06/05/2011 | 09:31:00
Việc quân đội Mỹ sử dụng cái tên Geronimo như một mật hiệu trong chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden đã làm dấy lên làn sóng phản đối trong chính nước Mỹ.
“Tôi cho rằng việc liên hệ (Geronimo) với Bin Laden là hết sức không đúng đắn và kém nhạy cảm về mặt văn hóa,” Thượng nghị sĩ Tom Udall của Đảng Dân chủ, bang New Mexico, nói trong một cuộc điều trần của Ủy ban người da đỏ của Quốc hội.
“Nó cho thấy một vấn đề nghiêm trọng, vấn đề mà chúng ta thảo luận ngày hôm nay, một sự đồng thuận về mặt xã hội đã ăn sâu khi miêu tả những người dân thiểu số một cách xúc phạm.”
Geronimo (1829-1909) là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của người da đỏ châu Mỹ theo đuổi đến cùng đường lối bạo lực chống lại sự thống trị và xâm lăng của người da trắng trong cuộc chiến tranh Apache-Mỹ và Apache-Mexico. Chính quyền Mỹ khi đó cũng đã phải lao tâm khổ tứ trong nhiều năm trời mới bắt được người anh hùng da đỏ.
[Hình ảnh tập luyện của đội quân đã diệt Bin Laden]
Cuộc điều trần đã có trong kế hoạch của Quốc hội Mỹ từ lâu trước chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm hải quân tiêu diệt Bin Laden hôm 1/5. Nhưng việc họ dùng tên Geronimo để làm mật hiệu trong việc tiêu diệt kẻ thù số một của nước Mỹ đã làm cuộc gặp ngày 5/5 của các nghị sĩ nóng hẳn lên.
ABC News dẫn lời Udall nói người Mỹ bản địa trong lịch sử luôn là sắc dân thiểu số có tỉ lệ phục vụ trong quân đội cao nhất. Ông cũng khẳng định muốn Lầu Năm Góc làm rõ việc dùng cái tên này, nhưng các nguyên tắc quân sự cấm việc tiết lộ thêm thông tin về chiến dịch.
Tex Hall, thuộc Hội đồng các trưởng lão da đỏ vùng đồng bằng lớn, bang North Dakota, đồng tình với Udal. “Đây là một sự kiện không may mà chúng ta cần ý thức và làm rõ,” Hall nói. Suzan Shown Harjo thuộc Viện Morning Star ở thủ đô Washington, một nhóm vận động quyền cho người da đỏ ở Mỹ, cho rằng “so sánh ông ấy với khủng bố và gọi ông ấy kẻ thù là một hành vi gây sốc.”
Trước khi cuộc điều trần bắt đầu, chắt của Geronimo, Harlyn Geronimo, người đã có mặt cùng các nghị sĩ, đã ra một tuyên bố nói việc sử dụng tên Geronimo trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden là xúc phạm và phỉ báng.
“Dù cho ý định của những người có trách nhiệm là đặt tên chiến dịch tiêu diệt hay bắt giữ Osama bin Ladan, hay đặt cho chính Osama bin Laden mật danh là Geronimo, thì đó cũng là sự xúc phạm và sai lầm khó thể tha thứ,” Geronimo-cháu nói.
“Và rõ ràng từ các hồ sơ của quân đội, cái tên Geronimo đã được binh sĩ sử dụng nhiều lần trong chiến dịch và cho chính Osama bin Laden. Rõ ràng, so sánh Geronimo với Osama bin Laden là sự xúc phạm không chấp nhận được với người Mỹ bản địa và vị lãnh tụ vĩ đại nhất trong lịch sử của họ.”
[Mỹ lộ bí mật quân sự trong chiến dịch bin Laden?]
“Geronimo, E-KIA” (hàm ý kẻ thù đã bị tiêu diệt tại chỗ), đó là thông báo của một binh sĩ thuộc đội đặc nhiệm hải quân Mỹ qua bộ đàm được phát sóng trên truyền hình sau khi Bin Laden bị bắn chết. Tina Marie Osceola thuộc bộ lạc da đỏ Seminole ở Viện nghệ thuật da đỏ Mỹ đã lên tiếng yêu cầu một lời xin lỗi chính thức từ nhà chức trách Hoa Kỳ. “Khi chính quyền sử dụng tên người hùng lịch sử của chúng tôi, họ đã lấy đi của chúng tôi một người anh hùng. Thật khó tin là sự xúc phạm sâu cay nhất đã diễn ra không phải với Al Qaeda ở nước ngoài, mà với một người Mỹ nhỏ bé trên quê hương của ông ta”.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên quân đội Mỹ sử dụng cái tên Geromino. Tên ông được dùng làm lệnh xung phong, mật mã trong các chiến dịch quân sự, còn hình ảnh người anh hùng da đỏ xuất hiện trên huy hiệu ở tay áo đồng phục của binh sĩ Mỹ thuộc tiểu đoàn kỵ binh bay số 1 và trung đoàn bộ binh 501. Tên bộ lạc Apache cũng được sử dụng cho loại máy bay trực thăng nổi tiếng của quân đội Mỹ.
Theo những người thích các học thuyết kỳ lạ, Geronimo và Tổng thống George W. Bush thậm chí còn có quan hệ. Theo đó, ông nội của tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ, Prescott Bush, từng gia nhập một hội kín của giới thượng lưu Skull and Bones ở Đại học Yales để cướp mộ của Geronimo./.
“Tôi cho rằng việc liên hệ (Geronimo) với Bin Laden là hết sức không đúng đắn và kém nhạy cảm về mặt văn hóa,” Thượng nghị sĩ Tom Udall của Đảng Dân chủ, bang New Mexico, nói trong một cuộc điều trần của Ủy ban người da đỏ của Quốc hội.
“Nó cho thấy một vấn đề nghiêm trọng, vấn đề mà chúng ta thảo luận ngày hôm nay, một sự đồng thuận về mặt xã hội đã ăn sâu khi miêu tả những người dân thiểu số một cách xúc phạm.”
Geronimo (1829-1909) là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của người da đỏ châu Mỹ theo đuổi đến cùng đường lối bạo lực chống lại sự thống trị và xâm lăng của người da trắng trong cuộc chiến tranh Apache-Mỹ và Apache-Mexico. Chính quyền Mỹ khi đó cũng đã phải lao tâm khổ tứ trong nhiều năm trời mới bắt được người anh hùng da đỏ.
[Hình ảnh tập luyện của đội quân đã diệt Bin Laden]
Cuộc điều trần đã có trong kế hoạch của Quốc hội Mỹ từ lâu trước chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm hải quân tiêu diệt Bin Laden hôm 1/5. Nhưng việc họ dùng tên Geronimo để làm mật hiệu trong việc tiêu diệt kẻ thù số một của nước Mỹ đã làm cuộc gặp ngày 5/5 của các nghị sĩ nóng hẳn lên.
ABC News dẫn lời Udall nói người Mỹ bản địa trong lịch sử luôn là sắc dân thiểu số có tỉ lệ phục vụ trong quân đội cao nhất. Ông cũng khẳng định muốn Lầu Năm Góc làm rõ việc dùng cái tên này, nhưng các nguyên tắc quân sự cấm việc tiết lộ thêm thông tin về chiến dịch.
Tex Hall, thuộc Hội đồng các trưởng lão da đỏ vùng đồng bằng lớn, bang North Dakota, đồng tình với Udal. “Đây là một sự kiện không may mà chúng ta cần ý thức và làm rõ,” Hall nói. Suzan Shown Harjo thuộc Viện Morning Star ở thủ đô Washington, một nhóm vận động quyền cho người da đỏ ở Mỹ, cho rằng “so sánh ông ấy với khủng bố và gọi ông ấy kẻ thù là một hành vi gây sốc.”
Trước khi cuộc điều trần bắt đầu, chắt của Geronimo, Harlyn Geronimo, người đã có mặt cùng các nghị sĩ, đã ra một tuyên bố nói việc sử dụng tên Geronimo trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden là xúc phạm và phỉ báng.
“Dù cho ý định của những người có trách nhiệm là đặt tên chiến dịch tiêu diệt hay bắt giữ Osama bin Ladan, hay đặt cho chính Osama bin Laden mật danh là Geronimo, thì đó cũng là sự xúc phạm và sai lầm khó thể tha thứ,” Geronimo-cháu nói.
“Và rõ ràng từ các hồ sơ của quân đội, cái tên Geronimo đã được binh sĩ sử dụng nhiều lần trong chiến dịch và cho chính Osama bin Laden. Rõ ràng, so sánh Geronimo với Osama bin Laden là sự xúc phạm không chấp nhận được với người Mỹ bản địa và vị lãnh tụ vĩ đại nhất trong lịch sử của họ.”
[Mỹ lộ bí mật quân sự trong chiến dịch bin Laden?]
“Geronimo, E-KIA” (hàm ý kẻ thù đã bị tiêu diệt tại chỗ), đó là thông báo của một binh sĩ thuộc đội đặc nhiệm hải quân Mỹ qua bộ đàm được phát sóng trên truyền hình sau khi Bin Laden bị bắn chết. Tina Marie Osceola thuộc bộ lạc da đỏ Seminole ở Viện nghệ thuật da đỏ Mỹ đã lên tiếng yêu cầu một lời xin lỗi chính thức từ nhà chức trách Hoa Kỳ. “Khi chính quyền sử dụng tên người hùng lịch sử của chúng tôi, họ đã lấy đi của chúng tôi một người anh hùng. Thật khó tin là sự xúc phạm sâu cay nhất đã diễn ra không phải với Al Qaeda ở nước ngoài, mà với một người Mỹ nhỏ bé trên quê hương của ông ta”.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên quân đội Mỹ sử dụng cái tên Geromino. Tên ông được dùng làm lệnh xung phong, mật mã trong các chiến dịch quân sự, còn hình ảnh người anh hùng da đỏ xuất hiện trên huy hiệu ở tay áo đồng phục của binh sĩ Mỹ thuộc tiểu đoàn kỵ binh bay số 1 và trung đoàn bộ binh 501. Tên bộ lạc Apache cũng được sử dụng cho loại máy bay trực thăng nổi tiếng của quân đội Mỹ.
Theo những người thích các học thuyết kỳ lạ, Geronimo và Tổng thống George W. Bush thậm chí còn có quan hệ. Theo đó, ông nội của tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ, Prescott Bush, từng gia nhập một hội kín của giới thượng lưu Skull and Bones ở Đại học Yales để cướp mộ của Geronimo./.
H.Minh (Vietnam+)
vietnamplus.vn:
vietnamplus.vn:
LHQ yêu cầu Mỹ làm rõ về cái chết của Bin Laden
06/05/2011 | 06:32:00
Ngày 5/5, Cao ủy LHQ về nhân quyền Navi Pillay đã yêu cầu phía Mỹ tiết lộ toàn bộ sự việc nhằm xác định tính hợp pháp của chiến dịch truy sát nhân vật đứng đầu tổ chức khủng bố Al-Qaeda Osama bin Laden.
Bà Pillay tuyên bố tất cả mọi người đều có quyền được biết chính xác sự việc đã diễn ra trong vụ việc này.
Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder đã khẳng định tại quốc hội nước này rằng chiến dịch truy sát Bin Laden của lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại Pakistan là "hoàn toàn hợp pháp" và cho rằng đây là "hành động bảo vệ quốc gia chính đáng."
Tuy nhiên, theo bà Pillay, LHQ lên án chủ nghĩa khủng bố nhưng cũng có luật lệ cơ bản về cách thức tiến hành các hoạt động chống lại chủ nghĩa khủng bố mà các quốc gia thành viên cần tuân thủ.
Cao ủy LHQ cũng nhấn mạnh các hoạt động chống chủ nghĩa khủng bố cần tuân thủ luật pháp quốc tế và cho rằng luật pháp quốc tế không cho phép các hành động tra tấn cũng như hành quyết mà không xét xử.
Tại thời điểm bị lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt, Bin Laden không có vũ khí tự vệ./.
Bà Pillay tuyên bố tất cả mọi người đều có quyền được biết chính xác sự việc đã diễn ra trong vụ việc này.
Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder đã khẳng định tại quốc hội nước này rằng chiến dịch truy sát Bin Laden của lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại Pakistan là "hoàn toàn hợp pháp" và cho rằng đây là "hành động bảo vệ quốc gia chính đáng."
Tuy nhiên, theo bà Pillay, LHQ lên án chủ nghĩa khủng bố nhưng cũng có luật lệ cơ bản về cách thức tiến hành các hoạt động chống lại chủ nghĩa khủng bố mà các quốc gia thành viên cần tuân thủ.
Cao ủy LHQ cũng nhấn mạnh các hoạt động chống chủ nghĩa khủng bố cần tuân thủ luật pháp quốc tế và cho rằng luật pháp quốc tế không cho phép các hành động tra tấn cũng như hành quyết mà không xét xử.
Tại thời điểm bị lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt, Bin Laden không có vũ khí tự vệ./.
(Vietnam+)
vietnamplus.vn:
vietnamplus.vn:
Vụ bin Laden qua lời kể của những người sống sót
06/05/2011 | 15:42:00
Đồ đạc trong căn nhà nơi Osama bin Laden trú ngụ khá giản gị, chứ không phải xa hoa như phía Mỹ thông báo trước đây (Nguồn: GEO).
Con gái của Osama bin Laden đã ôm lấy cái đầu đầy máu của người mẹ trong căn phòng nơi thủ lĩnh Al Qaeda bị giết chết.
“Tôi là người Arập,” cô bé nói với các quan chức an ninh Paksitan sau khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ rời đi mang theo thi thể của cha mình. “Osama bin Laden là cha tôi”. Cô gái 12 tuổi cũng bị thương vì những mảnh tường vỡ rơi vào mắt cá chân trong cuộc vây ráp vào ban đêm nơi ở của Bin Laden tại Abbottabad, miền bắc Pakistan, nhưng cô đã ở lại để chăm sóc mẹ mình, Amal Ahmed al-Sadah - 29 tuổi, và là vợ thứ năm của Bin Laden – người bị biệt kích Mỹ bắn vào chân khi xông lên làm lá chắn cho chồng.
[Bin Laden bị bắt sống trước khi bị bắn chết?]
Người phụ nữ nằm bất động trong tay cô gái nhỏ, theo lời các quan chức Pakistan kể lại với báo Anh Guardian. Bên kia căn phòng là một phụ nữ khác, bị trói và miệng bị dán bằng băng dính, khoảng 30 tuổi và có lẽ là bác sĩ của Bin Laden đến từ Yemen. Cảnh tượng sau cái chết của Bin Laden đã được hoàn chỉnh hơn cho thấy cuộc vây ráp hoàn toàn chỉ là một chiều so với những tuyên bố ban đầu của phía Mỹ.
[Người vợ đã ở bên Bin Laden đến phút cuối đời]
Những “cuộc đọ súng” thực ra chỉ là việc lính đặc nhiệm hải quân nổ súng và nhanh chóng tiêu diệt tay súng Al Qaeda duy nhất có mặt tại hiện trường đã tìm cách chống trả. Các bức ảnh chụp cho thấy ba người khác nằm trong những vũng máu, hai người mặc đồ Hồi giáo truyền thống và một người mặc áo sơ mi.
[Dựng lại hiện trường Bin Laden bị bắn chết]
Các binh sĩ Mỹ rời đi để lại bốn thi thể, những người sống sót bị trói bằng dây nhựa và một số phụ nữ cùng trẻ em bị thương. Vụ tấn công xảy ra vào một đêm không trăng và binh lính được đưa tới bằng loại máy bay tàng hình tối tân bay ngang qua những nông trại ở thung lũng Orash trên vùng trời Pakistan. Trên máy bay là các lính đặc nhiệm từ đội đặc nhiệm hải quân số 6 (ST6).
Các quan chức an ninh Pakistan chỉ có mặt tại hiện trường sau cuộc bố ráp. Trong căn nhà, mỗi phòng ngủ đều có một nhà vệ sinh và nhà bếp riêng. Ngoài ra còn có một phòng ở tầng trệt được dùng làm lớp học, có bảng trắng và giấy viết có chữ A-rập, sách giáo khoa. Những hàng xóm của căn nhà nói trẻ em sống trong đó không đi học. Đồ ăn tìm thấy trong nhà cho thấy cư dân ở đó đã có một thực đơn rất giản dị, bao gồm quả chà là, dầu ô-liu, quả hạch, thịt khô và trứng.
Đội đặc nhiệm Mỹ được chia làm hai tốp. Họ gặp rắc rối khi một chiếc trực thăng quật phải bờ tường trong lúc hạ cánh, nhưng các tay súng đã thoát được ra ngoài và hoàn thành nhiệm vụ. Nhóm thứ nhất tấn công căn nhà cho khách nhỏ ở lối vào và là nơi duy nhất họ gặp phải sự chống cự. Nhóm thứ hai xông thẳng vào nhà chính và lục soát từng phòng một cho tới khi tìm thấy Bin Laden. Hai cận vệ thân tín của Bin Laden đều thiệt mạng, cộng thêm một người thứ tư, có thể là con trai của Bin Laden, Hamza, trong cả cuộc vây ráp.
["Mỹ lộ bí mật quân sự trong cuộc tấn công bin Laden?"]
Lính đặc nhiệm đã làm bị thương một số phụ nữ và trẻ em trong cuộc tấn công, nhưng không làm ai thiệt mạng trước khi tìm thấy bin Laden, mà Nhà Trắng đã thừa nhận là không được vũ trang, dù có hai khẩu AK-47 trong tầm tay. Leon Panetta, Giám đốc Cục tình báo trung ương theo dõi trực tuyến cuộc vây ráp từ Mỹ, nói rằng Bin Laden đã “có động thái đe dọa những binh sĩ của chúng ta. Nên họ mới nổ súng.” Dù cho Bin Laden có làm gì, lính đặc nhiệm đã bắn ông, một viên vào ngực và một vào đầu, ở phần mắt trái, theo tiết lộ của CIA.
Sau đó, những người sống sót được lính Mỹ dồn đến một khu vực an toàn trong tòa nhà để họ không bị thương khi chiếc trực thăng phát nổ. Họ quay ra đưa thi thể của Bin Laden và con trai đi cùng rồi cất cánh, trở về Afghanistan. Vào lúc 11 giờ ngày thứ Hai, thi thể Bin Laden đã được liệm trong một tấm vải trắng và đưa lên chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson để đem đi táng ở phía bắc biển A-rập.
Hiện tại, cơ quan tình báo Pakistan ISI đang tạm giữ 12 người còn sống sót từ căn nhà đó. Lời khai của những người này giờ sẽ được phía Pakistan xem như bằng chứng để phản bác lại cáo buộc của một số quan chức Mỹ rằng Pakistan đã bao che cho bin Laden trong suốt thời gian ông này ẩn náu tại thành phố quân sự Abootabad, chỉ nằm cách thủ đô Islamabad hơn 50km.
["BIn Laden không rời căn phòng mình ở trong suốt 5 năm"]
Những lời khai của các thành viên gia đình bin Laden cũng được xem như là bằng chứng để làm rõ hơn chi tiết về cái chết của trùm khủng bố, sau khi Nhà Trắng tỏ ra bất nhất trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là chi tiết bin Laden có mang súng khi bị bắn chết, hay có sử dụng vợ làm bia đỡ đạn hay không./.
Video dựng lại hiện trường vụ tiêu diệt bin Laden qua lời kể của người sống sót (ABC News):
“Tôi là người Arập,” cô bé nói với các quan chức an ninh Paksitan sau khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ rời đi mang theo thi thể của cha mình. “Osama bin Laden là cha tôi”. Cô gái 12 tuổi cũng bị thương vì những mảnh tường vỡ rơi vào mắt cá chân trong cuộc vây ráp vào ban đêm nơi ở của Bin Laden tại Abbottabad, miền bắc Pakistan, nhưng cô đã ở lại để chăm sóc mẹ mình, Amal Ahmed al-Sadah - 29 tuổi, và là vợ thứ năm của Bin Laden – người bị biệt kích Mỹ bắn vào chân khi xông lên làm lá chắn cho chồng.
[Bin Laden bị bắt sống trước khi bị bắn chết?]
Người phụ nữ nằm bất động trong tay cô gái nhỏ, theo lời các quan chức Pakistan kể lại với báo Anh Guardian. Bên kia căn phòng là một phụ nữ khác, bị trói và miệng bị dán bằng băng dính, khoảng 30 tuổi và có lẽ là bác sĩ của Bin Laden đến từ Yemen. Cảnh tượng sau cái chết của Bin Laden đã được hoàn chỉnh hơn cho thấy cuộc vây ráp hoàn toàn chỉ là một chiều so với những tuyên bố ban đầu của phía Mỹ.
[Người vợ đã ở bên Bin Laden đến phút cuối đời]
Những “cuộc đọ súng” thực ra chỉ là việc lính đặc nhiệm hải quân nổ súng và nhanh chóng tiêu diệt tay súng Al Qaeda duy nhất có mặt tại hiện trường đã tìm cách chống trả. Các bức ảnh chụp cho thấy ba người khác nằm trong những vũng máu, hai người mặc đồ Hồi giáo truyền thống và một người mặc áo sơ mi.
[Dựng lại hiện trường Bin Laden bị bắn chết]
Các binh sĩ Mỹ rời đi để lại bốn thi thể, những người sống sót bị trói bằng dây nhựa và một số phụ nữ cùng trẻ em bị thương. Vụ tấn công xảy ra vào một đêm không trăng và binh lính được đưa tới bằng loại máy bay tàng hình tối tân bay ngang qua những nông trại ở thung lũng Orash trên vùng trời Pakistan. Trên máy bay là các lính đặc nhiệm từ đội đặc nhiệm hải quân số 6 (ST6).
Các quan chức an ninh Pakistan chỉ có mặt tại hiện trường sau cuộc bố ráp. Trong căn nhà, mỗi phòng ngủ đều có một nhà vệ sinh và nhà bếp riêng. Ngoài ra còn có một phòng ở tầng trệt được dùng làm lớp học, có bảng trắng và giấy viết có chữ A-rập, sách giáo khoa. Những hàng xóm của căn nhà nói trẻ em sống trong đó không đi học. Đồ ăn tìm thấy trong nhà cho thấy cư dân ở đó đã có một thực đơn rất giản dị, bao gồm quả chà là, dầu ô-liu, quả hạch, thịt khô và trứng.
Đội đặc nhiệm Mỹ được chia làm hai tốp. Họ gặp rắc rối khi một chiếc trực thăng quật phải bờ tường trong lúc hạ cánh, nhưng các tay súng đã thoát được ra ngoài và hoàn thành nhiệm vụ. Nhóm thứ nhất tấn công căn nhà cho khách nhỏ ở lối vào và là nơi duy nhất họ gặp phải sự chống cự. Nhóm thứ hai xông thẳng vào nhà chính và lục soát từng phòng một cho tới khi tìm thấy Bin Laden. Hai cận vệ thân tín của Bin Laden đều thiệt mạng, cộng thêm một người thứ tư, có thể là con trai của Bin Laden, Hamza, trong cả cuộc vây ráp.
["Mỹ lộ bí mật quân sự trong cuộc tấn công bin Laden?"]
Lính đặc nhiệm đã làm bị thương một số phụ nữ và trẻ em trong cuộc tấn công, nhưng không làm ai thiệt mạng trước khi tìm thấy bin Laden, mà Nhà Trắng đã thừa nhận là không được vũ trang, dù có hai khẩu AK-47 trong tầm tay. Leon Panetta, Giám đốc Cục tình báo trung ương theo dõi trực tuyến cuộc vây ráp từ Mỹ, nói rằng Bin Laden đã “có động thái đe dọa những binh sĩ của chúng ta. Nên họ mới nổ súng.” Dù cho Bin Laden có làm gì, lính đặc nhiệm đã bắn ông, một viên vào ngực và một vào đầu, ở phần mắt trái, theo tiết lộ của CIA.
Sau đó, những người sống sót được lính Mỹ dồn đến một khu vực an toàn trong tòa nhà để họ không bị thương khi chiếc trực thăng phát nổ. Họ quay ra đưa thi thể của Bin Laden và con trai đi cùng rồi cất cánh, trở về Afghanistan. Vào lúc 11 giờ ngày thứ Hai, thi thể Bin Laden đã được liệm trong một tấm vải trắng và đưa lên chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson để đem đi táng ở phía bắc biển A-rập.
Hiện tại, cơ quan tình báo Pakistan ISI đang tạm giữ 12 người còn sống sót từ căn nhà đó. Lời khai của những người này giờ sẽ được phía Pakistan xem như bằng chứng để phản bác lại cáo buộc của một số quan chức Mỹ rằng Pakistan đã bao che cho bin Laden trong suốt thời gian ông này ẩn náu tại thành phố quân sự Abootabad, chỉ nằm cách thủ đô Islamabad hơn 50km.
["BIn Laden không rời căn phòng mình ở trong suốt 5 năm"]
Những lời khai của các thành viên gia đình bin Laden cũng được xem như là bằng chứng để làm rõ hơn chi tiết về cái chết của trùm khủng bố, sau khi Nhà Trắng tỏ ra bất nhất trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là chi tiết bin Laden có mang súng khi bị bắn chết, hay có sử dụng vợ làm bia đỡ đạn hay không./.
Video dựng lại hiện trường vụ tiêu diệt bin Laden qua lời kể của người sống sót (ABC News):
H.Minh (Vietnam+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét