'Gia sản' của Osama bin Laden

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :10:59 AM, 03/05/2011
Sau đây là hình ảnh Osama bin Laden, nhân vật lịch sử dám chống lại 2 siêu cường thế giới là Liên Xô và Mỹ, cũng là người gây nhiều tranh cãi về vai trò của mình trên thế giới.

Osama bin Laden, tên đầy đủ là Osama bin Mohammed bin Awad bin Laden, là một tín đồ Hồi giáo chính thống và là người sáng lập tổ chức vũ trang al-Qaeda.

Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, ông ta được thế giới biết đến như là trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới với hàng loạt vụ tấn công trên toàn thế giới, tiêu biểu là cuộc tấn công nước Mỹ ngày 11/09/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng.

Osama bin Laden sinh ngày 10/3/1957, là con thứ 17 trong 52 người con của tỷ phú Mohamed bin Laden.

Ngay từ thời còn trẻ, Osama bin Laden đã chịu ảnh hưởng nặng của quan điểm Hồi giáo cực đoan và luôn có tư tưởng bài xích phương Tây. Năm 1979, khi Liên Xô tấn công Afghanistan, Osama bin Laden đã từ bỏ cuộc sống vương giả ở quê hương để tham gia lực lượng “thánh chiến” Mujahideen.

Từ đây, cuộc đời ông ta rẽ sang một con đường khác, trở thành tên trùm khủng bố quốc tế khét tiếng nhất thế giới suốt hàng chục năm qua.

Hãy cùng nhìn lại một số hình ảnh tư liệu về cuộc đời của Osama bin Laden do hãng thông tấn BBC (Anh) cung cấp:

Cuối năm 1979, Osama bin Laden đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa ở quê nhà để tới Afghanistan, tham gia vào lực lượng “thánh chiến” Mujahideen chống lại quân đội Liên Xô. Đây là cuộc chiến đầu tiên trong cuộc đời trùm khủng bố khét tiếng này.

Osama bin Laden đã cùng chiến hữu trong lực lượng Mujahideen chiến đấu đến cùng với Liên Xô và đã dành thắng lợi sau 10 năm.

Sau cuộc chiến Liên Xô – Afghanistan, mối hận thù của ông ta chuyển từ Liên Xô sang Mỹ, khi Washington đưa 300.000 lính Mỹ (gồm cả nữ giới) tới đóng quân tại Arab Saudi, một trong hai thánh địa của người Hồi giáo. Đối với Bin Laden, hành động đó của nước Mỹ là một sự phỉ báng đối với thế giới Hồi giáo.

Trong những năm 1990, Osama bin Laden đã tham gia tổ chức hàng loạt cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới. Tiêu biểu trong đó là vụ đánh bom ở Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York năm 1993; vụ đánh bom bằng xe hơi tại thủ phủ Riyadh (Arab) năm 1995; vụ đánh bom bằng xe tải vào một doanh trại ở Arab khiến 19 lính Mỹ thiệt mạng vào năm 1996; và những cuộc tấn công vào đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998.

Năm 2001, cả thế giới đều biết Osama bin Laden là tên trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới khi tổ chức cuộc tấn công vào New York và Lầu Năm Góc vào ngày 11/9 khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Vụ khủng bố này cũng là lời tuyên chiến chính thức của Bin Laden dành cho các nước phương Tây.

Dù lực lượng vũ trang Mỹ đã tiến đánh Afghanistan ngay từ cuối năm 2001, nhưng Bin Laden vẫn trốn thoát thành công qua biên giới Pakistan và lẩn trốn trong gần 10 năm.

Ở các nước Hồi giáo như Pakistan, nhiều người ủng hộ Osama bin Laden và xem ông là người chiến sỹ anh hùng dám chiến đấu chống lại Mỹ và Israel. Nhưng đối với các nước phương Tây, Osama bin Laden là đại diện cho cái ác, là tên khủng bố đã vấy máu hàng nghìn sinh linh vô tội.

Dù phải chạy trốn suốt 10 năm qua, nhưng Osama bin Laden vẫn thường xuất hiện thông qua những đoạn tin nhắn âm thanh hoặc các video để kêu gọi chống lại Mỹ và các đồng minh.

Những thông tin đầy bất ngờ về cái chết của Osama bin Laden vừa được Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố đã dẫn tới những cuộc mít-tinh ăn mừng tự phát ngay ở bên ngoài Nhà Trắng và New York, Mỹ.

Các dấu mốc trong cuộc đời Bin Laden (Theo TTXVN, AFP).

Hoàng Nguyên (theo BBC)

quocphong.baodatviet.vn
Cập nhật lúc :10:30 PM, 02/05/2011
Giới truyền thống thế giới đã trúng cú lừa ngoạn mục trong việc đưa tin về cái chết của trùm khủng bố Bin Laden.

Một bức ảnh ghép khéo léo giữa xác chết của một người đàn ông đăng trên trang Medialine và chân dung Bin Laden chụp vào năm 1998 đã được truyền thông thế giới gồm nhiều tờ báo và đài truyền hình lớn đăng tải.

Theo một số nguồn tin, bức ảnh xuất phát từ Pakistan, được sử dụng như là chứng cứ quan trọng để chứng thực cái chết của trùm khủng bố.

Tuy nhiên, chưa đầy một ngày, bức ảnh đã bị mổ xẻ và phân tích là giả mạo.

Theo đó, phần trên đẫm máu, bị biến dạng ghê gớm của người đàn ông không rõ danh tính được ghép với phần dưới với bộ râu đặc trưng của gương mặt Bin Laden.

Cộng đồng mạng Việt Nam cũng nhanh chóng đưa những lý lẽ thuyết phục nhằm chứng minh bức ảnh trên là ảnh giả.

Trên trang web cá nhân của mình, blogger Trần Tiến đưa là hai bức ảnh so sánh, một bức ảnh được cho là “xác chết Bin Laden”, bức ảnh còn lại được cho là chụp vào năm 1998. Nhìn kỹ có thể thấy giữa hai bức ảnh này có nhiều điểm giống nhau đến kỳ lạ.

Chân dung của "Bin Laden 1998" và "Bin Laden bị giết" đều nghiêng đầu giống nhau, râu cằm y hệt nhau đến từng sợi bạc (trong khi mặt bị biến dạng). Hai bức ảnh còn giống nhau cả vành môi và răng, dù trong ảnh “dỏm”, phần răng dưới có tô vẽ thêm máu me. “Và mình nghĩ nó là giả”, Trần Tiến kết luận.

Bức ảnh so sánh được đăng trên trang nhà của blogger Trần Tiến.

Nhận định này được rất nhiều người tán đồng. Thành viên vuxuanhoang1989 (Linkhay) nhận định: “Chuẩn. Đúng là giả mạo. Bin Laden trốn 11 năm chẳng lẽ không già đi tý nào à”.

“Nửa dưới khuôn mặt trong bức ảnh xác chết của Bin Laden có màu hơi ngả vàng, đồng thời cũng không sắc nét như nửa khuôn mặt từ đôi mắt trở lên và phần vai hồng hào. Rõ ràng nó được cắt ra từ bức ảnh cũ của Bin Laden và ghép vào khuôn mặt của một xác chết nào đó”, Pham Son (Facebook) phân tích.

Bức ảnh “xác chết Bin Laden” cũng là đề tài bàn luận trên nhiều diễn đàn quốc tế. Rahlgd (Militaryphotos.net) nhận xét: “Nó được photoshop một cách quá rõ ràng” (“It looks shopped too actually”).

Cùng thời gian này, một số nguồn tin đã tìm được ảnh gốc của người đàn ông xấu số được dùng minh họa cho cái chết của Bin Laden.

Bức ảnh gốc được tìm thấy cho thấy khả năng Photoshop của người Pakistan.

Dù nhiều người cho rằng bức ảnh “xác chết Bin Laden” là giả, nhưng tính xác thực về cái chết của trùm khủng bố thì không bị nghi ngờ nhiều. Bởi cái chết của Bin Laden đã được chính tổng thống Mỹ phát biểu trước truyền thông quốc tế, còn nguồn gốc của bức ảnh có nguồn gốc từ một đài truyền hình của Pakistan.

Và dù Bin Laden có chết thì cũng không có gì chắc chắn về sự triệt thoái của chủ nghĩa khủng bố cũng như sự bảo đảm cho an ninh nước Mỹ trong tương lai. Whereyouat bình luận: “Mình chợt nghĩ ông ta có chết đi chăng nữa thì thời kì đen tối của nước Mĩ và cả thế giới về chống khủng bố vẫn chưa kết thúc. Không còn Bin Laden này thì còn Bin Laden khác chứ, biết đâu được. Trước khi chết, Bin Laden cũng đã kịp đào tạo một thế hệ khủng bố mới tinh vi hơn kinh khủng hơn khi áp dụng cả khoa học kỹ thuật vào các chiến dịch khủng bố của mình”.

Trước đó, có nguồn tin cho rằng, Al Qeada từng đe dọa tấn công hạt nhân nước Mỹ nếu Bin Laden bị giết. Điều này được suy diễn, củng cố thêm cho thông tin cái chết của Bin Laden, vì tổ chức Al Qeada muốn ra tay trước truyền thông phương Tây, nhằm che giấu thông tin về cái chết của người lãnh đạo.

Còn theo nguồn tin AP, các quan chức chính phủ Mỹ đã thông báo với hãng tin rằng có kết quả xét nghiệm ADN lấy mẫu từ xác chết của Osama Bin Laden. Theo đó, trùm khủng bố thực sự đã bị tiêu diệt.

Quốc Lê
tranmanh

Cá nhân tôi thấy họ đã giả mạo! Có thể thấy cái cười là rất giống nhau. Thử hỏi nếu bị chết liệu có cười được nhu vậy không ?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét