>> Nga cho Mỹ 'vào tròng' hạt nhân chiến thuật
“Chúng tôi không triển khai bất kỳ tên lửa nào ở khu vực Kaliningrad”, Tướng Makarov khẳng định.
Nga phủ nhận thông tin triển khai tên lửa gần NATO. |
Moscow lâu nay kịch liệt phản đối việc NATO triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đến gần biên giới Nga vì cho rằng, lá chắn tên lửa đó đe dọa trực tiếp tới an ninh của Nga, đồng thời phá hủy thế cân bằng chiến lược ở châu Âu.
Do đó, khi Washington có kế hoạch triển khai một hệ thống lá chắn tên lửa ở hai nước châu Âu gần Nga là Czech và Ba Lan, Moscow lập tức đe dọa lắp đặt một loạt tên lửa chiến thuật tầm ngắn Iskander-M ở khu vực Kaliningrad, gần biên giới với Ba Lan và Lithuania – hai nước thành viên NATO nhằm đáp trả.
Trước đó, tờ Wall Street Journal đưa tin, giới chức Mỹ khẳng định Nga vừa di chuyển hàng loạt đầu đạn hạt nhân chiến thuật tầm ngắn đến các căn cứ gần biên giới với nhiều nước thành viên NATO.
Thông tin này được đưa ra trùng với thời điểm diễn ra cuộc tranh luận gay gắt tại Quốc hội Mỹ về phê chuẩn Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START) mới với Nga.
Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, sau khi tiếp nhận thông tin này, quan điểm phản đối hiệp ước START mới sẽ càng mạnh mẽ hơn và có thể các nỗ lực của Tổng thống Obama trong vấn đề cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới sẽ thành “công cốc”.
Nga cho Mỹ 'vào tròng' hạt nhân chiến thuật
>> Nga, Mỹ tăng cường hợp tác quân sự
Nhà Trắng khẳng định, động thái này của Nga đi ngược lại với những cam kết của Moscow hồi năm 1991, theo đó, rút toàn bộ vũ khí hạt nhân chiến thuật ra khỏi những khu vực sát biên giới và giảm dần về số lượng các vũ khí này.
Việc di chuyển vũ khí của Moscow dường như diễn ra đồng thời với động thái lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO sát biên giới Nga. |
Do đó, Chính phủ Mỹ không khỏi lo ngại trước những động thái không minh bạch của Nga đối với kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình.
Giới chức đảng Cộng hòa cho rằng, Tổng thống Obama mắc phải sai lầm lớn khi ký kết với Nga Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START II) mà không tính đến kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Moscow. Thỏa thuận mới chỉ “trảm” mỗi bên 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược mà không đề cập đến vũ khí chiến thuật.
Theo nhiều nghị sĩ Cộng hòa, vị trí của các vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga gần các nước Đông Âu và vùng Baltic đang là mối đe dọa đối với những quốc thành viên của NATO gần biên giới Nga bởi những vũ khí này còn nguy hiểm hơn nhiều so với vũ khí hạt nhân tầm xa. Trong khi đó, vũ khí chiến thuật còn dễ dàng được che giấu hơn các loại khác.
Ngoại trưởng Lithuania Audronius Azubalis mới đây cũng khẳng định với người đồng nhiệm Mỹ Hillary Clinton rằng: “Là thành viên của NATO, ai cũng có thể tuyên bố “không việc gì phải lo sợ”. Tuy nhiên, ai nằm sát biên giới Nga cũng thì cũng không thể phớt lờ mối nguy hiểm này”.
Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước động thái di chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga. Ảnh minh họa. |
Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Christopher Bond, Phó Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện từ chối bình luận trực tiếp về vấn đề đầu đạn hạt nhân chiến thuật, song khẳng định, không thể tin tưởng các cam kết cắt giảm vũ khí của chính quyền Nga.
“Tất cả những thông tin của Bộ Ngoại giao có được cho thấy, Moscow lừa đảo chúng ta trong mọi thỏa thuận từ START đến hiệp ước Open Skies”, ông Bond nhấn mạnh.
Theo ông, cải thiện quan hệ với Nga có thể giúp Mỹ trong bài toán hạt nhân của Iran hay hóa giải thế bế tắc cho Washington tại chiến trường Afghanistan. Tuy nhiên, sự nghi ngờ vẫn tồn tại trong mối quan hệ này.
Phản bác quan điểm của phe Cộng hòa, giới chức chính quyền Obama cho rằng, nếu START không được thông qua, Washington sẽ không có cơ hội để tiếp tục đàm phán về kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Moscow.
Phương Tây cho rằng, quân đội Nga coi kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình là phần bù đắp quan trọng cho số vũ khí bị “trảm” trong hiệp ước START và có thể trở thành đối trọng với lá chắn tên lửa hiện đại của Mỹ cũng như sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc. |
Chia sẻ quan điểm này, Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski gọi hiệp ước START mới là “bước đi cần thiết” trên con đường tiến tới mục tiêu cắt giảm đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét