- Thông tin về vụ thầy giáo “giở trò” với nữ sinh khiến cô bé tìm đến cái chết đang khiến đông đảo người dân bức xúc.
Bức xúc “con sâu làm rầu nồi canh"
Mấy ngày gần đây, dư luận đang xôn xao vì thông tin một nữ sinh lớp 11 (Trường THPT Bến Tre- Phúc Yên- Vĩnh Phúc) uống thuốc tự tử bị thầy hiệu phó "ép đi hát karaoke, uống bia rồi giở trò sàm sỡ".
Trong khi cơ quan điều tra còn đang trong quá trình xác minh sự việc, thì cư dân mạng đã bức xúc lên tiếng phân tích câu chuyện.
Trên diễn đàn web trẻ thơ, chủ đề này mới được đưa lên đã thu hút hàng chục bình luận. Hầu hết các thành viên đều tỏ rõ sự tức giận, bất bình với sự việc nếu như nó diễn ra đúng như những gì học trò tố cáo thầy.
Ông Huân, Hiệu phó Trường THPT Bến Tre- Phúc Yên- Vĩnh Phúc) - Ảnh: PLXH
Ghê sợ, đáng sợ, bức xúc, sốc… là phản ứng của nhiều người khi liên tiếp đọc các thông tin chi tiết về vụ việc.
Bạn Thu Quỳnh chia sẻ: “Thật sự, khi nghe tin này tôi rất sốc. Một hiệu phó nhà trường lại có hành động như vậy…”.
Trong khi đó, một thành viên nam có nick Lehung cũng thể hiện nỗi bức xúc không kém: “Có lẽ tôi là người ít quan tâm đến chuyện thời sự nên không biết. Vào đọc lên những điều trên, tôi tự thấy hổ thẹn và bức xúc vì câu chuyện này, nếu đúng sự thật như em H. tố cáo, vì tôi cũng là 1 giáo viên. Thật không thể tin được, cảm thấy mình cũng bị xúc phạm chỉ vì những hành động vô nhân tính của mấy đồng nghiệp”.
Cùng với nỗi bức xúc ấy, đa số các thành viên đều mong muốn sự thật được làm rõ, kẻ có tội phải bị trừng trị…
Thành viên TT.. trên webtretho cảnh báo: “Nếu đúng, phải trừng trị vừa là răn đe những kẻ khác, vừa để không còn có em học sinh nào bị thầy này làm nhục nữa”.
Vừa giận vừa thương
Sau những phản ứng đầu tiên về sự việc như nỗi tức giận, căm ghét..., hầu hết mọi người đều bày tỏ sự cảm thông sâu sắc, xót xa cho nạn nhân- một cô bé mới 17 tuổi.
Thành viên có nick Jenny chia sẻ: “Cô bé còn non nớt thế, làm sao có kinh nghiệm và bản lĩnh để xử lý những sự việc như thế này. Nói với bạn bè thì xấu hổ, với bố mẹ lại sợ hãi, trước mắt lại là kẻ uy quyền…”.
Trong rất nhiều ý kiến trái chiều, có thể thấy rõ rất nhiều ý kiến vừa giận, lại vừa thương cô nữ sinh ngây thơ, thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng và không biết tự bảo vệ mình.
Người thầy khi đã chọn nghề sư phạm là chấp nhận cuộc đời thanh đạm, phải có nhân cách, lấy nhân cách để giáo dục nhân cách. Không có nhân cách không thể làm THẦY được.
Giành hướng quan tâm đặc biệt đến cô bé tội nghiệp, một số thành viên các trang mạng lên tiếng cảnh báo cho các nữ sinh khác.
“Các bạn nữ nên đề cao cảnh giác và có những hành động để đề phòng,không cho ai có thể có suy nghĩ là có thể làm hại các bạn...".
Bằng tất cả sự cảm thông, bạn Quỳnh Phương- diễn đàn Dientuvietnam chân thành chia sẻ: “Một hiệu phó nhà trường lại có hành động như vậy. Với những người như thế này pháp luật cần nghiêm khắc để làm gương cho người khác. Gia đình bạn H. nên an ủi động viên bạn vượt qua cú sốc này. Cố lên bạn nhé. Hãy quên quá khứ để hướng về tương lai đang chờ bạn phía trước”.
Ở góc độ học trò, có thể nói, hiện nay học sinh đang thiếu hụt kĩ năng sống, không biết tự bảo vệ mình. Cái này phải nói tới trách nhiệm của gia đình và nhà trường đã không quan tâm đúng mức đến việc dạy kĩ năng sống cho các em. Tình thầy trò là một mối quan hệ đẹp, nhưng phải được giữ khoảng cách nhất định. Mỗi người nên biết tự bảo vệ mình, vì dù sao đó vẫn là quan hệ khác giới, nhạy cảm. Nếu không được dạy trong nhà trường, gia đình chưa quan tâm giáo dục thì các em cũng nên biết tự tìm hiểu bằng nhiều cách như đọc sách báo, internet… Lời khuyên dành cho các nữ sinh, bao giờ kẻ xấu cũng có cả một quy trình xâm hại, từ tiếp cận đến “khống chết” đối tượng. Bởi vậy, các em phải bằng cái nhạy cảm của phái nữ để phát hiện và đề phòng. Hãy cảnh giác ngay khi cảm thấy có điều gì bất an, hay dấu hiệu đáng ngờ. Người thầy khi đã chọn nghề sư phạm là chấp nhận cuộc đời thanh đạm, phải có nhân cách, lấy nhân cách để giáo dục nhân cách. Không có nhân cách không thể làm THẦY được. Là con người, không thể tránh được những lúc bản năng trỗi dậy, nhưng hãy biết giữ mình, rèn luyện để gìn giữ nhân cách, nhất là khi đã chọn nghề giáo- nghề cao quý trong xã hội.
Nhìn nhận của Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý:
“Nhìn ở góc độ người thầy, thực ra trong quá trình đào tạo sư phạm của Việt Nam còn nặng về nội dung, lý thuyết mà coi nhẹ rèn luyện phẩm chất đạo đức. Vì thế có những sinh viên sư phạm đã có “vấn đề” ngay từ khi còn học tập dưới mái trường ĐH. Với lối sống buông thả, không chịu rèn luyện thì khi ra ngoài đời, vào cuộc sống, họ rất dễ sa ngã và gây ra những sự việc khiến dư luận bàng hoàng.
Quỳnh Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét