Nâng cấp F-16 cho Đài Loan, Mỹ lợi đôi đường

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :4:49 PM, 21/01/2011
Theo một báo cáo không chính thức, Mỹ sẽ trợ giúp Đài Loan nâng cấp 150 chiếc F-16 của không quân Đài Bắc lên chuẩn mới hiện đại hơn.

Cụ thể 150 máy bay chiến đấu F-16 A/B Block 20 được đưa vào sử dụng từ năm 1992 sẽ được tiến hành hiện đại hóa sâu rộng bao gồm: Trang bị hệ thống điện tử hiện đại cho buồng lái; Động cơ đã được cải tiến; Radar mới có năng lực mạnh hơn;

Radar mới cho phép sử dụng tên lửa đối không tầm trung AIM-120 phiên bản C5 và C7, cung cấp khả năng không chiến ngoài tầm nhìn, nâng cao khả năng chống gây nhiễu điện tử,

Một số nguồn tin tại Đài Loan cho hay thông tin chi tiết về chi phí và lịch trình nâng cấp sẽ được công bố vào đầu tuần tới. Tuy nhiên, một số nguồn tin khác lại cho rằng thời gian thực hiện vẫn chưa được xác định.

Thông tin chi tiết về việc F-16A/B đạt đến tiêu chuẩn nào trong cấu hình tùy chọn của F-16 vẫn chưa được tiết lộ.

Nâng cấp F-16 cho Đài Loan, Mỹ đạt được nhiều mục đích trong "ván cờ" với Trung Quốc và Đài Loan.

Đài Bắc đang tiếp tục nỗ lực không ngừng vận động Washington bán cho họ 66 chiếc F-16 C/D Block 52 Plus, phiên bản hiện đại nhất trong gia đình F-16. Ngoài ra, Đài Bắc còn quan tâm đến việc mua tiêm kích tàng hình thế hệ 5, F-35. Tất nhiên nỗ lực này gặp phải sự phản đối quyết liệt của Bắc Kinh. Hiện tại và tương lai rất khó cho Đài Bắc có được các chiến đấu cơ hiện đại.

Tuy nhiên một số nhà phân tích quân sự cho rằng, để làm yên lòng Đài Bắc, xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh, thay vì cung cấp các chiến đấu cơ mới, Mỹ sẽ hiện đại hóa và nâng cấp các chiến đấu cơ F-16 mà Đài Bắc hiện có lên tới chuẩn F-16C/D Block 52 Plus.

Như vậy, Đài Bắc tạm yên lòng, còn Bắc Kinh cũng chẳng có lý do gì để phản đối sự hiện đại hóa này.

Nếu 150 chiếc F-16 A/B của Đài Loan được nâng cấp tới chuẩn F-16C/D Block 52 Plus, cán cân quân sự hai bờ eo biển Đài Loan cũng không quá chênh lệch.

Hiện tại Bộ Quốc phòng Đài Loan từ chối bình luận về thông nói trên, xem ra nước cờ “Giả chết bắt quạ” của ông Mã Anh Cửu bắt đầu phát huy tác dụng.
Quốc Việt (theo Armstrade)
Minh Trung

Thực ra chiêu nâng cấp máy bay F-16 hay bán PAC-2, 3 cho Đài Loan chỉ là "đòn gió" của Mỹ. Trong chiến lược bao vây Trung Quốc, Mỹ đã có đủ quân cờ đó là: Nhật, Hàn Quốc, Guam, Úc, Singapore, Thailand, Ấn Độ, Mông Cổ, Afganistan.



HOÀNG HUY

Đài Loan vẫn luôn là sân sau của Hoa Kỳ ở châu Á, tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ bỏ rơi Đài Loan, nhưng Hoa Kỳ sẽ thay đổi chiến lược tùy thuộc vào quan hệ với Trung Quốc. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc càng ẤM lên thì càng gây LẠNH cho Đài Loan và các nước ở Đông nam Á có tranh chấp với Trung Quốc. Hy vọng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không ẤM ÁP quá mức.



Trường Giang

Nước cờ này của ông Mã Anh Cửu quả là cao thủ (có lẽ ngược với những động thái của Trung Quốc hiện nay, tung hết Át chủ bài này tới Át chủ bài khác để nắn gân hàng xóm và các đối thủ) , để xem trên bàn cờ thế giới còn vị nào vận dụng chiêu này hay không...



BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :11:23 AM, 19/01/2011
Đích thân ông Mã Anh Cửu, tổng thống Đài Loan lên tiếng thừa nhận sự thất bại hàng loạt trong lần thử nghiệm tên lửa phòng không mới đây (*).

>> Đài Loan diễn tập phòng không đối phó J-20?

Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự nhận định rằng, đây là một sự cố ý “bắn xịt” các tên lửa để đánh động đến Mỹ.

Thông thường, việc công khai thừa nhận sự thất bại của công tác thử nghiệm vũ khí chẳng khác nào “vạch áo cho người xem lưng”. Các thông tin về sự thất bại của thử nghiệm vũ khí luôn được bưng bít một cách tối đa nhất. Những chuyện như thế này là việc của quân đội, quân đội sẽ giải quyết.

Song trong trường hợp này, lãnh đạo tối cao của vùng lãnh thổ lại đứng ra thừa nhận sự thất bại của một đợt thử nghiệm vũ khí.

Thất bại trong cuộc thử nghiệm tên lửa phòng không cho thấy cán cân quân ở eo biển Đài Loan sự đang trôi tuột dần về phía Trung Quốc.

Giới phân tích nhận định, động thái này của Mã Anh Cửu có hai khả năng sau:

Thứ nhất, Đài Loan đã cố tình bắn xịt tên lửa để đánh động đến Washington, hệ thống phòng không của họ đã quá lạc hậu không đáp ứng được các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Các hệ thống vũ khí của Đài Bắc đều xuất xứ từ Mỹ như hệ thống tên lửa đối không tầm xa Sky Bow-II, tên lửa đối không RIM-7M, tên lửa FIM-92 Stinger. Họ muốn cho Mỹ thấy vũ khí của Mỹ đã xuống cấp, Mỹ cần phải cung cấp cho Đài Bắc các hệ thống vũ khí hiện đại hơn, nếu không muốn mất đi lợi thế trong khu vực.

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng cho ra đời các hệ thống vũ khí mới, đặc biệt là sự xuất hiện của nguyên mẫu tiêm kích tàng hình J-20 khiến Đài Bắc hết sức lo lắng. Trong tay họ gần như không có các hệ thống vũ khí để đối phó hiệu quả với máy bay tàng hình.

Thứ hai, Đài Loan đã thực sự bế tắc trong công cuộc hiện đại hóa quân đội, không còn sự lựa chọn nào khác, họ buộc phải cho cả thế giới thấy điểm yếu của mình. Một thông điệp, một lời thỉnh cầu tha thiết đến Mỹ. Nếu Washington không cung cấp cho hòn đảo này các hệ thống vũ khí mới. Cán cân quân sự trên eo biển Đài Loan tiếp tục bất lợi cho Đài Bắc, nếu không nói là trong tương lai gần hòn đảo này sẽ mất dần khả năng tự vệ.

Khả năng này càng có cơ sở hơn khi lực lượng tàu ngầm nước này đang đứng trước tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về trang thiết bị và nhân lực.

>> Tàu ngầm Đài Loan khủng hoảng nghiêm trọng
>> Đài Loan 'gõ cửa' Nga hỏi mua tàu ngầm

Từ lâu Đài Loan đã mơ ước có được 66 chiếc F-16 Block 52 Plus, với cấu hình rất hiện đại cùng với một số tàu ngầm điện-diesel mới. Song dưới sức ép của Bắc Kinh, Washington tỏ ra lưỡng lự trong việc cung cấp vũ khí hiện đại cho hòn đảo này.

Mặc dù năm 2010, Washington đã công bố gói bán vũ khí trị giá đến 6 tỷ USD cho Đài Bắc. Tuy nhiên cái họ mơ ước là F-16 Block 52 Plus và tàu ngầm vẫn chưa trở thành hiện thực.

Đã có những dấu hiệu của sự phân hóa và bế tắc trong công cuộc hiện đại hóa quân đội. Vì vậy, đích thân ông Mã Anh Cửu ra tay để cứu vãn tình hình.

Nước cờ mạo hiểm?

Ông Chong Pin Lim, cựu bộ trưởng quốc phòng và hiện là một giáo sư của ĐH Tamkang ở Đài Loan, phát biểu rằng Đài Loan đã “nhường” vị trí dẫn đầu về máy bay tiêm kích và khả năng tác chiến đối hạm vào tay Trung Quốc từ hơn một thập kỷ qua. “Mất cân bằng quân sự qua eo biển. Đài Loan cần phải tăng cường khả năng quốc phòng để khiến Bắc Kinh phải cân nhắc trước khi tấn công Đài Loan”, ông Chong Pin Lim phát biểu.

Nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ của hòn đảo, trong những năm gần đây Đài Loan đã mua nhiều loại vũ khí phòng thủ của Mỹ bất chấp sự phản kháng mạnh mẽ của Trung Quốc. Hồi tháng trước, Đài Loan đã tuyên bố bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa hành trình tầm xa có tầm bắn tới các thành phố của Trung Quốc.

Quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc, đã từng xem nhau là kẻ thù, được ấm lên kể từ năm 2008 khi Mã Anh Cửu có xu hướng thân Trung Quốc lên nắm quyền và thực hiện hàng loạt chính sách cũng như ký kết các thỏa thuận thương mại khiến hai nền kinh tế xích lại gần nhau.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc, luôn tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, chưa loại bỏ khả năng sử dụng vũ lực nếu hòn đảo tuyên bố chính thức độc lập. Hiện, Trung Quốc tiếp tục triển khai hơn 1.000 tên lửa đạn đạo nhắm vào Đài Loan, theo các quan chức Mỹ và Đài Loan cho biết.

Dù quan hệ Đài Loan - Trung Quốc đang trong giai đoạn ổn định nhưng Đài Bắc luôn phải đề phòng Trung Quốc vì Bắc Kinh chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ vũ lực để thu hồi hòn đảo này.

Hiện tại và tương lai không ai dám bán vũ khí cho Đài Bắc ngoài Washington. Liệu mối quan hệ giữa Đài Loan - Mỹ có đánh đổi được mối quan hệ Trung - Mỹ hay không? Chắc chắn là không, việc Đài Loan có thể sở hữu thêm vũ khí hiện đại hay không phụ thuộc rất nhiều đến cách Mỹ định hình mối quan hệ với Trung Quốc.

Hiện tại, Mỹ chưa xác định Trung Quốc là đối tác hay đối tượng. Nếu Mỹ coi Trung Quốc là đối tác, Đài Bắc coi như hết hy vọng, nếu Mỹ coi Trung Quốc là đối tượng, cơ hội vẫn còn với Đài Bắc. Thế nhưng, dù là đối tác hay đối tượng Mỹ vẫn phải rất thận trọng trong các gói vũ khí bán cho Đài Loan.

Nước cờ này của ông Mã Anh Cửu không biết có thức tỉnh được Washington hay không. Nhưng dù khả năng thế nào thì đến nay, Đài Bắc vẫn đứng trước ngõ cụt của công cuộc hiện đại hóa quân đội, tăng cường khả năng tự vệ.

(*) Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết ngày 18/1, sáu trong số 19 tên lửa đã bắn trượt mục tiêu trong quá trình diễn tập phòng không tại căn cứ không quân Jiupeng thuộc bờ biển phía Đông Nam của Đài Loan. Tổng thống Mã Anh Cửu, Chỉ huy cuộc diễn tập, phát biểu với báo giới là ông không hài lòng với kết quả tên lửa bắn trượt mục tiêu và nói rằng “phải tiến hành nghiên cứu thêm để cải tiến”.

Một quan chức quốc phòng Đài Loan cho biết, trong 6 tên lửa bắn trượt mục tiêu có bốn tên lửa do Mỹ sản xuất, 1 tên lửa của Pháp và 1 của Đài Loan. Đồng thời, quan chức quốc phòng nói không rõ nguyên nhân tại sao tên lửa bắn trượt mục tiêu và cần phải điều tra thêm.


>> Đài Loan biên chế máy bay chống ngầm P-3C
>> Khả năng sản xuất 'Vạn Kiếm' của Đài Loan đã chín muồi
>> Đài Loan tự sản xuất hàng loạt tên lửa hành trình
>> Công khai thương vụ Đài Loan mua 30 trực thăng Mỹ
>> Mỹ bán thiết bị radar cho Đài Loan
>> Lá chắn tên lửa Đài Loan bắt đầu hoạt động vào năm 2011
An Huy - Quốc Việt (tổng hợp)


BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :9:32 AM, 11/12/2010
Một đoàn đại biểu quân sự Đài Loan đã đến Moscow hồi tháng 10/2010 để đàm phán các vấn đề mua bán vũ khí trong đó có cả tàu ngầm điện- diesel.

Hải quân Đài Loan hiện có 4 tàu ngầm điện diesel thế hệ cũ, 2 trong số đó thuộc lớp Guppy II được sản xuất từ những năm 1950, chỉ phù hợp để làm tàu ngầm huấn luyện. Hai chiếc hiện đại hơn thuộc lớp High Moon được mua từ Hà Lan vào giai đoạn 1987-1988. Các tàu ngầm này không thể đảm bảo được khả năng bảo vệ lãnh hải hiệu quả.

Giới quân sự Đài Loan từ lâu đã cố gắng để mua thêm tàu ngầm mới từ Mỹ. Năm 2001 tưởng chừng mơ ước này trở thành hiện thực khi 2 bên dự định thực hiện một hợp đồng trị giá 3-6 tỷ USD, bao gồm 6 tàu ngầm điện diesel mới. Tuy nhiên, dưới sức ép của Trung Quốc hợp đồng này đã bị hủy bỏ. Các quốc gia Châu Âu cũng không bán tàu ngầm cho Đài Loan vì lý do tương tự.

Hầu hết các tàu ngầm của Đài Loan đều thuộc lớp tàu cũ.

Hiện nay hải quân Mỹ chỉ chú trọng đóng mới các tàu ngầm hạt nhân chiến lược, các tàu ngầm điện diesel không được đóng mới từ những năm 1950. Dù rằng, thời gian qua Mỹ đều đặn cung cấp các gói vũ khí mới cho Đài Loan, nhưng không thương vụ nào có tàu ngầm.

Trước đây, Đài Loan từng tuyên bố kế hoạch tự lực phát triển tàu ngầm điện diesel nội địa. Chương trình đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn và Đài Loan cũng không có nhiều kinh nghiệm cũng như đội ngũ các nhà khoa học giỏi để thực hiện điều này.

Cuộc viếng thăm và tìm cơ hội tại Nga xem ra cũng như “mò kim đáy bể”. Trong tình hình hiện tại, rất khó để Nga có thể bán tàu ngầm cho Đài Loan dù nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác quân sự với Đài Loan, lâu nay là "địa hạt" của riêng Mỹ.

Tất nhiên, người Nga sẽ phải tính toán rất kỹ trước thái độ của Trung Quốc đối với các vấn đề liên quan tới Đài Loan vì bất kỳ sự hợp tác quân sự nào với Đài Loan sẽ làm phật lòng Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc phải dựa rất nhiều vào Nga để phát triển các hệ thống vũ khí của mình, đây cũng có thể là một lá bài để Nga mặc cả với Trung Quốc trong quan hệ quân sự với Đài Loan.
Trung Hiếu (theo Armstrade)


BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :9:46 AM, 13/01/2011
Các chuyên Đài Loan lo ngại Trung Quốc phát triển máy bay tiêm kích tàng hình, có thể tấn công vào hòn đảo mà Bắc Kinh coi là một tỉnh phản bội.

“Một khi máy bay tiêm kích tàng hình của Trung Quốc được biên chế hoạt động, thì sẽ rất khó khăn cho Đài Loan để phát hiện ra chúng nếu máy bay tiêm kích tàng hình này xâm phạm vào không phận của Đài Loan”, chuyên gia phân tích quân sự Lee Shih-ping phát biểu.

Do đó, Đài Bắc sẽ phải nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm và radar tầm xa với sự trợ giúp của Mỹ, ông Lee Shih-ping cho biết thêm.

Bộ Quốc phòng Đài Loan chưa đưa ra bình luận gì, mà chỉ cho biết rằng họ đã được thông báo về chuyến bay thử nghiệm của máy bay tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.

Máy bay J-20 xuất hiện trên chương trình truyền hình CCTV 13 của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc.

Đồng thời, cựu bộ trưởng quốc phòng Đài Loan Lin Chong-pin phát biểu, việc công bố nguyên mẫu máy bay J-20 vào thời điểm này là sự thể hiện sức mạnh quân sự đối với Mỹ.

“Đã từ lâu, các quốc gia phương Tây đánh giá thấp khả năng quân sự của Trung Quốc. Hiện, họ phải thừa nhận khả năng và tốc độ của chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc”, nhật báo Apple dẫn lời ông Lin Chong-pin cho biết.

Trước đó, ngày 11/1, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã xác nhận sự phát triển của máy bay J-20. Ông Hồ Cẩm Đào đã thông báo với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang ở thăm Trung Quốc rằng máy bay tiêm kích tàng hình J-20 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Vì thế, Đài Loan cảm thấy bị đe dọa vì sự phát triển của J-20, bởi vì hòn đảo này chỉ cách Trung Quốc 200 km, khoảng cách mà các máy bay chiến đấu của Trung Quốc chỉ mất 5 phút để bay qua.

Chưa hết, ông Shih Hsiao-wei, Tổng biên tập Nguyệt san Quốc phòng quốc tế, phát biểu việc Trung Quốc phát triển loại máy bay tiêm kích tàng hình J-20 càng khiến cho Đài Loan phải cấp bách mua các vũ khí hiện đại của Mỹ.
An Huy (theo Monstersandcritics)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét