Trung Quốc yêu nhưng chưa muốn kết hôn với Triều Tiên

AODATVIET.VN
Cập nhật lúc :5:54 AM, 10/12/2010

Thông tin mà dư luận cho là “động trời” về việc Bắc Kinh sẵn sàng tính đến kịch bản chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ không có gì mới lạ đối với bất cứ quan chức nào từng có dịp tiếp xúc với giới lãnh đạo Trung Quốc, chuyên gia Andrei Lankov tại ĐH Kookmin nhận định.

>> Trung, Triều cứng rắn, Nhật, Hàn lên gân

“Giới chức cũng như các chuyên gia Trung Quốc đề cập đến vấn đề này từ nhiều năm nay”, ông Andrei Lankov khẳng định trên trang web của diễn đàn Đông Á. Ông dẫn chứng, tại một cuộc họp ở Seoul hồi tháng 4 năm nay, một nhóm chuyên gia Trung Quốc cũng có bài phát biểu liên quan đến vấn đề này.

“Sự ủng hộ hay bỏ rơi Bình Nhưỡng không thể nói lên sự tốt bụng hay xấu xa của Bắc Kinh bởi đơn giản Trung Quốc cũng như bao nước khác, sẵn sàng toan tính và hành động bằng mọi cách để đảm bảo lợi ích quốc gia.

Đối với Trung Quốc, hợp tác với Triều Tiên không những giúp Trung Quốc duy trì vùng đệm an toàn, mà còn đảm bảo được lợi ích của Bắc Kinh trong mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi với Bình Nhưỡng.

Hợp tác với Triều Tiên mang lại nguồn lợi lớn cho Trung Quốc.

Nguồn thu chủ yếu của quân đội Triều Tiên trước kia vẫn phụ thuộc vào doanh thu từ các hợp đồng bán vũ khí cho Iran, Syria và Pakistan. Tuy nhiên, hai vụ thử hạt nhân dẫn đến hệ quả là một lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, theo đó hạn chế một số hoạt động giao thương của nước này trong đó có vũ khí.

Và tất nhiên, một Trung Quốc đang khát năng lượng không quên sử dụng cơ hội này để đảm bảo cho họ một thị phần lớn trong nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có chưa được khai thác của Triều Tiên. ¾ tổng thương mại của Triều Tiên đến từ Trung Quốc. Trung Quốc cung cấp cho Triều Tiên dầu thô, xăng và các hàng hóa công nghiệp khác để đổi lại nguồn khoáng sản dồi dào tại nước này.

Quan trọng hơn, một Triều Tiên “ngông nghênh” còn giúp Bắc Kinh duy trì sự “nóng bỏng vừa phải” trên bán đảo Triều Tiên, một công cụ tuyệt hảo cho các nhà ngoại giao Trung Quốc bởi tình hình tại khu vực càng phức tạp, vai trò của quốc Bắc Kinh càng được nâng cao.

Tuy nhiên, nếu tình hình quá căng thẳng và dẫn đến một kịch xấu nhất là chế độ Triều Tiên sụp đổ thì sẽ là gánh nặng đối với kinh tế Trung Quốc.

Do đó, giới lãnh đạo Trung Quốc đi đến thống nhất rằng, Bắc Kinh sẽ “một lòng một dạ” với Bình Nhưỡng, song chỉ trong thời điểm hiện tại. Còn về lâu dài, tiền thuế của người dân Trung Quốc không thể đủ dư dả để “cứu dỗi” láng giềng Triều Tiên. Do đó, những ưu tiên chính sách của Bắc Kinh trong tương lai không có kế hoạch “che chở” Bình Nhưỡng.

Sự nồng hậu của Trung Quốc đối với Triều Tiên có thể chỉ có ở hiện tại.

Cụ thể, cách tiếp cận hiện tại của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng là bao bọc ở mức độ vừa phải, để không quá tốn kém mà cũng không khiến chế độ này “ọp ẹp” đến mức có thể trở thành mối họa chính trị. Còn về lâu dài, tất nhiên là Trung Quốc sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng cho kịch bản hai miền Triều Tiên thống nhất.

Theo chuyên gia Andrei Lankov, Bắc Kinh dường như sẽ có ba lựa chọn cho kịch bản xấu nhất này. Thứ nhất, họ có thể dồn hết tiền của để “cứu sống” Triều Tiên. Tuy nhiên, đây có vẻ là lựa chọn ít khả thi nhất bởi chi phí bỏ ra quá lớn so với lợi ích thu về. Trong khi đó, thành công của “mẻ đầu tư” này lại quá mong manh.

Lựa chọn thứ 2 là Trung Quốc có thể “nhúng tay” trực tiếp vào chế độ Triều Tiên, thậm chí gửi quân sang và xây dựng một chế độ của Trung Quốc tại đây.

Cuối cùng, Bắc Kinh có thể xóa sổ Bình Nhưỡng và đàm phán với Hàn Quốc và Mỹ về những điều kiện thống nhất hai miền mà có lợi nhất cho Trung Quốc. Và dường như giới chức Trung Quốc ưu tiên lựa chọn cuối cùng này.

Trà My (theo Eastasiaforum)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét