Trung Quốc: 'Chiến tranh nhân dân đã lỗi thời'

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :8:24 AM, 05/05/2011
Theo quan điểm thống nhất chung của giới lãnh đạo Trung Quốc, một quốc gia mạnh không thể tồn tại mà không có một quân đội hùng mạnh và hiện đại.

>> Trung Quốc chú trọng phát triển chất lượng quân nhân
>> Trung Quốc không loại trừ khả năng xung đột trong khu vực
>> Thấy gì từ việc Trung Quốc mở rộng tầm tác chiến xa biên giới?
>> Trung Quốc thay đổi quy tắc sử dụng vũ khí hạt nhân

Theo Chính phủ Trung quốc, khái niệm chiến tranh nhân dân đã không còn khả năng bảo vệ vững chắc nên an ninh quốc gia cũng như đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, khái niệm này so với thời đại chiến tranh công nghệ cao hiện nay đã trở nên lỗi thời và không đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ đất nước.

Hiện nay trong biên chế của lực lượng vũ trang Trung quốc có tới 2.300.000 binh sỹ. Hàng năm chính phủ Trung Quốc đã dành một khoản ngân sách khổng lồ chi cho hiện đại hoá quân đội trong đó tập trung cho huấn luyện binh lính và trang bị vũ khí hiện đại, với mục tiêu “sẵn sàng đương đầu với bất kỳ các cuộc tấn công quy mô lớn và nguy cơ đe doạ đến nền anh ninh quốc gia, chủ quyền của trung Quốc”.

Chính phủ Trung Quốc muốn hướng đến phát triển một quân đội hiện đại, trước những nguy cơ đe doạ bằng chiến tranh công nghệ cao, không chỉ là các loại vũ khí siêu hiện đại phá huỷ trực tiếp mà cả những cuộc chiến tranh mạng, chiến tranh kỹ thuật số.

Trung Quốc cho rằng những nguy cơ đó mới đáng lo ngại vì vậy đòi hỏi phải có một lực lượng được đào tạo tinh nhuệ về chiến tranh vũ trụ, tập trung đào tạo lực lượng hải quân, lực lượng vệ tinh - định vị, và đặc biệt là lực lượng chiến tranh mạng. (>> chi tiết)

Để đáp ứng với yêu cầu này, Chính phủ Trung Quốc cho rằng cần phải xác định cả các nhiệm vụ cụ thế khác của từng lực lượng trong quân đội, cần phải xác định nhiệm vụ nhất quán không chỉ sẵn sàng chiến đấu trên chiến trường quân sự mà còn trong cả lĩnh vực chính trị.

Ngoài ra, lực lượng vũ trang hiện đại của Trung Quốc cũng đặt ra kế hoạch sẵn sàng đẩy lui và xoá sổ các âm mưu khủng bố, ý đồ phá hoại cũng như các hoạt động lật đổ để bảo vệ sự ổn định và hòa hợp của xã hội.

Trước nguy cơ gia tăng xung đột trên thế giới, Trung Quốc đã đẩy nhanh hiện đại hoá quân đội.


Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã công bố sách trắng quốc phòng, phê chuẩn nguồn ngân sách khổng lồ chi cho việc hiện đại hoá quân đội Trung Quốc với việc tăng thêm 12,7 % chi phí ngân sách quân sự. (>> chi tiết)

Theo đó, ngân sách quân sự hiện có của Trung Quốc vào khoảng 601 tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 66 tỷ euro. Một con số đáng kinh ngạc, khiến nhiều quốc gia phải sửng sốt.

Theo giới chuyên gia phân tích quân sự trên thế giới, với con số này, Trung Quốc đã đứng vào vị trí thứ hai trên thế giới về ngân sách chi cho các hoạt động quân sự trong năm 2011. Trong đó, 1/3 ngân sách sẽ được chi cho việc đào tạo binh lính và mua sắm trang thiết bị vũ khí hiện đại cũng như đầu tư chế tạo vũ khí.

Ngoài tập trung phát triển quân sự, Trung Quốc còn bổ sung chi phí hỗ trợ các nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc, cũng như hỗ trợ cuộc chiến chống cướp biển.

Trong những năm gần đây, lực lượng hải quân của Trung Quốc đã tích cực tham gia vào các hoạt động chống cướp biển Somalia. Hoạt động này đã giúp quân đội Trung Quốc tích luỹ thêm kinh nghiệm, nâng cao khả năng chiến đấu. Cụ thể, vào tháng 12/2010 hải quân của Trung Quốc đã gửi 7 tàu chiến để hộ tống an toàn 3.139 tàu chở hàng.

Trung Quốc luôn theo dõi mọi diễn biến tại các điểm nóng trên toàn cầu. Tình hình đang diễn ra cũng khiến Trung Quốc lo ngại. Trung Quốc có thể mất hàng loạt hợp đồng với các quốc gia tại các khu vực này lên tới 20 tỷ USD. Những gì đang diễn ra tại Bắc Phi và Trung Đông khiến Trung Quốc ngày càng giành nhiều sự quan tâm cho việc phải đẩy nhanh hiện đại hoá quân đội.

Theo Tổ chức quốc tế Heritage Foundation, trong tháng 12/2010, lượng tài chính của Trung Quốc đổ vào các nước thuộc thế giới Arab ước tính khoảng 37 tỷ USD, ở các quốc gia châu Phi lên tới 43 tỷ USD, tại Tây Á - 45 tỷ USD, còn ở Đông Nam Á - 36 tỷ USD, ở khu vực Thái Bình Dương - 61 tỷ USD và ở châu Âu - 34 tỷ USD.

Rõ ràng, việc bảo vệ các kênh đầu tư thương mại trong bối cảnh xung đột và khủng hoảng chính trị leo thang tại những điểm nóng này cũng nằm trong phạm vi và nhiệm vụ quốc phòng mà sách trắng của Trung Quốc đề cập đến.

Việc Trung Quốc đầu tư mạnh cho quân sự khiến nhiều quốc gia phải lo ngại.

Sự khác biệt chính trong lần công bố Sách trắng quốc phòng lần này là đề cập đến các nhân tố xấu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng phát triển quốc phòng của Trung Quốc, điều này cũng khiến Trung Quốc lo ngại về gia tăng các nguy cơ rủi ro cho nền an ninh Trung Quốc.

Song song là sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh quân sự trên thế giới. Nhiều nước đang tích cực theo đuổi và áp dụng chiến lược toàn cầu, mở rộng phạm vị chiến trường ra cả không gian và các vùng cực. Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại bởi sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và hàng loạt các động thái tăng cường liên minh quân sự và can thiệp vào các vấn đề an ninh khu vực với nhiều vẫn đề như cuộc xung đột ở hai miền Triều Tiên cho đến tình hình tại Afghanistan…

Với những thực tế này, Trung Quốc cần phải xây dựng một “vũ khí” riêng. Mới đây, Trung Quốc liên tục tiền hành nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các loại vũ khí tối tân và trang bị thêm nhiều máy bay hiện đại, tàu hỗ tống, tàu ngầm và tàu khu trục, hơn nữa còn tăng cường công tác đào tạo huấn luyện binh lính, tăng cường số quân.

Mặc dù Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng khá kín đáo tuy nhiên cũng thông qua đây Trung Quốc cũng muốn thị uy sức mạnh quân sự, tạo ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế, và ngầm cảnh báo với một số nước đang đối đầu với Trung Quốc.

Nam Hoàng (theo Topwar)
văn hoàng

Chiến tranh nhân dân không bao giờ lỗi thời mà nó chỉ có thể thay đổi dể phù hợp với từng giai đoạn lịch sử Trong Lịch sử chồng ngoại xâm của dân tộc ta thời nhà Trần đã từng thực hiện vườn không nhà trống như vậy người dân đâu có trực tiếp cầm vũ khí nhưng thực chất vẫn tham gia vào cuộc chiến và có hiệu quả rõ rệt. Cho nên khái niệm chiến tranh nhân dân không chỉ hiểu là phát vũ khí cho toàn dân đánh giặc như một số nước bắc phi... vừa qua mà phải hiểu rằng cuộc chiến tranh nhân dân là cuộc chiến huy động sức mạnh toàn dân về vật chất, tinh thần, sức lực, trí tuệ...Cuộc chiến này chắc chỉ có Việt Nam chúng ta là có kinh nghiệm và thực hiện hiệu quả nhất mà thôi.



NGUYENOAN VAN T

Chúng ta nên phân tích từ hai vế đó là chiến tranh nhân dân và hiện đại hóa quân đội. Việc Trung Quốc cho rằng chiến tranh nhân dân đã lỗi thời là một sai lầm lớn. Trong một cuộc chiến tranh không có sự góp sức của toàn dân, cuộc chiến đó khó mà thắng lợi. Không nên tách nhân dân ra khỏi cuộc chiến. Việc tiến hành chiến tranh nhân dân và hiện đại hóa quân đội phải song hành với nhau mới tạo nên sức mạnh tổng hợp, mới thắng được mỗi kẻ thù.



Phúc Phạm Văn

Quân đội là từ dân mà ra vũ khí súng đạn đều từ thuế của nhân dân mà có. Nhân dân chính là gốc của mọi vấn đề. Chính phủ Trung Quốc có lẽ đã quên bài học Liên Xô, một quân đội hùng mạnh hàng bậc nhất thế giới nhưng khi lòng dân không thuận thì kẻ thù (ở đây là câc nước phương Tây) không cần tốn một viên đạn cũng lật đổ được cả chế độ được xây dựng hơn 80 năm. Theo tôi chiến tranh nhân dân không bao giờ lỗi thời và nếu lòng dân không thuận thì dù có một người lính đứng trên mỗi mét vuông cũng chẳng giữ được đất nước của mình.



VuongDao

Chiến tranh nhân dân thì bất cứ thời đại nào cũng không lỗi thời, nhưng Trung Quốc nói vậy cũng có 1 phần đúng. Trong một cuộc chiến tranh quy ước, chiến lược chiến tranh nhân dân sẽ giành thắng lợi, nhưng cũng như các tướng lĩnh của nước ta đã khẳng định "chiến tranh nhân dân nhất định sẽ thắng lợi nhưng cũng phải trả một cái giá rất đắt" , cái giá đó là cơ sở hạ tầng đất nước, tính mạng của nhân dân. Do đó, ưu tiên hàng đầu vẫn là xây dựng một lực lượng quân đội mạnh, đủ sức răn đe các ý đồ xâm phạm quyền lợi quốc gia, chiến tranh nhân dân chỉ là lựa chọn cuối cùng của cuộc chiến.



anh kiệt

Chiến tranh nhân dân chỉ lỗi thời khi Trung Quốc đem quân đi xâm lược nước khác mà thôi, bởi vì đến lúc đó, nhân dân yêu hòa bình của Trung Quốc sẽ không chấp nhận cuộc chiến đó và nó sẽ trở nên phi nghĩa giống như Mỹ, Pháp đã làm với Việt Nam. Bấy giờ Trung Quốc chỉ dựa vào lực lượng quân đội chính quy mà thôi.



CONG BANG

Đứng ở phía bị nước khác tấn công thì chiến tranh nhân dân đúng là sẽ không bị lỗi thời nhưng nếu là nước đi xâm lược thì chiến tranh nhân dân đúng là bị lỗi thời. Trung Quốc là nước chẳng ai dám tấn công nên họ cho chiến tranh nhân dân bị lỗi thời cũng là điều dễ hiểu.



Hoàng Hải

"Chiến tranh nhân dân đã lỗi thời" một câu nói đầy kiêu ngạo của những người quá tự đề cao sức mạnh quân sự của mình. Đúng là trong thời điểm hiện nay, nếu chiến tranh xảy ra thì "Sức mạnh quân sự" là yếu tố quan trọng để chiếm ưu thế, nhưng không có nghĩa là sẽ chiến thắng. Quân đội nhân dân Việt Nam ngoài việc từng bước hiện đại hoá quân đội để tăng cường sức mạnh quân sự, nhưng khi chiến tranh tổng lực xảy ra thì "Chiến tranh nhân dân" sẽ mang yếu tố quyết định thành - bại cuộc chiến, và sẽ KHÔNG BAO GIỜ LỖI THỜI.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét