TBT Wikileaks đã bị cảnh sát Anh bắt giữ

VTC News:
07/12/2010 19:00

(VTC News) – Theo BBC, vào lúc 16h30 (giờ Hà Nội) ngày 7/12, Tổng biên tập Wikileaks Paul Jullian Assange đã bị cảnh sát Anh bắt giữ tại London. Nếu những cáo buộc được Tòa án cấp quận ở Anh xác nhận là đúng sự thật, thì sau vài tháng nữa, Assange sẽ bị dẫn độ sang Thụy Điển.

Tổng biên tập Assange bị bắt theo lệnh truy nã của Thụy Điển vì cáo buộc cưỡng dâm 2 phụ nữ của nước này hồi tháng 8 năm 2010. Tuy nhiên, ông phủ nhận mọi cáo buộc.

Nếu những cáo buộc là đúng, tòa án cấp quận ở Anh sẽ dẫn độ Assange sang Thụy Điển trong vài tháng tới.
Theo lệnh bắt giữ, Assange sẽ xuất hiện tại một tòa án cấp quận thuộc thành phố Westminster trước 12.30 giờ GMT tức 7h30 sáng 8/12 theo giờ Hà Nội, trừ khi có sự cho phép đặc biệt đối với việc xuất hiện này. Các luật sư của ông đang tiến hành các thủ tục để đấu tranh chống việc ông bị dẫn độ sang Thụy Điển.

Thành phố Westminster đã tiến hành dẫn độ nhiều trường hợp thành công, nhưng cần rất nhiều thời gian. Đặc biệt, có trường hợp phải mất vài năm như vụ dẫn độ hacker nổi tiếng Gary McKinnon do những vướng mắc về thủ tục pháp lý.

Tuy nhiên, việc dẫn độ sẽ diễn ra cực kỳ nhanh chóng nếu bị cáo từ chối mọi quyền hợp pháp của mình.

Tổng biên tập Paul J. Assange là một công dân Úc và những người ủng hộ ông đã viết thư cho Thủ tướng nước này Julia Gillard yêu cầu bà bảo vệ công dân của mình.

Một trong những người ký tên ủng hộ ông, luật sư nổi tiếng Julian Burnside QC cho biết: “trước hết Assange là một công dân Úc, là người có quyền được đất nước mình bảo vệ và không đáng bị nước mình từ bỏ”.

“Thủ tướng Julia Gillard đã không làm gì nhiều để bảo vệ Assange và đưa ông về Úc, nơi ông xứng đáng được bảo vệ. Thậm chí bà ấy (Thủ tướng) còn dọa sẽ hủy hộ chiếu của ông. Đó là một quan điểm thái quá”, luật sư Julian nói.

Trước khi bị bắt ở Anh, Paul Jullian Assange đã trú ẩn ở nhiều nơi, thậm chí còn lên nhiều kế hoạch chuyển máy chủ của mình đến các nơi an toàn khác nhau để tiếp tục công việc tung những tài liệu được cho là tuyệt mật của Bộ ngoại giao và Lầu Năm góc Mỹ.

Nơi ở của Assange trong suốt thời gian qua được giữ bí mật. Có thông tin rằng Wikileaks vẫn tiếp tục truyền đi thông tin từ một trung tâm dữ liệu đặt trong núi đá xây từ thời Chiến Tranh Lạnh ở Thụy Điển. Tuy nhiên, phần lớn nguồn tin cho rằng Assange đang ẩn náu ở Anh.

Hôm qua, luật sư của Julian Assange thông báo kế hoạch chuẩn bị đưa ông chủ Wikileaks tới gặp cảnh sát Anh để trả lời thẩm vấn về các cáo buộc cưỡng hiếp.

Hữu Túc (theo BBC)

VOVNews: Cập nhật lúc : 9:54 PM, 07/12/2010
WikiLeaks vẫn hoạt động dù Julian Assange bị bắt
"Cha đẻ" WikiLeaks, Julian Assange bị bắt vào chiều 7/12
Người phát ngôn Kristinn Hrafnsson của WikiLeaks ngày 7/12 khẳng định: "WikiLeaks vẫn hoạt động. Chúng tôi sẽ tiếp tục vận hành theo lộ trình đã vạch sẵn. Bất cứ diễn biến nào liên quan tới ông Julian Assange cũng không thể thay đổi các kế hoạch công bố trong hôm nay và những ngày tới."

>> Cảnh sát Anh bắt giữ cha đẻ Wikileaks

Theo Hrafnsson, hoạt động của WikiLeaks sẽ do một nhóm người ở London và các địa điểm khác thực hiện.

Cảnh sát thành phố London cho biết ông Assange đã tự ra trình diện cảnh sát sau khi Thụy Điển phát lệnh bắt giữ ông này liên quan tới các tội danh xâm hại tình dục.

Ông Assange, 39 tuổi và là công dân Australia, sẽ ra trước Tòa án Westminster tại London vào cuối ngày 7/12, khi thời điểm xem xét việc dẫn độ ông nhiều khả năng được ấn định. Theo qui định, việc này diễn ra trong vòng 21 ngày sau khi đương sự bị bắt giữ.

Việc bắt giữ mà nhiều người đã phỏng đoán lâu nay được thực hiện sau khi ông Assange đe dọa sẽ công bố thêm nhiều điện tín ngoại giao nếu có hành động pháp lý đối với ông hay WikiLeaks./.

Theo TTXVN


VTCNews:
WikiLeaks tiết lộ mục tiêu quan trọng của Mỹ ở Nga 07/12/2010 09:54

(VTC News) - Trong thời gian tới Mỹ sẽ buộc phải rút hàng chục quan chức ngoại giao về nước sau khi WikiLeaks cho công bố danh sách các mục tiêu quan trọng sống còn đối với Mỹ trên lãnh thổ Nga.

WikiLeaks tiết lộ hàng loạt các mục tiêu tối quan trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Mỹ trên toàn thế giới, trong đó có trên lãnh thổ của Nga.

Để giảm thiểu những tổn thất về chính trị, Nhà Trắng chỉ quyết định cho rút các quan chức ngoại giao bị nêu tên trong các tài liệu mật do WikiLeaks tiết lộ.

Danh sách các mục tiêu quan trọng sống còn của Mỹ trên lãnh thổ của Nga do Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ ra vào tháng 2/2009, trong đó có mỏ dầu, mỏ khí gas, xí nghiệp mỏ, hệ thống ống dẫn, vị trí triển khai các trạm theo dõi vệ tinh.

Không chỉ các mục tiêu quan trọng sống còn của Mỹ trên lãnh thổ của Nga mà trong tài liệu mật do WikiLeaks tiết lộ còn đề cập tới cả các mục tiêu quan trọng của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới.

Nếu chỉ tính riêng ở Nga thì các mục tiêu quan trọng nhất đối với Mỹ phải kể đến là cảng Primorsk và cảng Novorossisk, bên cạnh đó còn trung tâm trung chuyển khí gas Nadymsky.

Một trong các mục tiêu tối quan trọng của Mỹ trên lãnh thổ của Nga là các mỏ dầu, mỏ khí gas,...

Tất cả các mục tiêu quan trọng kể trên đối với Mỹ có vai trò rất quan trọng, nếu chúng ngừng hoạt động thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền an ninh của Mỹ.


Vì lý do này mà các phóng viên của hãng thông tấn BBC đã cho rằng, việc WikiLeaks cho công bố danh sách các mục tiêu quan trọng của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Nga là quyết định gây nhiều tranh cãi nhất.

Ngay sau khi cho tiết lộ các thông tin quan trọng nêu trên, trang mạng WikiLeaks cũng như Tổng Biên tập Julian Assange vốn đã chịu nhiều áp lực quốc tế nay lại càng bị chỉ trích mạnh mẽ và kiên quyết hơn.

Đã có rất nhiều giả thuyết đưa ra để “bịt miệng” WikiLeaks. Hơn 200 giả thuyết đã xuất hiện trên các trang mạng thông tin chỉ trong vài tiếng đồng hồ.


Không chỉ có website mà ngay cả Tổng Biên tập Julian Assange hiện đang trú ngụ tại London của Anh cũng có thể bị bắt khẩn cấp trong vòng 48 giờ đồng hồ theo lệnh truy nã của Interpol và yêu cầu của Thụy Điển.

Chính quyền Úc lên tiếng sẵn sàng ủng hộ và bảo vệ cho Tổng Biên tập WikiLeaks Julian Assange.

Trong khi đó, chính quyền Úc lại luôn sẵn sàng ủng hộ Julian Assange và bảo vệ cho công dân của mình. Với tư cách là một công dân, ông Julian Assange có thể trở về Úc bất cứ lúc nào - khẳng định của ông Robert McClelland, trưởng công tố viên của Úc.

Chính ông Julian Assange cũng đã từng đưa ra tuyên bố đe dọa, nếu trong trường hợp xấu nhất ông bị bắt thì WikiLeaks sẽ nhanh chóng cho công bố hàng loạt các thông tin tuyệt mật mới có liên quan tới Mỹ và hàng loạt các quốc gia khác trên thế giới.


Chắc chắn là các thông tin này sẽ gây sốc hơn nhiều so với các thông tin trước đó đã từng tiết lộ.

Đến thời điểm này, không ai có thể dám chắc trong tay của Tổng Biên tập WikiLeaks Julian Assange còn nắm giữ các tài liệu quan trọng gì, độ mật tới đâu, mức độ ảnh hưởng như thế nào cũng như số lượng cụ thể bao nhiêu, liên quan tới các quốc gia nào…

Tổng biên tập WikiLeaks Julian Assange đang nắm giữ nhiều tài liệu tối mật có liên quan đến Mỹ và nhiều cường quốc trên thế giới để phòng thân khi có sự cố bất trắc xảy ra.


Tuy nhiên, WikiLeaks có khả năng tiết lộ hàng loạt các thông tin chính trị cấp cao là điều không phải bàn cãi. Chính Chủ tịch Ủy ban Thượng viện Mỹ phụ trách về các vấn đề quốc tế, ông John Kerry đã tuyên bố, các tài liệu mà WikiLeaks tiết lộ có thể buộc Mỹ phải rút hàng loạt quan chức ngoại giao của mình tại nước ngoài về nước, những người bị “vạch mặt” trong các tài liệu mật cũng như các bản báo cáo mật của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Theo một nguồn tin giấu tên từ chính quyền Washington, hiện nay hàng loạt các Đại sứ quán của Mỹ ở nước ngoài đã phải tái cơ cấu tổ chức biên chế của mình, rà soát các nhân viên trong sứ quán và kiểm tra công tác bảo vệ an ninh nội bộ, bảo mật thông tin


Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Vesti)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét