03/05/2011 | 20:54:00
Hội thảo “Nối liền khoảng cách: Đẩy mạnh sử dụng vốn tư nhân để đầu tư cơ sở hạ tầng” của ADB. (Nguồn: TTXVN)
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ADB 2011, ngày 3/5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra các hội thảo chuyên đề.
Những vấn đề được tập trung thảo luận tại các hội thảo chuyên đề cũng là những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình phát triển, hội nhập khu vực và thế giới. Vì vậy, những kinh nghiệm và khuyến nghị đưa ra tại các hội thảo này sẽ rất hữu ích đối với Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách và đề ra những giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề này.
Tại Hội thảo về hội nhập thị trường vốn và tài chính, hài hòa các quy định quản lý ở châu Á trong môi trường hậu khủng hoảng, các đại biểu tập trung thảo luận về động lực và lý do của việc hợp nhất các thị trường vốn tại châu Á; nhu cầu phát triển các thị trường tín dụng và trái phiếu cũng như cách thức để hài hòa và điều tiết các thị trường này, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế của khu vực.
Các đại biểu cũng đề cập đến nhu cầu phát triển những sáng kiến về tài chính phù hợp, bao gồm các thị trường phái sinh ở châu Á nhằm cung cấp sức mạnh tổng hợp cho các thị trường tín dụng và cổ phiếu của khu vực; nhu cầu hợp tác và phối hợp giữa các nhà quản lý, các nhà giám sát và các bộ trưởng tài chính để thực hiện các giải pháp hợp nhất, cũng như xây dựng các quy định và cơ sở hạ tầng của thị trường, nhằm đối phó với các cú sốc và các cuộc khủng hoảng; sự khác nhau trong các cấp độ phát triển của các thị trường vốn châu Á; các chuẩn mực FSB/G20 đối với thị trường vốn và tài chính...
Tại Hội thảo về rủi ro biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó: đảm bảo tương lai của khu vực, các đại biểu nhấn mạnh biến đổi khí hậu sẽ tạo ra những thách thức chưa từng thấy tại khu vực, làm gia tăng thêm những áp lực đang tồn tại lên nguồn nước, lương thực và các thảm họa thời tiết.
Hội thảo cũng xem xét những chiến lược nhằm quản lý những nguy cơ trên, đồng thời đề ra những hướng giải quyết chính bao gồm: gia tăng những nỗ lực đối với cơ sở hạ tầng chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt, quản lý các rủi ro thảm họa như lũ lụt, hạn hán và thông qua các chiến lược an ninh lương thực mang tính khu vực.
Các đại biểu cho rằng, các áp lực đối với nguồn nước và lương thực phải được giải quyết, bởi giá lương thực quá cao như hiện nay (tăng khoảng 10% theo dự tính của ADB) có thể đẩy thêm 64 triệu người vào cảnh nghèo đói. Việc khai thác quá mức nước ngầm đang dần chạm tới ngưỡng khủng hoảng nguồn nước. Vào năm 2030, nhu cầu về nước sạch ở châu Á được dự báo sẽ vượt quá 40% mức cung ứng. Do gần 80% nguồn nước của khu vực được dành cho sản xuất nông nghiệp nên việc thiếu nước cũng góp phần tạo ra sự thiếu hụt về lương thực.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đề cập các cơ hội cải thiện chính sách, tăng cường sáng kiến kỹ thuật công nghệ và gia tăng hỗ trợ cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch ADB, bà Ursula Schaefer-Preuss nhấn mạnh nếu không nắm bắt và giải quyết đồng thời những vấn đề liên quan như: nguồn nước, lương thực, biến đổi khí hậu, chúng ta có thể đánh mất những thành tựu mà phải rất khó khăn mới giành được trong cuộc chiến chống đói nghèo. Chúng ta cần phải làm việc cùng nhau vì sự phát triển bền vững của khu vực và sự an toàn cho tất cả mọi người.
Tại Hội thảo về xóa bỏ khoảng cách: thúc đẩy việc sử dụng nguồn vốn tư nhân cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các đại biểu thảo luận về các thách thức mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt nhằm huy động nguồn vốn tư nhân cũng như phương hướng thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư này.
Theo đó, các định chế tài chính phát triển trên toàn thế giới cần thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng các mô hình chia sẻ rủi ro như quan hệ đối tác công tư (PPP) nhằm bảo đảm cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng tại các quốc gia đang phát triển. Các định chế nên thực hiện bằng cách giúp thiết lập môi trường pháp lý, thị trường phù hợp, đồng thời đưa ra những công cụ giảm thiểu rủi ro nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân. Từ nay đến năm 2020, ADB ước tính riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần khoảng 750 tỷ USD/năm để đầu tư cho các cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Mở rộng an sinh xã hội là chìa khóa cho tăng trưởng toàn diện, đ ó là khuyến nghị được đưa ra tại Hội thảo: Đảm bảo an sinh xã hội tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhìn từ góc độ người lao động, thanh niên và người cao tuổi.
Theo đó, một chương trình an sinh xã hội rộng mở sẽ hỗ trợ người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương, phá vỡ vòng tròn nghèo đói, đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong khu vực, với những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nâng cao năng suất và phòng chống những cú sốc kinh tế.
Tại Hội thảo này, các đại biểu cùng nhau xem xét chương trình an sinh xã hội đã hỗ trợ ra sao nhằm bảo đảm cho mọi người đều được hưởng lợi, thúc đẩy các quyền của trẻ em và gia đình, đồng thời mang lại an ninh thu nhập và sự chăm sóc dành cho người cao tuổi.
Bất chấp những thành tựu nổi bật, tăng trưởng kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương vẫn chưa đồng đều với hàng triệu đối tượng dễ bị tổn thương trước những rủi ro về môi trường, xã hội và kinh tế. Những vấn đề về gia đình, người cao tuổi, đô thị hóa... đang làm gia tăng nguy cơ về xã hội và sự bất đẳng.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu kết hợp với giá lương thực, khí đốt gia tăng đang làm tăng áp lực cần bảo vệ người nghèo và đối tượng thiệt thòi khỏi tình trạng thất nghiệp, bệnh tật và các thảm họa thiên nhiên. Thất nghiệp và thiếu việc làm cho thanh niên đang là vấn đề ngày càng lớn với nhiều hệ quả tiềm tàng đối với xã hội.
Bởi vậy, việc thúc đẩy cơ hội nghề nghiệp đồng đều và đảm bảo an sinh xã hội có thể giảm được áp lực về nguồn nhân lực, đồng thời đóng góp cho tăng trưởng toàn diện. Các đại biểu cũng khuyến cáo, nhiều quốc gia châu Á cần tăng cường hệ thống hưu trí và giải quyết tốt hơn nhu cầu của nhóm người không nằm trong diện bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ và hạn chế độ che phủ của các chương trình an sinh xã hội vẫn tiếp tục là một thách thức lớn, đặc biệt đối với những lao động phi chính thức, phụ nữ, thanh niên và người già.
Cùng với việc hỗ trợ các chính phủ rà soát việc thực hiện chương trình an sinh xã hội, ADB cũng đang tiến hành một nghiên cứu mang tính bước ngoặt về các hệ thống an sinh xã hội, nhằm mang lại dữ liệu quí báu cho những cân nhắc của quốc gia và khu vực trong vấn đề cải cách thị trường lao động, bảo hiểm xã hội và hỗ trợ xã hội.
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44, cùng ngày, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu đã có cuộc gặp với ông Jaejung Song – Giám đốc điều hành Nhóm, đại diện cho Việt Nam tại Ngân hàng Phát triển châu Á; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Bình gặp ông Ivo Distelbrink - Giám đốc điều hành và quản lý ngân quỹ toàn cầu của Bank of America. /.
Những vấn đề được tập trung thảo luận tại các hội thảo chuyên đề cũng là những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình phát triển, hội nhập khu vực và thế giới. Vì vậy, những kinh nghiệm và khuyến nghị đưa ra tại các hội thảo này sẽ rất hữu ích đối với Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách và đề ra những giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề này.
Tại Hội thảo về hội nhập thị trường vốn và tài chính, hài hòa các quy định quản lý ở châu Á trong môi trường hậu khủng hoảng, các đại biểu tập trung thảo luận về động lực và lý do của việc hợp nhất các thị trường vốn tại châu Á; nhu cầu phát triển các thị trường tín dụng và trái phiếu cũng như cách thức để hài hòa và điều tiết các thị trường này, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế của khu vực.
Các đại biểu cũng đề cập đến nhu cầu phát triển những sáng kiến về tài chính phù hợp, bao gồm các thị trường phái sinh ở châu Á nhằm cung cấp sức mạnh tổng hợp cho các thị trường tín dụng và cổ phiếu của khu vực; nhu cầu hợp tác và phối hợp giữa các nhà quản lý, các nhà giám sát và các bộ trưởng tài chính để thực hiện các giải pháp hợp nhất, cũng như xây dựng các quy định và cơ sở hạ tầng của thị trường, nhằm đối phó với các cú sốc và các cuộc khủng hoảng; sự khác nhau trong các cấp độ phát triển của các thị trường vốn châu Á; các chuẩn mực FSB/G20 đối với thị trường vốn và tài chính...
Tại Hội thảo về rủi ro biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó: đảm bảo tương lai của khu vực, các đại biểu nhấn mạnh biến đổi khí hậu sẽ tạo ra những thách thức chưa từng thấy tại khu vực, làm gia tăng thêm những áp lực đang tồn tại lên nguồn nước, lương thực và các thảm họa thời tiết.
Hội thảo cũng xem xét những chiến lược nhằm quản lý những nguy cơ trên, đồng thời đề ra những hướng giải quyết chính bao gồm: gia tăng những nỗ lực đối với cơ sở hạ tầng chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt, quản lý các rủi ro thảm họa như lũ lụt, hạn hán và thông qua các chiến lược an ninh lương thực mang tính khu vực.
Các đại biểu cho rằng, các áp lực đối với nguồn nước và lương thực phải được giải quyết, bởi giá lương thực quá cao như hiện nay (tăng khoảng 10% theo dự tính của ADB) có thể đẩy thêm 64 triệu người vào cảnh nghèo đói. Việc khai thác quá mức nước ngầm đang dần chạm tới ngưỡng khủng hoảng nguồn nước. Vào năm 2030, nhu cầu về nước sạch ở châu Á được dự báo sẽ vượt quá 40% mức cung ứng. Do gần 80% nguồn nước của khu vực được dành cho sản xuất nông nghiệp nên việc thiếu nước cũng góp phần tạo ra sự thiếu hụt về lương thực.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đề cập các cơ hội cải thiện chính sách, tăng cường sáng kiến kỹ thuật công nghệ và gia tăng hỗ trợ cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch ADB, bà Ursula Schaefer-Preuss nhấn mạnh nếu không nắm bắt và giải quyết đồng thời những vấn đề liên quan như: nguồn nước, lương thực, biến đổi khí hậu, chúng ta có thể đánh mất những thành tựu mà phải rất khó khăn mới giành được trong cuộc chiến chống đói nghèo. Chúng ta cần phải làm việc cùng nhau vì sự phát triển bền vững của khu vực và sự an toàn cho tất cả mọi người.
Tại Hội thảo về xóa bỏ khoảng cách: thúc đẩy việc sử dụng nguồn vốn tư nhân cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các đại biểu thảo luận về các thách thức mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt nhằm huy động nguồn vốn tư nhân cũng như phương hướng thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư này.
Theo đó, các định chế tài chính phát triển trên toàn thế giới cần thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng các mô hình chia sẻ rủi ro như quan hệ đối tác công tư (PPP) nhằm bảo đảm cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng tại các quốc gia đang phát triển. Các định chế nên thực hiện bằng cách giúp thiết lập môi trường pháp lý, thị trường phù hợp, đồng thời đưa ra những công cụ giảm thiểu rủi ro nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân. Từ nay đến năm 2020, ADB ước tính riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần khoảng 750 tỷ USD/năm để đầu tư cho các cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Mở rộng an sinh xã hội là chìa khóa cho tăng trưởng toàn diện, đ ó là khuyến nghị được đưa ra tại Hội thảo: Đảm bảo an sinh xã hội tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhìn từ góc độ người lao động, thanh niên và người cao tuổi.
Theo đó, một chương trình an sinh xã hội rộng mở sẽ hỗ trợ người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương, phá vỡ vòng tròn nghèo đói, đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong khu vực, với những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nâng cao năng suất và phòng chống những cú sốc kinh tế.
Tại Hội thảo này, các đại biểu cùng nhau xem xét chương trình an sinh xã hội đã hỗ trợ ra sao nhằm bảo đảm cho mọi người đều được hưởng lợi, thúc đẩy các quyền của trẻ em và gia đình, đồng thời mang lại an ninh thu nhập và sự chăm sóc dành cho người cao tuổi.
Bất chấp những thành tựu nổi bật, tăng trưởng kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương vẫn chưa đồng đều với hàng triệu đối tượng dễ bị tổn thương trước những rủi ro về môi trường, xã hội và kinh tế. Những vấn đề về gia đình, người cao tuổi, đô thị hóa... đang làm gia tăng nguy cơ về xã hội và sự bất đẳng.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu kết hợp với giá lương thực, khí đốt gia tăng đang làm tăng áp lực cần bảo vệ người nghèo và đối tượng thiệt thòi khỏi tình trạng thất nghiệp, bệnh tật và các thảm họa thiên nhiên. Thất nghiệp và thiếu việc làm cho thanh niên đang là vấn đề ngày càng lớn với nhiều hệ quả tiềm tàng đối với xã hội.
Bởi vậy, việc thúc đẩy cơ hội nghề nghiệp đồng đều và đảm bảo an sinh xã hội có thể giảm được áp lực về nguồn nhân lực, đồng thời đóng góp cho tăng trưởng toàn diện. Các đại biểu cũng khuyến cáo, nhiều quốc gia châu Á cần tăng cường hệ thống hưu trí và giải quyết tốt hơn nhu cầu của nhóm người không nằm trong diện bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ và hạn chế độ che phủ của các chương trình an sinh xã hội vẫn tiếp tục là một thách thức lớn, đặc biệt đối với những lao động phi chính thức, phụ nữ, thanh niên và người già.
Cùng với việc hỗ trợ các chính phủ rà soát việc thực hiện chương trình an sinh xã hội, ADB cũng đang tiến hành một nghiên cứu mang tính bước ngoặt về các hệ thống an sinh xã hội, nhằm mang lại dữ liệu quí báu cho những cân nhắc của quốc gia và khu vực trong vấn đề cải cách thị trường lao động, bảo hiểm xã hội và hỗ trợ xã hội.
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44, cùng ngày, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu đã có cuộc gặp với ông Jaejung Song – Giám đốc điều hành Nhóm, đại diện cho Việt Nam tại Ngân hàng Phát triển châu Á; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Bình gặp ông Ivo Distelbrink - Giám đốc điều hành và quản lý ngân quỹ toàn cầu của Bank of America. /.
Sự Anh (TTXVN/Vietnam+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét