Ông Harding nói với các phóng viên ở Naples: “Tôi không xin lỗi vì người chịu trách nhiệm cho các hoạt động quân sự của lực lượng nổi dậy đã không báo cáo tình hình cho chúng tôi. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ dân thường trước các cuộc tấn công của quân đội Chính phủ Libya và thậm chí là cả của lực lượng nổi dậy”.
Trước khi sự việc này xảy ra phía NATO vẫn không hề biết lực lượng nổi dậy đã bắt đầu sử dụng xe tăng. Trước đây, chỉ có quân đội chính phủ mới dùng xe tăng trong giao chiến.
Không có lời xin lỗi nào từ NATO sau khi xảy ra sự việc ngày 8/4. |
Ngay sau khi việc này xảy ra lực lượng nổi dậy đã phản ứng một cách gay gắt và cho rằng con số tử vong phía NATO đưa ra là không đúng sự thật, trên thực tế có 13 người thiệt mạng vì sự nhầm lẫn này.
Tuy nhiên, chỉ huy của lực lượng nổi dậy Gen Abdelfatah Yunis vẫn nhấn mạnh: “Đây chỉ là một sự nhầm lẫn đáng tiếc và không ảnh hưởng tới mối quan hệ tốt đẹp giữa lực lượng nổi dậy và NATO. Tôi hi vọng đây là sự nhầm lẫn cuối cùng”.
Hiện lực lượng nổi dậy được hỗ trợ 500 điện thoại vệ tinh để thuận tiện cho việc liên lạc báo cáo tình hình.
Ngoài ra, đối với vụ việc mỏ dầu Al-Sarir bị tấn công làm 3 người thiệt mạng, nhiều người bị thương và khiến đường ống dẫn dầu từ Al-Sarir đến cảng Tobruk ở Địa Trung Hải hư hỏng nặng.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lybia – ông Abdelati Laabidi hôm 6/4 bày tỏ với phóng viên báo chí rằng: “Đây là một cuộc xâm lược ngành công nghiệp dầu mỏ Lybia, quân đội chúng tôi chưa hề tấn công bất cứ một mỏ dầu nào còn Không quân Anh đã làm điều đó. Ba nhân viên bảo vệ thiệt mạng và một vài công nhân khác bị thương, các thiết bị của mỏ dầu và một đường ống dẫn dầu bị thiệt hại”.
Ông không cho biết có bao nhiêu công nhân bị thương và cũng không lý giải tại sao chỉ chỉ trích mỗi nước Anh.
BAODATVIET.VN
Pháp đánh xe tăng Libya bằng bom… bê tông
Bom bê tông. |
“Mục đích của bom này… là sử dụng hiệu ứng va chạm và hạn chế rủi ro gây tổn thất phụ. Đó là cuộc tấn công rất chính xác. Không có hoặc có rất mảnh bị văng ra”, ông Burkhard nói.
Bom bê tông tồn tại đã nhiều chục năm (các bom trong ảnh có từ Thế chiến II) và thường được dùng để huấn luyện. Tuy nhiên, một quả bom bê tông 300 kg thả từ độ cao nhiều ngàn bộ có thể có hiệu quả cao chống mục tiêu mềm, tương đối nhỏ.
Tuy là bom bê tông, song chúng vẫn sử dụng công nghệ dẫn hiện đại như GPS hay laser để dẫn vào mục tiêu.
Đây không phải là lần đầu tiên những vũ khí như vậy được sử dụng trong chiến tranh không quân hiện đại. Mỹ đã sử dụng các bom bê tông dẫn bằng laser chống các mục tiêu của Iraq vào cuối thập kỷ 1990 với cùng lý do như người Pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét