Phương Tây cướp tiền Chính phủ Libya cấp cho quân nổi dậy

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :11:00 AM, 06/05/2011
Các nước phương Tây đang tăng cường hỗ trợ tài chính cho lực lượng nổi dậy tại Libya. Điều này có thể làm cho cuộc chiến tại đây tiếp tục leo thang.

Ngày 5/5 hơn 20 quốc gia bao gồm Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Italy và Qatar cũng như đại diện của Liên đoàn Arab và Liên minh châu Phi đã tiến hành nhóm họp ở Rome bàn về vấn đề Libya. Sau cuộc họp Mỹ, Anh, Pháp, Itlaly, Qatar, Kuwait và Jordan đã thống nhất thành lập quỹ để hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy tại nước này.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết: Washington sẽ mở khóa tài khoản 30 tỷ USD để hỗ trợ một phần cho lực lượng nổi dậy, với mục đích chủ yếu là hỗ trợ nhân đạo.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết, Mỹ tiếp tục cấp cho Tổ chức di dân quốc tế của Liên Hợp Quốc 6,5 triệu USD để trợ giúp người dân ở thành phố Misrata rời khỏi thành phố này, tránh thương vong do cuộc chiến giữa quân chính phủ và quân nổi dậy ngày càng ác liệt.

Trước đó, Bộ ngoại giao Mỹ từng tuyên bố sẽ chi 53,5 triệu USD để hỗ trợ cho các nạn nhân do các hoạt động quân sự gây ra. Ngoài ra số tiền này cũng được sử dụng để hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy tại Libya.

Lực lượng nổi dậy tại Libya đang nhận được những sự hỗ trợ rất lớn từ các quốc gia phương Tây.


Nước chủ nhà của Hội nghị Rome, Italy cho biết, một quỹ đặc biệt tạm thời sẽ được thiết lập để hỗ trợ bằng tiền mặt cho Hộ đồng Quốc gia Lâm thời tại Benghazi. Kuwait cam kết hỗ trợ 180 triệu USD, Qatar ủng hộ 400 đến 500 triệu USD. Trong khi đó, Pháp và Anh không tham gia hỗ trợ bằng tiền mặt vì cho rằng hai quốc gia này đã giúp đỡ lực lượng nổi dậy tại Libya “quá nhiều”.

Phát biểu tại cuộc họp ở Rome Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết: "Những gì được thống nhất trong cuộc họp này ngay lập tức phải thực hiện nhằm tăng cường áp lực quân sự, áp lực ngoại giao và áp lực kinh tế đối với ông Gaddafi".

Phát ngôn viên của Hội đồng Quốc gia tại Benghazi (TNC) Mahmoud Shammam cho biết, lực lượng nổi dậy cần số tiền hỗ trợ khẩn cấp 2-3 tỷ USD để phục vụ các nhu cầu về lương thực thực phẩm và thuốc men….

Josette Sheeran, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc cho biết nguồn cung cấp thực phẩm cho Libya chỉ còn đủ trong 6-8 tuần tới. "Nếu chúng ta không giải quyết các khoảng cách lớn trong hệ thống thực phẩm ở Libya, đặc biệt là miền đông Libya, chúng ta sẽ phải tiến hành một hoạt động nhân đạo lớn chưa từng thấy", bà Sheeran nói trong cuộc phỏng vấn.

Bên cạnh đó, đại diện cấp cao của Ngân hàng Trung ương Áo Ewald Nowotny cho biết, chính quyền Áo đã đóng băng các tài khoản trị giá 1,2 tỷ euro của những người thân cận với ông Gaddafi đây cũng là tất cả tài sản của Libya tại hệ thống tài chính của Áo.

Nhân dân Libya là những người gánh chịu hậu quả từ những hành động quân sự tại Libya.


Hành động ăn cắp trắng trợn

Đối với việc mở tài khoản trị giá 30 tỷ USD của Libya, Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaim đã lên tiếng phẳn đối, ông cho rằng: "Bất kỳ hành động nào nhằm sử dụng tài sản của Libya mà không được sự chấp thuận đều đồng nghĩa với việc lấy cắp.

Lực lượng nổi dậy không phải là một tổ chức hợp pháp tại Libya và cũng không phải là một quốc gia do đó hành động này của phương Tây là bất hợp pháp. Nếu chúng tôi im lặng về điều này thì có nghĩa là chúng tôi đang sống trong một khu rừng rậm bị cách ly với thế giới bên ngoài”.

Ông Kaim cho biết Libya phản đối việc các quốc gia phương Tây tịch thu tài sản của nhân dân Libya và giao cho lực lượng nổi dậy để gia tăng tình trạng bất ổn trong nước.

Ông nói rằng tổng số vốn của Libya tại nước ngoài là khoảng 140 tỷ USD và các Ngân hàng Trung ương Libya đã chuyển 700 triệu dinar Libya (tương đương 571 triệu USD) cho chi nhánh Benghazi để hỗ trợ nhân đạo tại thành phố này.

Ông cũng lên án cam kết thành lập một quỹ giúp lực lượng nổi dậy của các nước phương Tây và Arab. Ông cho rằng cơ chế này là bất hợp pháp và không có cách nào để giám sát tiền được chi tiêu.

Ngày 5/5, trong một cuộc họp ở Thủ đô Tripoli, phát ngôn viên chính phủ Libya Ibrahim Mussa tuyên bố: Mỹ, NATO và các nước phương Tây không có quyền quyết định ai sẽ lãnh đạo nhân dân Libya. Cũng trong cuộc họp này khoảng 2.000 người đại diện cho 850 bộ lạc tại Libya, yêu cầu NATO dừng cuộc không kích và chấm dứt cuộc chiến.

Đối với việc hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy tại Libya, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Claude Gueant cảnh báo NATO rằng: Vũ khí trong cuộc chiến tại Libya đã xuất hiện ở Sa mạc Sahara, địa bàn hoạt động của tổ chức al-Qaeda tại Bắc Phi. Những vũ khí này do al-Qaeda sở hữu ở khu vực Sahel, phía Đông sa mạc Sahara, đặc biệt là ở Mali.

Lan Giang (theo Reuters)

baodatviet.vn
Cập nhật lúc :11:23 AM, 06/05/2011
Tổng thư ký NATO thông báo đã phá hủy 40 – 50% kho vũ khí quân sự của ông Gaddafi, trong động thái lấy lại niềm tin của các thành viên trong khối quân sự này.

Kể từ ngày 31/3, NATO nắm toàn quyền chỉ huy hoạt động quân sự tại Libya, tổ chức quân sự này không ngừng bị chỉ trích là hoạt động kém hiệu quả.

Trong cuộc họp báo tại trụ sở của NATO tại Brussels ngay sau khi cuộc thảo luận về cơ chế hỗ trợ tài chính cho lực lượng nổi dậy tại Libya nhằm tăng áp lực buộc ông Gaddafi phải từ chức kết thúc, Tổng thư ký NATO, Anders Fogh Rasmussen và Tư lệnh quân đội phụ trách lực lượng Hải quân trong các chiến dịch tại Libya của NATO đã lên tiếng bác bỏ thông tin rằng chiến dịch ở Libya đang bế tắc.

Ông Anders Fogh Rasmussen cho các hành động quân sự của NATO đang trên đà phát triển và NATO chưa thể kết thúc sứ mệnh quân sự này khi chưa đạt được 3 mục tiêu:

+ Chấm dứt tất cả các cuộc tấn công và đe dọa đối với dân thường và các khu vực hòa bình;
+ Đưa tất cả các binh lính của chính phủ Libya quay về căn cứ, đồng thời việc quay về phải được kiểm tra;
+ Chính phủ Libya phải chấp nhận cho các tổ chức nhân đạo được vào hỗ trợ cho thường dân một cách đầy đủ.

Ông cũng khẳng định rằng, sau khi vô hiệu hóa lực lượng của ông Gaddafi thì các kho vũ khí, hệ thống thông tin liên lạc, các tuyến đường trọng yếu và trung tâm chỉ huy kiểm soát trở thành điểm ngắm của NATO. Hiện NATO đã phá hủy 40 – 50% kho vũ khí quân sự của ông Gaddafi, ông Rasmussen thông báo.

Nội bộ Italy bất đồng về vấn đề Libya

Bộ trưởng Ngoại giao nước Italy, Franco Frattini cho biết, theo lời khai được tổng hợp từ người dân Lybia trình lên các cơ quan Italy, cuộc xung đột tại Lybia đã gây thương vong từ 10.000 – 20.000 người trong số những người nổi dậy. “Đây rõ ràng là một cuộc tàn sát, Italy không thể ngồi yên. Tôi nghĩ rằng không một ai chấp nhận việc tạo ra một tương lai cho chế độ của ông Gaddafi", ông nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ Italy Roberto Maroni lại nhận định: “Can thiệp quân sự vào Libya cũng đồng nghĩa với việc xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3”.

Quân đội Libya tấn công sang phía Tây

Trong khi các cuộc họp đang diễn ra, Quân đội Chính phủ Libya đã tấn công thị trấn Dintan ở vùng núi phía Tây.

Tại thành phố Misrata, Quân đội của ông Gaddafi đã tổ chức các cuộc tấn công mới. Chiến sự diễn ra ác liệt tại các khu vực Anghirang, Dauyat và Anmajup ở ngoại ô phía Tây Nam, gần sân bay Misrata.

Tàu cứu trợ Sao Đỏ 1 (Red Star One) giúp sơ tán người dân tại thành phố cảng Misrata về Benghazi đã bốc cháy sau khi trúng rocket.

Các nhân chứng cho hay, vụ việc đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, 50 người bị thương và gây hoảng loạn cho khoảng 200 người đang cố đặt chên lên tàu.

Cảng Misrata được coi là đường tiếp viện thiết yếu cho lực lượng nổi dậy. Mấy tuần trở lại đây, khu vực này đã trở thành mục tiêu tấn công của Quân đội Chính phủ.

Lan Giang (theo Reuters)

baodatviet.vn
Cập nhật lúc :12:07 PM, 05/05/2011
Công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cho biết: Cuối tháng 5/2011 ông Gaddafisẽ bị bắt giữ vì tội ác chống lại loài người.

Theo đó ông Gaddafi đã sử dụng quân đội như một công cụ bạo lực để đàn áp các cuộc biểu tình trong nước. Ngoài ra, ICC cũng tiến hành các điều tra các hành động của NATO tại Libya.

Bản án cho ông Gaddafi

Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại New York, công tố viên Luis Moreno-Ocampo cho biết, sẽ yêu cầu các thẩm phán tại tòa án ở The Hague khởi tố ông Gaddafi với 3 tội danh.

"Ông Gaddafi đã ra lệnh tiến hành một loạt tội ác như bắt giữ người vô điều kiện, tàn sát nhân dân hàng loạt…Việc bắt giữ ông Gaddafi vì các tội ác này cần được thực hiện một cách khẩn cấp”, ông Moreno-Ocampo nói.

Có khả năng anh trai của ông Gaddafi, giám đốc Cơ quan Tình báo Libya, Abdullah Senussi và 2 con trai lớn của các nhà lãnh đạo Saif al-Islam và Mahmoud Al-Baghdadi cũng bị khởi tố.

Công tố viên ICC, Moreno-Ocampo: Ông Gaddafi bị kết án "phạm tội ác chống loài người".

Báo cáo của ICC mô tả nhiều tội ác

Công tố viên Moreno-Ocampo cho biết, trong quá trình điều tra sơ bộ kéo dài 2 tháng, các nhà điều tra tìm thấy bằng chứng về 700 người đã bị giết vào tháng 2/2011. Trong khi đó, chế độ của ông Gaddafi ước tính, chỉ có 150 hoặc 200 người thiệt mạng.

Báo cáo có đoạn viết: "Những người biểu tình vì hòa bình đã bị bắn một cách có hệ thống tại nhiều địa điểm, nhiều thành phố khác nhau và được thực hiện thông qua sự đàn áp của lực lượng an ninh có vũ trang". Moreno-Ocampo cho biết: hàng ngàn người đã chết kể từ khi bắt đầu các cuộc xung đột.

Theo các điều tra viên ICC, đạn thật đã được sử dụng để chống lại người biểu tình không vũ trang. Ngoài ra, còn các biện pháp bạo lực khác gồm tra tấn, hãm hiếp có hệ thống, sử dụng bom chùm và vũ khí hạng nặng khác trong khu vực đô thị, sử dụng dân thường làm lá chắn sống và ngăn chặn các nguồn cung cấp nhân đạo.

Thường dân ở Tripoli và các khu vực khác đã phải chịu đựng các hình thức khác nhau của cuộc đàn áp vì nghi ngờ họ liên lạc với lực lượng nổi dậy. Các nạn nhân được cho là dân thường tham gia vào các cuộc biểu tình hoặc nói chuyện với giới truyền thông quốc tế, các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, cũng như các công dân của Ai Cập và Tunisia đã bị bắt và trục xuất hàng loạt do nghi ngờ họ liên quan tới các cuộc nổi dậy.

Các vụ bắt giữ có hệ thống, tra tấn, giết người, trục xuất, thi hành mất tích và tiêu hủy nhà thờ Hồi giáo đã được báo cáo tại Tripoli, Al Zawiyah, Zintan và khu vực dãy núi Nafousa.

Các công tố viên ICC cũng đang xem xét một số báo cáo về việc lính đánh thuê chuyên nghiệp của Gaddafi tấn công và giết chết "hàng tá" những người nhập cư từ châu Phi cận Sahara. (>> chi tiết)

Cao Ủy Liên Hiệp Quốc phụ trách vấn đề người tị nạn cho biết: Trong tháng 4/2011, gần 40.000 người đã chạy trốn khỏi các cuộc chiến ở miền tây Libya.

ICC công bố 700 người đã bị giết vào tháng 2/2011. Trong khi đó, Chính phủ Libya ước tính chỉ có 150 hoặc 200 người đã thiệt mạng.

Libya: 'Báo cáo của ICC là vô căn cứ'

Khalid Kaim, Thứ trưởng ngoại giao Libya, đã bác bỏ những cáo buộc của ICC và cho rằng báo cáo là vô căn cứ và phiến diện.

"Bất kỳ quyết định hoặc kết luận nào của ông Ocampo trong chuyến thăm Benghazi và Ai Cập chỉ là quyết định được xem xét từ góc độ một chiều, nó chưa đủ sức thuyết phục chúng tôi. Chúng tôi không thể tham gia vào quá trình điều tra của ICC và cũng không thể mời ông Ocampo tới xem xét tình hình thực tế nhưng thay vào đó chúng tôi có thể mời Hội đồng Bảo an cử đặc phái viên tới làm nhiệm vụ điều tra xem chúng tôi phạm tội hay không”, ông nói.

Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Washington Post, Saif al-Islam, con trai ông Gaddafi cũng đã bác bỏ những thông tin cáo buộc Chính phủ Libya phạm tội ác chống lại loài người.

"Tôi đã đưa các nhà ngoại giao và phóng viên tới hiện trường rồi. Cuối cùng thì chúng tôi vẫn phải chịu lệnh cấm vận, chịu không kích, dựa trên cái gì? Dựa trên các tin đồn không có thật. Chính xác là mọi việc giống như vụ Vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq vậy. WMD, WMD, WMD và rồi Iraq bị tấn công. Giờ đây là thường dân, thường dân, thường dân và rồi Libya bị tấn công”, Saif al-Islam nói. Saif al-Islam còn phủ nhận những "bằng chứng" mà phương Tây đưa ra như video vụ tàn sát... (>> chi tiết)

Trên thực tế, nhiều bản báo cáo đã được "vẽ" ra và thổi phồng các con số nạn nhân nhằm tạo cớ cho các nước phương Tây can thiệp vào nội bộ nước khác. (>> xem thêm)

ICC điều tra NATO lấy lệ?

Vitaly Churkin, đặc phái viên của Nga tại Liên Hợp Quốc đã nâng lên báo động về số dân thương bị thương vong trong cuộc xung đột Libya lên mức cao nhất. "Cần phải lưu ý rằng hành động của lực lượng liên quân do NATO lãnh đạo cũng dẫn đến thương vong cho dân thường. Điều này đã diễn ra đặc biệt trong vụ đánh bom gần đây của Tripoli. Bất kỳ việc sử dụng vũ lực không cân xứng là không thể chấp nhận được”, Churkin nói với Hội đồng An ninh Quốc gia.

Nga và Trung Quốc cáo buộc liên minh đi vượt ra ngoài nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc, đặc biệt với các cuộc không kích được coi như một cuộc đột kích diễn ra ngày 30/4 đã tạo ra thương vong cho nhiều người. Trong đó, một người con trai của Gaddafi và 3 đứa cháu của ông đã thiệt mạng. (>> chi tiết)

Đặc phái viên của Trung Quốc, cho biết: “Trung Quốc kêu gọi thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Chúng tôi không ủng hộ bất kỳ giải thích và hành động nào của NATO vượt quá sứ mệnh của mình".

ICC cũng tiến hành điều tra mục đích các cuộc không kích của NATO tại Libya.

Sau khi tham dự đám tang của con trai Gaddafi, ông Giovanni Martinelli, đại biểu của Vatican tại Tripoli, kêu gọi ngừng bắn và nhanh chóng tiến hành đàm phán giữa 2 phe.

NATO từ chối đề nghị của Liên minh châu Phi nhằm tiến hành một thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội của ông Gadhafi với lực lượng nổi dậy. Đồng thời, khối quân sự này cũng từ chối cắt giảm các cuộc không kích tạo cơ hội cho những sáng kiến ​​ngoại giao được tiến hành trong hoà bình.

Trước những lời cáo buộc từ dư luận quốc tế đặc biệt là phản ứng gay gắt của 2 nước Nga và Trung Quốc, ICC cũng quyết định điều tra hành động chính trị của NATO tiến hành các cuộc không kích tại Libya vì mục đích nhân đạo hay không và Nghị quyết 1973 cho phép “mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân có được thực hiện đúng mục đích hay không.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), tại Paris đã nhiệt tình ủng hộ báo cáo này của ICC.

Lan Giang (theo al Jazeera, Guardian)


quocphong.baodatviet.vn
Cập nhật lúc :10:18 AM, 30/04/2011
Chính phủ Libya đe dọa sẽ tấn công bất kỳ tàu thuyền nào cập cảng Misrata – một nỗ lực mới nhất nhằm cắt đứt đường tiếp vận của phe nổi dậy.

Nguồn tin từ NATO nói Chính phủ Libya đã cho rải thủy lôi trong vòng 3km xung quanh cảng Misrata. Phía NATO đang sử dụng hải quân để can thiệp nhằm “đảm bảo nguồn hàng cứu trợ nhân đạo được thông suốt”.

Tướng Rob Weighill, người đứng đầu ủy ban chuyên trách về hoạt động tham chiến ở Libya của NATO, nói các tàu chiến NATO đã ngăn chặn nhiều tàu nhỏ của Libya đang tìm cách rải thủy lôi trong ngày 29/4.

"Hành động này cho thấy Gaddafi đang bất chấp luật pháp quốc tế, sẵn sàng tấn công các chuyến hàng viện trợ nhân đạo", BBC dẫn lời ông Weighill.

Cảng Misrata bị tê liệt vì thủy lôi?

Người phát ngôn Chính phủ Libya Mussa Ibrahim không đề cập đến việc rải thủy lôi, nhưng tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không để vũ khí và quân nhu tiếp tục đến tay quân nổi loạn”.

“Chúng tôi biết rằng quân nổi loạn ở Misrata được tiếp viện từ Benghazi, từ Qatar và nhiều nơi khác trong những tuần qua. Chúng tôi không cho phép điều này tiếp tục xảy ra”, ông Ibrahim nói.

Đài truyền hình quốc gia Libya đưa tin Quân đội Libya đã làm tê liệt hoạt động của cảng Misrata và “Bất kỳ ai tìm cách cập cảng Misrata sẽ bị tấn công, bất kể lý do là gì”.

Trường Giang (theo Reuters, BBC)

quocphong.baodatviet.vn
Cập nhật lúc :9:00 AM, 27/04/2011
Nếu cuộc chiến Libya kéo dài, sẽ ngốn 1 tỷ USD/năm của NATO.

Trong những ngày gần đây một hình thái xung đột mới đang hình thành ở Lybia, đó là mỗi khi đội quân nổi dậy bị thất bại thì NATO lại leo thang các hoạt động quân sự.

Năm tuần trước, liên quân bắt đầu cuộc can thiệp quân sự khi đoàn xe bọc thép của lực lượng ủng hộ ông Gaddafi tiến về thành phố Bengazi, thủ phủ của quân nổi dậy.

Tuần này khi cuộc chiến diễn ra gay gắt, các bên giành nhau từng ngôi nhà trong thành phố Misrata, Anh, Pháp và Italy lại gửi khoảng 30 cố vấn quân sự đến Benghazi.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama cũng đóng góp sức mình khi ra lệnh cho 2 máy bay không người lái Predator đến tham chiến tại Libya. Những cố vấn của NATO đến Banghazi là đội quân đầu tiên của cái mà người ta tiên đoán là sẽ có thêm nhiều “giày đinh” nữa của phương Tây trên đất Lybia.

Rõ ràng là các nhà hoạch định chính sách phương Tây - những người ủng hộ chủ trương can thiệp - đã đánh giá thấp sự chống trả và thích nghi của quân đội của Gaddafi.

Các nhà lãnh đạo phương Tây này khi viết ra kịch bản cho Libya, có lẽ đã sử dụng dữ liệu từ cuộc chiến Serbia (1999). Ở đó, chính quyền Belgrade phải từ bỏ Kosovo dưới áp lực từ các cuộc không kích.

Theo đó, các nhà lãnh đạo phương Tây và quân nổi dậy hy vọng rằng Gaddafi sẽ nhanh chóng chạy khỏi Libawsi, hoặc bị lật đổ trong một cuộc binh biến hòa bình hay một cuộc nổi dậy tại Tripoli.

Thế nhưng, những mong muốn này chưa diễn ra và vẫn chỉ là mong muốn chứ không thể gọi là một chiến lược. Có chăng chỉ là sau một tháng chiến đấu quân đội của Gaddafi và lực lượng thân cận của ông ta càng thêm quyết tâm.

Câu hỏi đặt ra giờ đây là: Phương Tây đầu tư quá nhiều uy tín vào phe nổi dậy ở Libya, họ sẽ dùng bài gì để loại bỏ ông Gaddafi?

Giả dụ các nhà lãnh đạo phương Tây loại bỏ kế hoạch đưa quân vào trực tiếp tham chiến ở Libya, thì hướng hành động duy nhất mà NATO có thể là vực quân nổi dậy ở Benghazi, sao cho lực lượng đủ sức thực hiện một cuộc hành quân dọc theo tuyến đường ven biển tiến đến Tripoli.

Tuy nhiên, hướng hành động này sẽ phải lâu dài, tốn kém và khó khăn. Khi thấy mình bị bế tắc, các nhà lãnh đạo NATO cần phải đối mặt với những chi phí nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Có thể lấy dựa vào thực tế chiến trường Afghanistan để nhẩm tính ra khoản đầu tư cho chiến trường Libya.

Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu chi 12,8 tỷ USD trong tài khóa 2012 để huấn luyện và trang bị cho lực lượng an ninh của Afghanistan, gồm 152.000 lính trong quân đội.

Các nước NATO đã được yêu cầu cử 1.495 sĩ quan huấn luyện và 205 đội huấn luyện biên chế 20 người trong Quân đội Afghanistan. Cộng tất thảy các chuyên gia huấn luyện khác, con số huấn luyện và cố vấn nước ngoài cần cho quân đội Afghanistan lên đến 10.000 người.

Còn ở Libya thì sao? Cần một đội quân lớn đến mức nào để đập tan sự kháng cự của quân đội Gaddafi, từ Benghazi đến Tripoli mà theo NATO sẽ rất mạnh mẽ?

Chỉ biết, quân nổi dậy phải được trang bị xe bọc thép, pháo và bộ binh đã qua huấn luyện. Đồng thời cũng phải tính đến thương vong khi chiến đấu trong thành phố và chi phí hậu cần và bảo dưỡng. Cũng cần phải có lực lượng để cô lập hậu phương của Gaddafi.

Một dự tính an toàn và khiêm tốn nhất thì chi phí cho quân nổi dậy ở Libya cũng phải bằng 1/10 của chi phí cho huấn luyện và cố vấn cho quân Afghanistan hiện nay, tức là: Một đội quân 15.000 người; 1.000 cố vấn nước ngoài với mức chi 1 tỷ USD/năm.

Giả sử việc loại bỏ Gaddafi đòi hỏi quân nổi dậy phải có một đội quân thiết giáp to lớn, được không quân NATO hỗ trợ để đánh thẳng vào các căn cứ của ông Gaddafi, mức tiền còn phải cao hơn rất nhiều

Đó là chưa kể, cuộc chiến càng kéo dài, thì chính nghĩa là càng nghiêng về phía chế độ Gaddafi, quân nổi dậy càng bị mang tiếng là câu kết với ngoại bang xâm lược. Đồng thời, gánh nặng chiến phí sẽ làm nhân dân trong các quốc gia NATO sốt ruột và cuộc chiến sẽ chịu nhiều chỉ trích.

Theo Nghị quyết 1973 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, NATO can thiệp vào Libya với nhiệm vụ bảo vệ dân thường đối với Gaddafi. Cuộc can thiệp sẽ trở thành một thảm kịch nếu việc giải quyết xung đột đòi hỏi một giá bằng hoặc lớn hơn danh dự của các nước trong liên quân.

Khi bắt đầu cuộc can thiệp các nhà hoạch định chính sách của phương Tây đã không hình dung ra một kịch bản như vậy. Nhưng giờ đây họ phải tính đến.

Phạm Ngọc Uyển

quocphong.baodatviet.vn
Cập nhật lúc :6:32 PM, 01/05/2011
Ngày 1/5, Chính phủ Libya xác nhận con trai út của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi đã thiệt mạng sau một đợt không kích của NATO.

Phát ngôn viên Chính phủ Libya Moussa Ibrahim cho biết: Ngày 30/4, các máy bay của NATO đã ném bom vào dinh thự nơi ông Gaddafi đang trú ẩn cùng vợ, phá hủy hoàn toàn dinh thự này và để lại một hố bom khổng lồ. Ông Gaddafi may mắn thoát chết, tuy nhiên con trai và 3 cháu nội của ông đã thiệt mạng.

Theo ông Ibrahim, dinh thự của Tổng thống Gaddafi nằm trong một khu vực dân cư ở Tripoli, đồng thời nhấn mạnh Saif al-Arab Gaddafi – người con trai bị giết chết – không liên quan nhiều đến chính trị ở Libya. Saif al-Arab Gaddafi, 29 tuổi, chỉ mới quay về Libya gần đây sau một thời gian học ở Đức.

“Các máy bay của NATO đã tấn công bằng tất cả sức mạnh. Đây là một âm mưu ám sát trực tiếp của NATO nhằm vào lãnh tụ Gaddafi”, ông Ibrahim nói, và khẳng định lãnh tụ Gaddafi và vợ “vẫn mạnh khỏe”.

Saif al-Arab Gaddafi

Ngay sau vụ tấn công, Đài truyền hình Libya chiếu cảnh đám đông tụ tập xung quanh khu vực dinh thự, hô vang khẩu hiệu “thánh chiến” và bày tỏ sự ủng hộ với ông Gaddafi.

Phóng viên BBC Christian Fraser, người được đưa đến hiện trường 2 giờ sau đó, xác nhận vụ ném bom đã đánh trúng dinh thự của ông Gaddafi và có dấu hiệu về một cuộc họp mặt gia đình đã diễn ra tại đây.

Tuy nhiên, theo phóng viên Fraser, “sức mạnh hủy diệt của vụ tấn công” lớn đến nỗi rất khó tưởng tượng được ông Gaddafi và vợ có thể thoát chết mà không bị thương tích gì nghiêm trọng, nếu thật sự ông Gaddafi đã có mặt tại đây.

"Luật rừng"

Chính phủ Libya đã bày tỏ sự phẫn nộ trước một hành động mà theo họ là “bất chấp luật pháp quốc tế” và “một tội ác chiến tranh”.

“Chúng tôi yêu cầu thế giới hãy nhìn vào vụ việc này để thấy rằng có những người đang hành xử theo luật rừng – BBC dẫn lời phát ngôn viên Moussa Ibrahim – Việc ném bom này đang bảo vệ thường dân như thế nào? Saif al-Arab chỉ là một sinh viên, một thường dân… Anh ta đang sống cùng cha mẹ, các cháu trai cháu gái và những người quen khác, anh ta phạm phải tội ác gì cho đến khi bị NATO sát hại”.

Vụ tấn công xảy ra chỉ chưa đầy một ngày sau khi Tổng thống Gaddafi xuất hiện trên Đài truyền hình Libya kêu gọi ngừng bắn và đối thoại. Chính phủ Libya tố cáo NATO đã cố gắng áp sát ông Gaddafi bằng cách không kích vào khu vực có đài truyền hình trong thời gian ông Gaddafi phát biểu.

“NATO không quan tâm đến lời kêu gọi đối thoại của chúng tôi, mà chỉ quan tâm đến việc cướp đi tự do và dầu mỏ, cũng như quyền tự quyết tương lai của chúng tôi”, ông Ibrahim nói.

Các quan chức NATO vẫn chưa bình luận về vụ việc. Một quan chức cấp cao của Chính quyền Obama nói Chính phủ Mỹ “có biết” về vụ tấn công, tuy nhiên không xác nhận về số người thiệt mạng và yêu cầu giới truyền thông đặt câu hỏi với NATO về các vấn đề liên quan.

Trong khi đó Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Chuyển tiếp của phe nổi dậy Abdul Hafiz Ghoga bác bỏ thông tin mà Chính phủ Libya đưa ra, cho rằng “đây chỉ là lời nói dối để tìm kiếm sự thông cảm”.

CNN dẫn lời Brian Riedel, lãnh đạo Viện Brookings và từng làm cố vấn cho 3 đời Tổng thống Mỹ, nhận định nếu vụ giết con trai Gaddafi thật sự xảy ra thì các triển vọng về việc ông Gaddafi sẽ rời quyền lực trong hòa bình lại càng thêm mờ mịt.

Năm 1986, Quân đội Mỹ từng tiến hành không kích vào dinh thự của ông Gaddafi, giết chết con gái nuôi Hanna Gaddafi của ông.

Trường Giang (theo AP,BBC,CNN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét