Triều Tiên đề xuất đàm phán vô điều kiện với Hàn Quốc

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 2:59 PM, 08/01/2011

(VOV) - Động thái này cho thấy, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên bắt đầu hạ nhiệt

Sau khi Triều Tiên chủ động dỡ bỏ lệnh cảnh báo đặc biệt đối với các vùng biên giới trên Hoàng Hải, cả Hàn Quốc và Mỹ cùng đưa ra hành động tương tự vào ngày 7/1 - dấu hiệu cho thấy tình hình Bán đảo Triều Tiên bắt đầu "giảm nhiệt".

Theo Reuters, một quan chức của Chính phủ Hàn Quốc cho biết, quân đội Hàn Quốc và không quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc đã hạ cấp độ tình trạng khẩn cấp xuống một mức, gần trở về cấp độ bình thường.

Cùng ngày 7/1, Triều Tiên đã đề nghị Indonesia giúp thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên muốn nối lại các tuyến du lịch tại Kaesong (Ảnh: Reuters)

Tại cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng hiệp thương nhân dân Indonesia (MPR) Taufiq Kiemas ở Jakarta, Đại sứ Triều Tiên tại Indonesia Jong Chun Gun bày tỏ hy vọng Indonesia có thể đóng góp vào việc tăng cường hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời cho rằng cần chấm dứt ngay lập tức cuộc xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vì xung đột có thể ảnh hưởng tới các nước châu Á, bao gồm cả Indonesia.

Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên trong năm 2010 được đẩy lên đỉnh điểm vào tháng 11 sau vụ đấu pháo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Chưa dừng lại ở đó, trong những tháng cuối năm 2010, Hàn Quốc và đồng minh Mỹ liên tục phô diễn sức mạnh quân sự bằng hàng loạt cuộc tập trận trên bộ, trên biển, trên không nhằm vào Triều Tiên càng khiến căng thẳng leo thang.

Về phần mình, cũng trong tháng 12, Triều Tiên đã công khai các lò phản ứng hạt nhân và cảnh báo sẽ bắn thử hạt nhân lần thứ 3 khiến tình hình càng thêm tăng nhiệt. Tuy nhiên, trong những ngày đầu tiên của năm 2011, quan hệ hai Miền có dấu hiệu giảm "nhiệt" rõ nét.

Đầu tiên là động thái muốn kết thúc đối đầu với Hàn Quốc từ phía Triều Tiên qua bài xã luận đăng vào đầu năm mới trên các hãng thông tấn lớn của Triều Tiên. Không chỉ vậy, mới đây nhất, hôm 6/1, Triều Tiên ra đề xuất đàm phán vô điều kiện với Hàn Quốc nhằm tìm kiếm các giải pháp hòa bình.

Tiếp đó, ngày 8/1, Triều Tiên tiếp tục đề xuất tổ chức các cuộc đối thoại giữa Hội Chữ thập đỏ hai Miền vào cuối tháng 1 này và đối thoại về việc nối lại các chuyến du lịch tại Kaesong và vấn đề Khu công nghiệp Kaesong vào đầu tháng 2 tới.

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA trích tuyên bố của Uỷ ban Thống nhất Hoà bình Triều Tiên, kêu gọi sớm giải quyết tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, cải thiện mối quan hệ hai Miền, cùng hướng tới hoà bình và thịnh vượng.

Đây là một trong những dấu hiệu tích cực mới nhất từ phía Triều Tiên, mong muốn sớm cải thiện quan hệ 2 Miền.

Mặc dù tới nay, cả Hàn Quốc và Mỹ đều chưa hồi âm đối với đề xuất đàm phán của Triều Tiên nhưng giới phân tích cho rằng, căng thẳng giữa các bên có dấu hiệu được xoa dịu trong thời gian sắp tới./.

Anh Tuấn- Phạm Hà

Thứ Bẩy, 08/01/2011 - 09:35
(Dân trí) - Triều Tiên một lần nữa ra lời kêu gọi sớm nối lại đối thoại với Hàn Quốc, đề xuất tổ chức các cuộc đối thoại vào khoảng cuối tháng này hoặc đầu tháng 2.


Triều Tiên sẽ mở cửa văn phòng hợp tác kinh tế với Hàn Quốc.
Trong tuyên bố được hãng thông tấn chính thức KCNA đăng tải vào ngày hôm nay, Triều Tiên cũng cho biết họ sẽ mở lại văn phòng hợp tác kinh tế liên Triều tại thành phố Kaesong của Triều Tiên. Văn phòng này đã bị đóng cửa kể từ khi căng thẳng hai miền tăng cao vào năm ngoái.

Ủy ban Thống nhất đất mẹ hòa bình của Triều Tiên nhấn mạnh “không có điều kiện cho lời đề xuất đối thoại và cũng không cần nghi ngại về ý định thực sự của Triều Tiên”.

“Giới chức miền Nam nên trút bỏ những lo ngại không đáng có, mở lòng mình và phản ứng tích cực với đề xuất cũng như biện pháp của miền Bắc”, tuyên bố có đoạn.

Hôm thứ tư vừa qua Triều Tiên đã kêu gọi nối lại đàm phán “sớm và vô điều kiện” nhằm tháo ngòi căng thẳng giữa hai miền kể từ sau vụ đấu pháo hôm 23/11, làm 4 người Hàn Quốc thiệt mạng.

Tuy nhiên Seoul và Washington phản ứng khá thờ ơ với lời kêu gọi, cho rằng phải đánh giá Bình Nhưỡng qua hành động chứ không phải lời nói.

Phan Anh

Theo Reuters

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét