01/12/2010 22:46
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ông Trịnh Văn Chiến khẳng định, việc đấu giá cao hổ là làm theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT.
Tin liên quan |
Trước câu hỏi cơ quan báo chí về việc Thanh Hóa cho phép bán đấu giá 2,77kg cao hổ thành phẩm, ông Trịnh Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết: Con hổ chết là hổ nuôi của ông Nguyễn Mậu Chiến (chủ trang trại nuôi hổ tại xóm 27, xã Xuân Tiến, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Nguyên nhân con hổ chết là do pháp luật không cho phép nuôi nên ông Chiến bỏ liều, không chăm chút.
Sau khi chết, con hổ được làm thịt tách da, xương nấu được 2,77kg cao (cao 25% vì có phụ gia). Bộ da được chuyển cho bảo tàng tỉnh. Cao hổ thì Sở Tài chính đề nghị chuyển cho Bệnh viện Đông y tỉnh Thanh Hóa và định giá mỗi lạng cao 5 triệu đồng.
Ông Chiến khẳng định: "Nếu trong tỉnh đồn lên dư luận là cao có 5 triệu đồng/lạng thì rất mệt cho tỉnh xử lý chuyện này nên lúc đó tôi nói là cho đấu giá sòng phẳng, rõ ràng, tránh chuyện dị nghị. Một phần tiền đấu giá sẽ bồi thường cho ông Chiến, còn lại cho vào quỹ tài chính tỉnh. Tôi khẳng định là Thanh Hóa và cá nhân mình đã xử lý theo đúng thông tư 90".
"Tôi đã giao cho Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Thanh Hóa và Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa báo cáo Cục Kiểm lâm và Cục cũng đã có ý kiến là xử lý theo một trong ba hướng theo thông tư 90. Tôi cũng giao cho Sở Tư pháp tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh xử lý. Sở Tư pháp cho biết cách xử lý của Ủy ban Nhân dân tỉnh là hoàn toàn chuẩn xác," ông Chiến nói.
1. Tang vật là động vật rừng đã chết hoặc bộ phận của chúng thuộc nhóm IB được xử lý bằng một trong những biện pháp dưới đây: a. Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản hoặc chuyển giao cơ sở y tế để nghiên cứu, bào chế thuốc. b. Tiêu hủy trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng biện pháp trên. 2. Tang vật là động vật rừng đã chết hoặc bộ phận của chúng thuộc nhóm IIB được xử lý bằng một trong những biện pháp dưới đây: a. Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản hoặc chuyển giao cơ sở y tế để nghiên cứu, bào chế thuốc. b. Bán cho các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. c. Tiêu hủy trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng các biện pháp trên. Việc áp dụng các biện pháp xử lý tang vật được thực hiện theo nguyên tắc: Áp dụng các biện pháp xử lý tang vật từ trên xuống dưới, khi không xử lý được bằng biện pháp trước mới xem xét áp dụng biện pháp kế tiếp. |
Theo Vietnam+
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét