò Loi. Năm 2008 ông nhận được chỉ đạo của Cty là rào đường lại để “bảo vệ” rừng mà Cty IG đã trồng, đến cuối năm 2009, nhận thấy nhận bảo vệ rừng cho Cty này rất vất vả nhưng chỉ nhận được mỗi tháng 500 nghìn nên ông đã nghỉ việc và dỡ rào chắn.

Trưởng thôn Pò Loi đang cầm trên tay 1 trong 2 cuốn sổ tiết kiệm mà Cty IG hỗ trợ "công giữ rừng" với giá 100 nghìn/1ha/1năm - Ảnh: Duy Tuấn

Ông Đoàn cho biết thêm, đất ở thôn Pò Loi chiếm diện tích khá lớn trong 4 thôn mà Cty này có mặt. Khi vào làm việc, Cty có hứa sẽ tạo nhiều công việc cho bà con nên lúc đầu nhiều người cũng đồng thuận.

Công ty đã bỏ ra một khoản tiền hơn 200 triệu gọi là “hỗ trợ giữ rừng”, mỗi ha 1,1 triệu/11 năm công giữ rừng (100nghìn/1ha/1năm). Số tiền trên đứng tên ông Đoàn, tổng số tiền là hơn 200 triệu cho “công giữ rừng” trong khoảng thời gian 1997 - 2008.

Tuy vậy, cho đến nay, sau 3 năm dự án triển khai, chính bản thân vị trưởng thôn này lại cảm thấy tiếc nuối khi “lỡ” giao hơn 200ha cho dự án này:

“Từ khi Cty IG vào, đại khái là dân vẫn có việc làm nhưng tiền không đáng nên dân không làm nên chủ yếu lấy người từ nơi khác đến. Lúc đầu một số nhận thầu nhưng về sau lỗ. Quyền lợi của người dân trong thôn thì chả có gì, họ chỉ trả từng này tiền rồi thôi. Họ trả tiền thế như mua đứt luôn. Mà diện tích lớn, số tiền chỉ có thế nên dân cảm thấy quá rẻ mạt”.

Bản thân ông Đoàn cũng thừa nhận rằng, “khi dự án mới vào cũng không hiểu rõ lắm, cứ tưởng là dự án vào rồi sẽ giúp được dân cái này cái nọ nhưng mà giờ không thấy. Chỉ có con đường đi vào rừng, nhưng đó là các anh (Cty IG) mở đường để phục vụ cho các anh chứ đâu phải cho dân”.

“Mình cho thuê 50 năm, chết là chết ở chỗ đấy, giờ đã mắc rồi biết làm thế nào. Biết thế này dân đứng ra nhận rồi… Người dân muốn nhà nước giao cho từng hộ nhưng mà giờ không được nữa, rất xót xa”, ông Đoàn ngậm ngùi nói.


·
Duy Tuấn - Hoàng Sang - Trường Giang

1 nhận xét:

  1. Muốn xem thông tin phản hồi từ Công ty InnovGreen thì xem trên trang của InnovGreen, bài viết mang tiêu đề: SỰ THẬT NGƯỜI TRONG CUỘC - Những cáo buộc của VietnamNet về InnovGreen.

    Rất tiếc là trang web của InnovGreen có tới ít nhất là 3 mã độc có thể nguy hại cho bạn khi truy cập.

    Để biết mức độ nguy hiểm của mã độc, hãy Sử dụng 2 công cụ trên mạng sau để quét kiểm tra trang innovgreen.vn:
    www.urlvoid.com
    safeweb.norton.com

    Bạn sẽ thấy kết quả sau:

    Threats found: 3
    Here is a complete list: (for more information about a specific threat, click on the Threat Name below)
    Threat Name: HTTP Fake AV Redirect Request
    Location: http://www.innovgreen.vn/popup_image.php?pID=185&osCsid=68a8a7cf934edca818501c5e28823179

    Threat Name: HTTP Fake AV Redirect Request
    Location: http://www.innovgreen.vn/product_info.php?products_id=70&;language=en&osCsid=nzuwekthgzwtan

    Threat Name: HTTP Fake AV Redirect Request
    Location: http://www.innovgreen.vn/index.php?osCsid=nzuwekthgzwtan

    và:

    Report 2010-11-25 09:29:13 (GMT 1)
    Website innovgreen.vn
    Domain Hash ed440c3b5052fa444038059080c5d512
    IP Address N/A [SCAN]
    IP Hostname N/A
    IP Country -- (--)
    AS Number N/A
    AS Name N/A
    Detections 2 / 17 (12 %)
    Status SUSPICIOUS

    Trả lờiXóa