Công nghệ tên lửa của Trung Quốc luôn được coi là một thế mạnh, kể từ khi nhà khoa học tên lửa Tiền Học Sâm từ Mỹ trở về Trung Quốc những năm 1950.
Sức mạnh quân sự Trung Quốc có bị cường điệu?
Khả năng chống hạm
Các nhà khoa học chính phủ Mỹ đã rất ấn tượng với khả năng của Trung Quốc. Theo một chuyên gia vũ khí Mỹ, ngày 11/1/2007, một tên lửa Trung Quốc với tốc độ bay gần 7km/giây đã bắn trúng vệ tinh. Vụ việc này đã làm nhiều nước lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang trên không gian. Một số nguồn tin cho hay, trên thực tế, ngày 11/1, Trung Quốc đã sử dụng một tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ Trung tâm vũ trụ Tây Xương để phá hủy vệ tinh dự báo thời tiết đã quá hạn sử dụng đang bay cách bề mặt trái đất khoảng 865km. Đây là vụ bắn thử nghiệm tên lửa phá hủy vệ tinh tinh đầu tiên của Trung Quốc, sau 3 lần thất bại.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã phóng vào quỹ đạo hàng loạt vệ tinh thuộc chuỗi Dao Cảm, gần đây nhất là Dao Cảm 11. Về lý thuyết, các vệ tinh này được sử dụng để tiến hành thử nghiệm khoa học, thực hiện các cuộc điều tra về tài nguyên đất đai, đánh giá năng suất cây trồng và giúp giảm thiểu các thiên tai. Tuy nhiên, nó cũng có thể cung cấp cho Trung Quốc khả năng theo dõi, tìm các mục tiêu cho tên lửa.
Trung Quốc cũng đang cố gắng thiết kế một loại tên lửa đạn đạo chống hạm bằng việc theo đuổi phát triển tên lửa tầm ngắn, Đông Phong-21 (DF-21), khiến nó có thể trở thành một vũ khí sát thủ tàu sân bay.
Mặc dù chưa được triển khia, nhưng hệ thống này đã tạo ra những thay đổi ở Mỹ. Trong tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Robert M. Gates nói, việc Trung Quốc "đầu tư vào vũ khí chống hạm và tên lửa đạn đạo có thể đe doạ tới sứ mệnh cơ bản của Mỹ là trình diễn sức mạnh và giúp đỡ các đồng minh ở Thái Bình Dương". Hải quân Mỹ năm 2008 đã cắt giảm chương trình tàu khu trục DDG-1000 từ tám xuống còn 3 tàu vì các tàu này thiếu khả năng phòng thủ tên lửa.
Tuy nhiên, thách thức với Trung Quốc là một tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) quá khó khăn để thực hiện. Người Nga đã từng theo đuổi việc này trong nhiều thập niên và thất bại. Mỹ thì không cố gắng thử nghiệm mà thích trong chờ vào tên lửa hành trình cũng như các tàu ngầm tấn công để thực hiện nhiệm vụ đe doạ hải quân đối phương.
Các vệ tinh Mỹ sẽ phát hiện ra một ASBM khi nó được phóng đi, đủ để cảnh báo cho một tàu sân bay di chuyển trước khi tên lửa có thể trúng mục tiêu. Để đánh trúng một tàu sân bay di động, các chuyên gia vũ khí chính phủ Mỹ cho rằng, hệ thống mục tiêu của Trung Quốc sẽ phải "tốt hơn cả đẳng cấp thế giới".
Ngô Nhậm Cường, một người làm việc sáu năm tại Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Không gian Trung Quốc ở vai trò nhà thiết kế tên lửa nói rằng, trong khi ông không thể xác nhận có một tên lửa như thế tồn tại, thì ông cũng tin rằng, các vũ khí kiểu này về thực chất là mang mục đích chính trị, chỉ để khiến tàu chiến Mỹ "suy nghĩ kỹ" khi hoạt động ở gần bờ biển của Trung Quốc.
"Có một câu hỏi mở là những tên lửa này sẽ hoạt đọng thế nào trong tình huống xung đột", Ngô, người hiện đang nghiên cứu ở Mỹ, nói. "Nhưng đe doạ - đó là những gì quan trọng nhất để bàn về chúng".
Vấn đề tinh thần
Việc triển khai lực lượng hải quân tới Vịnh Aden năm ngoái là một phần hoạt động quốc tế chống lại hải tặc được coi là bước tiến to lớn với Trung Quốc. Động thái này cho thấy học thuyết quân sự của Trung Quốc đã chuyển từ phòng thủ biên giới nội địa sang bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc, đang mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, lực lượng hải quân viễn chinh này cũng cung cấp một cái nhìn vào sự yếu kém của quân đội Trung Quốc, theo một báo cáo mới của Christopher Yung, cựu quan chức Lầu Năm Góc giờ đây nghiên cứu tại Đại học Quốc phòng Mỹ.
Trung Quốc thiếu các căn cứ quân sự ở nước ngoài - họ từng khẳng định sẽ không đóng quân ở nước ngoài - đã làm hạn chế khả năng duy trì tàu cho các sứ mệnh dài ngày. Thiếu trực thăng - được xem là "ngựa thồ" của lực lượng hải quân viễn chinh - đã gây khó khăn cho các tàu trong phối hợp hoạt động với tàu khác. Hạm đội tàu hỗ trợ nhỏ bé của Trung Quốc - chỉ có ba tàu - cũng làm lực lượng hải quân viễn chinh Trung Quốc bị hạn chế khả năng khi hoạt động.
Theo Yung, hải quân Trung Quốc cũng gặp khó trong việc đảm bảo ổn định nguồn cung nước ngọt cho thuỷ thủ. Việc bảo quản kém rau quả, thực phẩm trên các tàu làm đôi khi đã xảy ra trường hợp ngộ độc cho thuỷ thủ. "Các thuỷ thủ trong lần viễn chinh đầu tiên đã gặp phải vấn đề về tinh thần", Yung nói. Ông nhấn mạnh, sau sứ mệnh đầu tiên ở nước ngoài, các thuỷ thủ đã được đi nghỉ để "lấy lại tinh thần".
Trao quyền cho chỉ huỷ địa phương - được coi là chìa khóa cho sự thành công của lực lượng chiến đấu, lại là điều mà Bắc Kinh không theo đuổi. Tim Lowe, quan chức Hải quân Hoàng gia Anh người chỉ huy hoạt động Vịnh Aden nhấn mạnh rằng, trong khi hải quân các nước cử sĩ quan gửi sĩ quan điều hành tham gia các cuộc họp đa quốc gia để thảo luận về biện pháp chống hải tặc, thì Trung Quốc lại cử một sĩ quan chính trị (thường thiếu kinh nghiệm chuyên môn) tham dự. Khái niệm chia sẻ thông tin trong các nước đối tác cũng thường gây khó với Trung Quốc.
Căng thẳng với Kremlin
Quan hệ quân sự của Trung Quốc với Nga tiếp tục thể hiện những yếu điểm. Từ 1992 - 2006, tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc là 26 tỉ USD - gần bằng một nửa số vũ khí Nga bán ra nước ngoài.
Tuy nhiên, căng thẳng hai nước đã gia tăng trong năm 2004 bởi hai vấn đề, các chuyên gia Nga cho biết. Nga rất giận dữ khi phát hiện ra Trung Quốc - dã có giấy phép lắp đặt 200 máy bay chiến đấu Su-27SK tại Tổng công ty máy bay Thẩm Dương nhưng đã ngừng hợp đồng sau khi mới sản xuất được 105 máy bay. Các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc đã học được cách sản xuất máy bay mà không cần có sự hỗ trợ của Nga. Trung Quốc cũng bị chọc tức sau ký thoả thuận mua các máy bay vận tải IL-76 nhưng phát hiện ra Nga không hoàn thành hợp đồng. Sau khi nhận 105 trong tổng số hợp đồng 200 máy bay Su-27, Bắc Kinh đã ngừng thoả thuận và các cuộc thương lượng mua bán vũ khí không diễn ra trong vài năm.
Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục theo đuổi việc mua bán một số hạng mục như hệ thống phòng không S-300 và động cơ máy bay trị giá hàng tỉ USD. Một động cơ Trung Quốc chế tạo cho Su-27 của họ thường gặp trục trặc sau 30h, trong khi động cơ tương tự của Nga cần tân trang sau 400 giờ, các chuyên gia Nga và Trung Quốc cho biết.
"Hệ thống động cơ là yếu điểm của toàn bộ ngành công nghiệp quân sự chúng ta", một ấn phẩm quốc phòng Trung Quốc dẫn lời Vương Thiên Dân - nhà thiết kế động cơ quân sự nói hồi tháng 3. "Từ sản xuất máy bay tới đóng tàu và công nghiệp chế tạo xe bọc thép, không hề có ngoại lệ".
Khi các cuộc thương lượng vũ khí nối lại với Nga năm 2008, Trung Quốc hiểu rằng, Nga không hề dễ thuyết phục. Ví dụ, họ không có ý định để Trung Quốc ản xuất máy bay chiến đấu Nga tại đại lục. Và trong tháng 11, người Nga tuyên bố sẽ chỉ cung cấp Su-35 cho chương trình tàu sân bay của Trung Quốc nếu nước này mua 48 chiếc, đủ để đảm bảo cho các hãng sản xuất Nga thu được khoản lợi nhuận kha khá trước khi các kĩ sư Trung Quốc cố gắng sao chép công nghệ. Nga cũng tuyên bố rằng, họ sẽ trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cho quân đội của mình đầu tiên rồi mới tính chuyện xuất khẩu sang Trung Quốc.
"Chúng tôi, cũng như vậy, đã học được một vài điều", Vladimir Portyakov, cựu quan chức ngoại giao Nga từng tới Bắc Kinh nói.
Dịch từ Washington Post
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét