Giải quyết khủng hoảng Bờ Biển Ngà bằng hoà giải chính trị

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 11:00 AM, 07/01/2011

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi (Ảnh: TTXVN)

(VOV) - Trung Quốc cho rằng, giải quyết hoà bình cuộc khủng hoảng tại Bờ Biển Ngà là lợi ích chung của các nước Tây Phi.

Ngày 6/1, Trung Quốc hối thúc các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Bờ Biển Ngà giải quyết những tranh chấp và khác biệt thông qua đối thoại.

Phát biểu tại buổi họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng, Trung Quốc đánh giá cao những nỗ lực tích cực của Liên minh châu Phi và Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi, thúc đẩy giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng ở Bờ Biển Ngà.

Ông Hồng Lỗi cho rằng, giải quyết hoà bình cuộc khủng hoảng tại Bờ Biển Ngà là lợi ích chung của các nước Tây Phi. Ông hối thúc các bên có liên quan đạt được sự hoà giải chính trị, duy trì hoà bình và ổn định đất nước thông qua tham vấn.

Trong khi đó, Truyền hình Nhà nước Bờ Biển Ngà đưa tin, ngày 6/1, chính quyền nước này đã trục xuất đại sứ của Anh và Canada tại thủ đô Abidjan.

Tuyên bố của chính quyền Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo công bố trên truyền hình nêu rõ, quyết định này được đưa ra sau khi Anh và Canada không chấp nhận hai đại sứ Bờ Biển Ngà được ông Laurent Gbagbo bổ nhiệm.

Tuyên bố đồng thời nêu rõ, các đặc quyền và miễn trừ ngoại giao của đại sứ Anh và Canada vẫn có hiệu lực cho đến khi họ rời khỏi quốc gia Tây Phi này./.

Huy Hoàng


Thứ Sáu, 07/01/2011 - 09:20
(Dân trí) - Tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo, người đang chịu sức ép từ chức để nhường ghế cho đối thủ, đã trục xuất các đại sứ của Anh và Canada, một tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia cho biết.
Tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo.

Tuyên bố nói rằng hành động trục xuất là một biện pháp trả đũa sau khi Anh và Canada không công nhận các đại sứ do ông Gbagbo bổ nhiệm.

“Dựa trên nguyên tắc có đi lại khi xử lý các vấn đề ngoại giao, Bộ ngoại giao đã thông báo với bà Marie Isabelle Massip rằng vị trí đại sứ Canada của bà tại Bờ Biển Ngà đã kết thúc”.

“Vì lý do tương tự, Bộ ngoại giao cũng thông báo cho đại sứ Anh Nicholas James Westcott rằng công việc của ông đã chấm dứt”, tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia cho biết.

Ngay lập tức, Bộ ngoại giao Anh đáp trả rằng động thái trên là không hợp lệ.

“Chính phủ Anh công nhận ông Alassane Ouattara mới là tổng thống đắc cử dân chủ của Bờ Biển Ngà. Anh chỉ công nhận tính hợp pháp các tuyên bố do chính phủ của ông Ouattara đưa ra. Chính phủ Anh không công nhận tuyên bố của những người khác”.

Anh và Canada là 2 trong số những nước đã trục xuất đại sứ do ông Gbagbo bổ nhiệm và thay thế họ bằng các nhà ngoại giao do ông Outtara lựa chọn.

Anh không công nhận đại sứ của ông Gbagbo hôm 31/12 và Canada cũng có động thái tương tự hôm 29/12. Pháp đã cho biết sẽ chỉ công nhận đại sứ của ông Ouattara.

Liên hợp quốc cũng công nhận đại sứ của ông Ouattara, Youssoufou Bamba, làm đại sứ Bờ Biển Ngà tại Liên hợp quốc.

Trong một động thái riêng rẽ, Mỹ ngày 6/1 tuyên bố đã phong tỏa các tài sản của ông Gbagbo, vợ ông và 3 trợ lý. Mỹ cũng cấm các công dân nước này giao dịch tài chính với ông Gbagbo.

Kế hoạch lật đổ bằng vũ lực

Ông Alassane Ouattara được quốc tế công nhận là tổng thống đắc cử dân chủ của Bờ Biển Ngà.
Tổng thống Laurent Gbagbo đã từ chối từ chức bất chấp việc đối thủ Alassane Ouattara mới là người được cộng đồng quốc tế công nhận giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 11 năm ngoái.

Ông Ouattara đã hối thúc các lực lượng tinh nhuệ Tây Phi dùng vũ lực để hạ bệ ông Gbagbo.

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (Ecowas) đã đe dọa dùng vũ lực với ông Gbagbo nhưng cho biết muốn thực hiện các nỗ lực hòa giải trước đã.

Ông Gbagbo hiện vẫn giành được sự ủng hộ của quân đội và đã kiểm soát các cơ quan báo chí.

Ecowas đã bắt đầu phác thảo các kế hoạch cho một cuộc can thiệp bằng vũ lực. Không rõ là các quốc gia trong vùng đã sẵn sàng để “đóng góp” các binh sĩ hay chưa. Sự can thiệp bằng vũ lực có thể đòi hỏi sự tham gia của khoảng 18.000 quân.

Nhưng ông Ouattara, vốn có nhiều người ủng hộ ở phía bắc Bờ Biển Ngà, cho rằng việc lật đổ ông Gbagbo và kiểm soát các tòa nhà then chốt như dinh tổng thống là chuyện không khó.

“Vũ lực hợp phải không nhằm chống lại người dân Bờ Biển Ngà mà để hạ bệ ông Laurent Gbagbo. Biện pháp này đã được thực hiện tại các nơi khác như ở châu Phi và Mỹ La-tinh”, ông Ouattara nói.

Tuy nhiên, Ecowas chưa chuẩn bị nhân lực và vũ khí cho một chiến dịch như vậy. Pháp, từng là thực dân đô hộ Bờ Biển Ngà và hiện có khoảng 900 binh sĩ ở nước này, tuyên bố sẽ không can thiệp.

Liên hợp quốc hiện có khoảng 10.000 quân tại Bờ Biển Ngà và đã yêu cầu Hội đồng bảo an gửi thêm 1.000-2.000 quân.

Ông Ouattara hiện vẫn lập làm trụ sở tại một khách sạn ở thủ đô Abidjan dưới sự bảo vệ của Liên Hợp Quốc.

An Bình
Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét