Cập nhật lúc : 9:34 AM, 06/02/2011
(VOV) - Trong một động thái nhằm xoa dịu người biểu tình, ban lãnh đạo của Đảng Dân chủ Dân tộc (NDP) cầm quyền đã từ chức.
Ngày 5/2 là ngày thứ 12 những người biểu tình có mặt tại quảng trường Tahrir. Hàng ngàn người tiếp tục hô vang các khẩu hiệu đòi Tổng thống Mubarak từ chức.
Cuộc biểu tình diễn ra trong trật tự và hoà bình. Quân đội tiếp tục đóng vai trò chính trong việc đảm bảo trật tự an ninh tại khu vực quảng trường Tarhir.
Trong một động thái nhằm xoa dịu người biểu tình, ban lãnh đạo của Đảng Dân chủ Dân tộc (NDP) cầm quyền đã từ chức.
Trong số thành viên ban lãnh đạo Đảng NDP từ chức có cả Gamal Mubark, con trai của Tổng thống Mubarak.
Gamal Mubarak mới đây cũng cho biết sẽ không ra tranh cử Tổng thống trong cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới đây.
An ninh tại Ai Cập được thắt chặt (Ảnh: Getty) |
Tổng thư ký mới được bầu của Đảng NDP là ông Hossam Badrawi- một nhà chính trị có tư tưởng tự do hơn.
Ông từng là một giáo sư y khoa được đào tạo tại Mỹ. Nhiều gương mặt trẻ tuổi của Đảng NDP được bầu vào ban lãnh đạo mới của NDP.
Tổng thống Mubarak vẫn tiếp tục là Chủ tịch đảng. Với sự thay đổi này, Đảng NDP muốn chứng tỏ cải cách sẽ trở thành định hướng trong chính sách trong thời gian tới.
Cuộc sống đang dần trở lại bình thường tại Cairo. Đường phố đã tấp nập người và xe cộ. Các công ty đã bắt đầu hoạt động trở lại. Nhiều cửa hàng kinh doanh, ăn uống cũng đã mở cửa. Từ ngày 6/2, các ngân hàng bắt đầu mở cửa trong khi thị trường chứng khoán có thể hoạt động trở lại vào ngày 8/2 tới.
Bắt đầu từ 5/2, chính quyền Ai cập đã nới lỏng lệnh giới nghiêm từ 19h ngày hôm trước cho tới 6h ngày hôm sau.
Trong giờ giới nghiêm, ngoài lực lượng quân đội, các chốt kiểm tra an ninh do người dân tại các khu phố lập nên đã góp phần đảm bảo an toàn, an ninh cho Cairo về đêm.
Việc kiểm tra an ninh trong giờ giới nghiêm rất chặt chẽ. Chính quyền và người dân Ai Cập đang nỗ lực để mọi hoạt động công sở và sinh hoạt của người dân được trở lại bình thường.
** "Những bất ổn hiện nay tại Ai Cập tác động tiêu cực đến tiến trình hoà bình Trung Đông. Do đó cần có những nỗ lực mới nhằm thúc đẩy tiến trình này". Đây là phát biểu của đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu bà Catherine Ashton tại cuộc họp của nhóm Bộ Tứ (LHQ, EU, Nga và Mỹ) bên lề Hội nghị An ninh Quốc tế diễn ra tại Đức ngày 5/2.
Tổng thư ký LHQ Ban ki moon tại Hội nghị An ninh Quốc tế diễn ra tại Đức (Ảnh: Getty) |
Tham dự cuộc gặp có bà Catherine Ashton, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, Ngoại trưởng Nga S.Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Bà Ashton cho rằng, việc đàm phán trực tiếp giữa Palestine và Israel bị đình trệ kéo dài không có lợi cho hoà bình và ổn định trong khu vực.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp của đại diện nhóm Bộ Tứ, bà Ashton cho biết, nhóm nhất trí sẽ tiếp tục họp vào giữa tháng 4 tới và cũng sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc gặp của đại diện nhóm này với các nhà đàm phán Palestine và Israel tại Brussels (Bỉ) vào đầu tháng 3 tới.
Liên quan vấn đề hạt nhân Iran, bà Ashton bày tỏ hy vọng Iran sẽ quay trở lại đàm phán sau cuộc đàm phán mới đây giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran./.
Ai Cập
Người biểu tình vẫn không chấp động thái nhượng bộ mới của những nhà lãnh đạo Ai Cập.
Trong khi đó, Mỹ, đồng minh thân cận của Ai Cập, đã thay đổi quan điểm so với một ngày trước đó, ủng hộ sự thay đổi chế độ dần dần, và cảnh báo nguy hiểm nếu ông Mubarak ra đi quá nhanh.
Tuy nhiên, những người biểu tình trên đường phố vẫn từ chối những nhượng bộ mới và tuyên bố sẽ vẫn tiếp tục chiến dịch của họ cho đến khi vị Tổng thống 82 tuổi từ chức. Nhiều người cho rằng chính quyền chỉ muốn làm mai một phong trào của họ và áp dụng những cải cách dân chủ giả tạo, theo đó vẫn giữ được thế độc quyền.
Hàng chục ngàn người đã đổ về quảng trường trung tâm Tahrir ở thủ đô Cairo trong ngày biểu tình thứ 12, vẫy cờ và hô khẩu hiệu: “Ông ấy (Tổng thống Mubarak) phải đi, phải đi!”
Ông Mubarak, người nắm quyền ở Ai Cập suốt gần 30 năm qua, cho rằng ông phải tại vị cho đến cuối nhiệm kỳ, sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 9 tới. Các nhân vật quân sự mà ông bổ nhiệm lãnh đạo chính phủ, như Phó Tổng thống Omar Suleiman và Thủ tướng Ahmed Shafiq, trong khi đó đề xuất đàm phán với người biểu tình và toàn bộ phe đối lập về cải cách dân chủ để đảm bảo một cuộc bầu cử công bằng.
Một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama hối thúc ông Mubarak sớm ra đi, chính quyền Mỹ hôm qua đã thay đổi giọng điệu, khi ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch của Phó Tổng thống Suleiman.
“Việc ủng hộ tiến trình chuyển giao do chính phủ Ai Cập, mà thực chất là do Phó Tổng thống Suleiman đề xuất, đóng vai trò rất quan trọng”, Ngoại trưởng Mỹ Clinton cho biết khi đang tham dự hội nghị an ninh quốc tế ở Munich, Đức, cho hay. Bà cảnh báo nếu sự thay đổi không diễn ra theo trật tự, những kẻ cực đoan có thể phá vỡ tiến trình này.
Đặc phái viên Mỹ, cựu đại sứ Frank Wisner, đầu tuần này đã gặp Tổng thống Mubarak, cũng có thái độ tương tự khi cho rằng điều quan trọng là hiện ông Mubarak vẫn nắm quyền để đảm bảo cải cách được thông qua. Ông cho rằng theo hiến pháp, nếu ông Mubarak từ chức, Ai Cập sẽ phải tổ chức bầu cử trong vòng 2 tháng, có nghĩa là cuộc bầu cử sẽ diễn ra theo những quy định hiện tại và chắc chắn sẽ đảm bảo được một chiến thắng vang dội cho đảng cầm quyền.
Bình luận của ông là một thay đổi đột ngột trong thông điệp ngày hôm trước. Ông Obama đã kêu gọi ông Mubarak “đưa ra quyết định đúng đắn". Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó cho biết Wisner đã phát biểu với tư cách là cá nhân vì sứ mệnh chính thức của ông ở Ai Cập đã chấm dứt.
Phan Anh
Theo APVOV News: Cập nhật lúc : 9:13 PM, 05/02/2011
Đường ống dẫn khí đốt tại Ai Cập bị tấn công
Truyền hình nhà nước Ai Cập cho biết những kẻ phá hoại đã cho nổ tuyến đường ống chạy qua khu vực miền Bắc Bán đảo Sinai của nước này, gây ra những cột lửa lớn có thể nhìn thấy từ hàng chục km và làm gián đoạn nguồn cung khí đốt cho Israel.
Ngày 5/2, Truyền hình nhà nước Ai Cập dẫn lời một quan chức cho biết "tình hình rất nguy hiểm và các vụ nổ liên tục diễn ra hết từ điểm này tới điểm khác" dọc theo tuyến đường ống. Người này khẳng định "đây là một hành động khủng bố lớn". Theo một nguồn tin an ninh, quân đội Ai Cập đã đóng nguồn cung khi đốt chính và đang nỗ lực kiểm soát đám cháy. Các kênh truyền hình Al Jazeera và Al Arabiya chiếu cảnh những đám cháy lớn tại hiện trường vụ nổ, tuy nhiên không có tin về thương vong.
Đài phát thanh Israel, dẫn các nguồn tin trong liên doanh giám sát hoạt động nhập khẩu khi đốt, cho biết vụ nổ xảy ra ở đâu đó gần tuyến đường ống nhưng không nhằm vào nguồn cung khí đốt cho Israel. Mặc dù vậy, nguồn cung đã bị cắt để phòng ngừa.
Theo hãng tin Mỹ AP, Ai Cập có trữ lượng khí đốt tự nhiên ước tính 1,7 nghìn tỉ m3, lớn hàng thứ 18 thế giới. Ai Cập bắt đầu cung cấp khí đốt cho Israel vào tháng 2/2008 theo một thỏa thuận, theo đó nước này sẽ bán cho Israel 1,7 tỉ m3 khí mỗi năm trong thời hạn 15 năm.
Các vụ nổ nhằm vào hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại Ai Cập diễn ra trong bối cảnh bất ổn chính trị đang gia tăng tại nước này với các cuộc biểu tình rầm rộ tại thủ đô Cairo đòi Tổng thống lâu năm Hosni Mubarak từ chức./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét