Suốt từ đêm 2.4 đến sáng qua, máy bay của phương Tây và đồng minh liên tục đảo quanh Brega để thăm dò tình hình nhưng không tấn công. Nhiều khả năng liên quân giảm áp lực không kích là do NATO đang phải điều tra về vụ dội bom nhầm vào đoàn xe của phe chống đối đêm 1.4 làm 13 người thiệt mạng, trong đó có 4 dân thường. Trong khi đó, chính quyền Tripoli hôm qua cảnh báo nếu các các đường ống dẫn nước ngầm khổng lồ của Libya bị trúng bom của liên quân sẽ gây nên “thảm họa cho con người và môi trường”, theo AFP.
|
Không được máy bay liên quân “mở đường”, lực lượng chống chính phủ không thể chống đỡ với quân đội của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Theo Reuters, sáng qua, một toán 300 - 400 quân của lực lượng chống chính phủ đã phải rút khỏi thành phố dầu mỏ này. Trước đó, lực lượng chống chính phủ đã chiếm được trụ sở của một trường đại học ở ngoại vi Brega.
Ngoài Brega, quân chính phủ cũng phản công nhằm chiếm lại một số thành phố trong tay quân chống đối, đặc biệt là Misrata. Thành phố lớn thứ 3 Libya này là cứ điểm quan trọng nhất ở miền tây mà quân chống đối còn giữ được. Reuters dẫn nguồn tin từ các bệnh viện cho hay các cuộc giao tranh trong một tuần qua đã làm 160 người thiệt mạng tại đây.
Hôm 2.4, Thủ tướng Anh David Cameron bác bỏ thông tin London có thể biệt đãi đối với Saif el-Islam Gaddafi nếu ông rời bỏ chính quyền của cha mình, theo tờ Telegraph. Trước đó, giới truyền thông loan tin cố vấn thân cận của gia đình Gaddafi là ông Mohammed Ismail đã đến London và có thể đã tiếp xúc với một số quan chức Anh để bàn đường rút lui cho Saif el-Islam. Từ tin này rộ lên nhiều đồn đoán rằng Saif el-Islam sẽ được đối xử đặc biệt vì trước khi chính biến xảy ra ông thường xuyên sang Anh và có quan hệ rộng rãi với giới chính trị gia và doanh nhân nước này.
Trong lúc có đồn đoán về việc nhiều quan chức cấp cao đang tìm đường đào tẩu, AFP dẫn nguồn tin từ Liên đoàn Ả Rập cho hay Cố vấn cấp cao Ali Treiki của ông Gaddafi tuyên bố từ chức nhưng cũng không ủng hộ phe chống đối. Ông Treiki từng giữ chức Chủ tịch Đại hội đồng LHQ trong giai đoạn từ 2009 đến tháng 12.2010.
Iran cáo buộc phương Tây Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast hôm qua tuyên bố những căng thẳng ngoại giao giữa Iran và các quốc gia vùng Vịnh là âm mưu của phương Tây và Israel. Hãng tin Belga dẫn lời ông này kêu gọi “nhân dân các nước trong khu vực hãy ưu tiên cho việc đoàn kết của thế giới Hồi giáo”. Đây là phản ứng của Tehran trước cuộc họp cùng ngày của Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh tại Ả Rập Xê Út về việc Iran “có thể tìm cách can thiệp” vào một số nước trong khu vực, đặc biệt là những nước đang gặp bất ổn. |
Vietnam+ (VietnamPlus)
Dư luận Mỹ phản đối chiến dịch quân sự với Libya
Kết quả trên cũng cho biết 58% cho rằng mục tiêu của Mỹ tham gia chiến dịch này không được làm rõ, 61% cho rằng việc lật đổ nhà lãnh đạo Libya Muamar Gaddafi không đáng để lính Mỹ tham chiến và có thể thiệt mạng.
Hạ viện Mỹ ngày 30/3 đã mở phiên điều trần về sự can dự quân sự của Mỹ ở Libya. Tại cuộc điều trần kéo dài bốn tiếng đồng hồ với sự tham dự của những quan chức hàng đầu trong chính quyền Mỹ, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, Ngoại trưởng Hillary Clinton, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA) James Clapper và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mike Mullen, các nghị sỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nhắc lại quan điểm phản đối Mỹ tham gia chiến dịch quân sự ở Libya do lo ngại về chi phí chiến tranh, thời gian tiến hành cuộc chiến và những vấn đề liên quan tới Hiến pháp.
Sau Hạ viện, Thượng viện Mỹ cũng sẽ tiến hành điều trần về vấn đề này.
Trước đó, trả lời phỏng vấn truyền hình Mỹ ngày 29/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho lực lượng chống đối chính phủ Libya.
Một số nguồn tin báo chí nước ngoài tiết lộ ông Obama cũng đã ký một chỉ thị mật cho CIA tiến hành các hoạt động ngầm hỗ trợ lực lượng này.
Về chiến sự tại Libya, Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 30/3 bắt đầu nắm quyền chỉ huy các chiến dịch không kích. Trung tâm chỉ huy các hành động trên không của NATO nhằm vào Libya đặt tại Poggio Renatico, phía Bắc Italy.
Tối 30/3, các máy bay của liên quân đã oanh kích khu vực ngoại ô Đông Nam thủ đô Tripoli. Hãng thông tấn chính thức của Libya (JANA) cho biết các cuộc oanh kích này nhằm vào khu vực dân cư.
Bộ Ngoại giao Libya đã lên án liên quân các nước phương Tây tiến hành oanh kích Libya nhằm hỗ trợ lực lượng chống đối lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Gaddafi.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Libya nhấn mạnh hành động này của liên quân "bên trong một nước có chủ quyền và thành viên của Liên hợp quốc là đi ngược lại luật pháp quốc tế cũng như quan hệ thông thường giữa các nhà nước."
Venezuela ngày 30/3 tuyên bố ủng hộ lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Libya Gaddafi chống trả các cuộc không kích của liên quân phương Tây.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Uruguay Jose Mujica đang ở thăm, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cũng lên án hành động liên quân ném bom ở Libya, đồng thời nhắc lại đề xuất thành lập một ủy ban hòa bình làm trung gian hòa giữa chính quyền Libya và lực lượng chống đối thay cho việc can thiệp quân sự.
Tại Mátxcơva, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Ghennady Ziuganov đã lên tiếng yêu cầu chấm dứt ngay lập tức cuộc chiến xâm lược Libya.
Tuyên bố của Chủ tịch KPRF nhấn mạnh "cái gọi là không kích để bảo vệ dân thường Libya" đang ngày càng phanh phui ý đồ của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ can thiệp trực tiếp bằng quân sự để lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Gaddafi, chiếm nguồn dầu mỏ khổng lồ của nước này để từ đó kiểm soát khu vực Trung Đông và Bắc Phi giàu năng lượng.
Tuyên bố cho rằng trên thực tế, NATO và Mỹ đã phát động cuộc chiến xâm lược một quốc gia có chủ quyền là thành viên Liên hợp quốc, và điều này là phạm tội ác chống lại hòa bình và nhân loại. KPRF yêu cầu phương Tây chấm dứt ngay lập tức cuộc chiến phi nghĩa này.
Trong khi đó, Chính phủ Anh ngày 30/3 cho biết Ngoại trưởng Libya Moussa Koussa hiện đang ở Anh và đã từ bỏ chức vụ trong Chính phủ Libya.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh cho biết ông Moussa Koussa đến Anh ngày 30/3 và đã thông báo với chức Anh về việc từ chức. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Libya Ibrahim bác bỏ thông tin ông Moussa Koussa đào tẩu và cho biết Ngoại trưởng Libya tới Anh để thực hiện nhiệm vụ ngoại giao.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Chính phủ Tunisia cho biết nước này đã phong tỏa các tài sản thuộc sở hữu của ông Gaddafi./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét