VOV News:
Cập nhật lúc : 6:21 AM, 11/12/2010
Cập nhật lúc : 6:21 AM, 11/12/2010
Từ 11/12, trần lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại sẽ được tăng lên từ 12%/năm lên 15%/năm
Đây là kết quả cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cùng với các ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày 10/12.
Một ngày trước đó, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, lãnh đạo của 12 ngân hàng thương mại phía Bắc đã cùng ký một cam kết về lãi suất. Theo đó, các ngân hàng trên địa bàn sẽ đưa mức lãi suất huy động về tối đa là 14%/năm. Trong trường hợp có khuyến mại (bằng tiền hoặc quà tặng), lãi suất thực mà khách hàng được hưởng không được vượt quá 15%/năm. Ngân hàng nào vi phạm quy định sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt từ cơ quan quản lý.
Dù mức lãi suất đã được hạ nhiệt ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hiện nay mức lãi suất huy động cao nhất ở các ngân hàng vẫn ở mức từ 15,5% - 16,5%/năm./.
Theo SGGPCập nhật lúc : 5:48 PM, 09/12/2010
Siết chặt cuộc đua tăng lãi suất huy động đồng Việt Nam(VOV) - Để giải quyết tình hình căng thẳng lãi suất, về lâu dài, chúng ta cần phải có các biện pháp cơ bản ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát, giảm lãi suất.
Chỉ trong một thời gian ngắn, lãi suất huy động của các ngân hàng từ 13% đến 14%/năm liên tục bị phá và đỉnh điểm là ngày 8/12, ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) công bố mức lãi suất 17%/năm cho kỳ hạn một tháng trong vòng 3 ngày từ 8-10/12. Các Ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng lập tức nâng biểu lãi suất mới 17,5%/năm, cá biệt có ngân hàng nâng lên 18%/năm. Trước diễn biến bất thường này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội họp với các ngân hàng thương mại để chấn chỉnh kịp thời.
Theo thỏa thuận của các ngân hàng thương mại với Hiệp hội ngân hàng, sau khi được phép tăng lãi suất đều thống nhất ở mức 12%/năm. Tuy nhiên, ngay sau đó, các ngân hàng đua nhau đẩy lãi suất lên cao. Mới tuần trước, Ngân hàng Đông Á nâng lãi suất huy động lên 14%/năm.
Tuần này, một vài ngân hàng cổ phần đã đẩy lãi suất tiết kiệm kỳ hạn một tháng lên 18%/năm cho các khoản tiền gửi nhỏ và đối với khoản tiền hàng tỷ đồng trở lên, mức lãi suất có thể được nâng lên tiếp. Cụ thể trong ngày 8/12, cuộc đua lãi suất huy động đã lan rộng, tăng từng giờ, có ngân hàng chấp nhận trả đến 18-20%/năm. Cuối ngày, lãi suất lùi về 14%/năm sau khi có can thiệp từ Ngân hàng Nhà nước.
Techcombank là ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất huy động lên 17% |
Tuy nhiên, những rắc rối liên quan đến lãi suất vẫn còn đó, nghịch lý trong đợt tăng lãi suất tiết kiệm lần này là lãi suất tăng nhanh trong khi thanh khoản của các ngân hàng thương mại không căng thẳng do đã được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ trên thị trường mở từ trước đó. Mặt khác, lãi suất tăng mạnh nhưng sức ép về tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm không lớn.
Nhận định về hiện tượng này, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết: “Đó là một sự việc rất đáng tiếc và cũng là việc thiếu suy nghĩ của các ngân hàng, không có lý gì lãi suất lại tăng cao như vậy được. Hiệp hội không thể có một quyền lực gì để mà ngăn chặn việc tăng lãi suất ngoài việc kêu gọi. Vì thế, chúng tôi phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước để có giải pháp can thiệp ngay, dập tắt ngay sự việc phi lý như vậy và Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp kịp thời”.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho biết: Diễn biến lãi suất trong ngày 8/12 là không bình thường, phải xử lý ngay, nếu không sẽ dẫn đến những khó khăn với các ngành khác. Nguyên nhân là do các ngân hàng cuối năm cần đáp ứng yêu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mà nguồn vốn đó hiện nay, các ngân hàng lại không có nhiều.
Năm 2008, lạm phát lên đến 19,89%/năm nhưng lãi suất huy động cao nhất ở một số thời điểm cũng chỉ 18%/năm. Năm 2010, lạm phát chỉ hơn một nửa so với năm 2008 (trên 10%) nhưng hiện lãi suất bị đẩy lên 17-18%/năm là điều bất thường. Năm 2010, dù lạm phát có tăng, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tác động từ bên ngoài, do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng cao, yếu tố đầu cơ và tâm lý.
Nguyên nhân lạm phát do tiền tệ là không lớn, vì thế tăng lãi suất quá liều để thu tiền về hoặc thắt chặt tiền tệ quá mức nhằm chống lạm phát chỉ làm khó doanh nghiệp. Lãi suất cao, doanh nghiệp không vay vốn để sản xuất kinh doanh dẫn đến thiếu hàng hóa, tạo sức ép lên giá cả trong tương lai.
Để ổn định tình hình căng thẳng lãi suất từ nay đến cuối năm, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng: “Về lâu dài, chúng ta cần phải có các biện pháp cơ bản hơn. Đó là ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát, giảm lãi suất. Trên cơ sở đó, huy động tiền của người dân thông qua các kênh vào ngân hàng và giảm bớt số vàng, ngoại tệ mà người dân hiện nay đang nắm giữ”.
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu Ngân hàng Nhà nước không muốn lãi suất huy động tăng cao, đồng thuận huy động 12%/năm thì phải can thiệp bằng cách cung cấp tiền qua thị trường mở. Nếu cung cấp không đầy đủ hoặc không đúng đối tượng thì lãi suất sẽ tăng lên và thực tế đã diễn ra.
Chính phủ cần cho phép Ngân hàng Nhà nước có thể cung cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng thương mại cổ phần có nhu cầu thực sụ thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn. Nếu cứ cung cấp theo nguyên tắc thị trường như hiện nay thì tiền lại vào tay những ngân hàng thừa vốn và họ sẽ cho vay lại để hưởng chênh lệch, trong khi ngân hàng “mỏng” vốn vẫn phải đẩy lãi suất lên cao để huy động tiền trong dân./.
Văn Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét