Bàn về tính 'nhân đạo' ở Libya và Palestine

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :11:10 AM, 30/04/2011
Các nhà lãnhđạo Sarkozy, Cameron và Obama đã cho thấy sự bất lực tại Libya, họ luôn tuyên bố ông Gaddafi phải ra đi tuy nhiên ông vẫn ở lại. Còn phương Tây phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế do cuộc chiến tại Libya tạo ra.

Ông Tarak Barkawi.
Tarak Barkawi, giảng viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, ĐH Cambridge (Anh) là người chuyên nghiên cứu về chiến tranh, lực lượng vũ trang và xã hội tập trung vào cuộc xung đột giữa phương Tây và miền Nam bán cầu trong bối cảnh lịch sử và đương đại. Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Toàn cầu hoá và chiến tranh”.

Ông đã có một bài bình luận đăng tải trên trang tin của al Jazeera về vấn đề Libya:

Theo quan điểm của Clausewitz (*), chiến tranh có khả năng phá hủy những chân lý cũ đã tồn tại từ xa xưa và tạo ra những cái mới. Chiến tranh chính là công cụ để theo đuổi các mục đích chính trị. Chiến tranh có thể là bạo lực nhưng nó cũng là một chiến lược đôi khi cần thiết để đạt được mục tiêu.

Thế giới là sự tưởng tượng, trong đó lực lượng vũ trang là một công cụ tạo ra để hiện thực hóa sự tưởng tượng của thế giới. Lực lượng vũ trang ở đây có thể là một con dao, một cái búa. Vậy: Người dân Gaza đã phải chịu bao nhiêu sự 'trừng phạt' để được thoát khỏi Hamas? Phải tạo ra bao nhiêu 'áp lực' trước khi chế độ Gaddafi sụp đổ?

Các chuyên gia phân tích và các nhà lãnh đạo hiện nay không ngừng đưa ra các bài phát biểu về chính trị, pháp lý và đạo đức nhưng khi đối mặt với sự thật về cuộc chiến tại Libya họ lại nói về sự hợp lý của việc tiến hành các cuộc tấn công trừng phạt ông Gaddafi.

Các nhà lãnhđạo Sarkozy, Cameron và Obama đã cho thấy sự bất lực tại Libya, họ luôn tuyên bố ông Gaddafi phải ra đi tuy nhiên ông vẫn ở lại và phương Tây phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế do cuộc chiến tại Libya tạo ra.

Lực lượng nổi dậy cầu nguyện cho những người đã hi sinh trong cuộc chiến tại Libya, hiện nay sự chết chóc tại Libya là một điều "phổ biến".


Giống như nhiều cựu chiến binh, Clausewitz cũng hiểu rõ rằng kẻ thù luôn luôn có một cuộc bỏ phiếu trước khi tiến hành chiến tranh và mục tiêu nhân đạo được đặt lên hàng đầu nhưng cuộc chiến tại Libya có thật sự là vì mục tiêu nhân đạo hay không?

Kết quả cuối cùng không thể đoán trước. Giữa sương mù của chiến tranh, rất khó để phân biệt đâu là nhân đạo đâu là bạo lực.

Chiến tranh thu hút các nguồn tài nguyên to lớn và nó thay đổi mọi thứ của cả hai phía. Ông Gaddafi đã tiến hành nhiều lần thay đổi chiến thuật, tuy nhiên, lợi thế vẫn thuộc về NATO. Tổ chức này có đầy đủ các phương tiện cần thiết để chiếm ưu thế trong cuộc chiến tại Libya nhưng hiệu quả của cuộc chiến này lại không mấy khả quan.

Hiện, nội bộ của NATO có những ý kiến bất đồng về cuộc chiến tại Libya. Bên cạnh đó, các thường dân tại Libya vẫn không được bảo vệ thậm chí một số còn bị NATO tiêu diệt. Sự trợ giúp của NATO đối với lực lượng nổi dậy vẫn chưa thu được kết quả khả quan và lực lượng này vẫn thiếu một cơ cấu chỉ huy thống nhất.

Chân dung Karl von Clausewitz.
Khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, Washington tuyên bố sẽ nhanh chóng rút khỏi Iraq nhưng trên thực tế thì Mỹ đã đặt sự thống trị lên quốc gia này trong một thời gian dài. Những gì Mỹ để lại cho Iraq là một nền kinh tế tụt dốc, một xã hội hỗn loạn, nhân dân Iraq đói khổ hơn khi Mỹ chưa vào Iraq. Afghanistan cũng tương tự như vậy.

Tại Trung Đông Mỹ bảo trợ cho Israel tiến hành các cuộc xâm lược, đánh bại quân đội của các nước Arab, phân chia người Palestine và làm cho Israel tin rằng tương lai của đất nước này được đảm bảo bởi sức mạnh quân sự.

Với niềm tin tuyệt đối về quân sự, chính quyền Israel quên mất thực tế của bối cảnh chính trị mà trong đó quân sự được sử dụng như một công cụ bạo lực. Họ đã lên án chính mình vì một cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc cho một nhà nước dân chủ trên dải đất Palestine, người Do Thái sẽ phải trả giá cho cuộc đấu tranh này và chắc chắn là sẽ có một thất bại quân sự.

Clausewitz nói rằng chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị. Bạo lực không phải là một công cụ có thể được áp dụng trong điều kiện phòng thí nghiệm, nó là một thành phần ác độc nhất và hoạt động trong cái vạc của chiến tranh. Chiến tranh luôn tồn tại trong cuộc sống của cá nhân trong cuộc sống của các quốc gia. Nó như vậy vì nó ràng buộc mật thiết với chính trị.

(*) Karl von Clausewitz (1780-1831), là một vị tướng và nhà tư tưởng quân sự Đức. Ông tham dự trận chiến chống lại quân đội của Napoléon, trong hàng ngũ quân đội Nga vào năm 1812. Ông được chỉ định làm Hiệu trưởng Trường Chiến tranh năm 1818. Trong thời gian này, ông viết quyển Bàn Về Chiến Tranh (De la Guerre) (Nhà xuất bản Minuit- Paris 1955), một quyển sách tư tưởng quân sự rất nổi tiếng ở tây phương.

Lan Giang (theo aljazeera)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét