'Đã tiêu diệt 30% sức mạnh Quân đội Libya'

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :10:18 AM, 06/04/2011
Ngày 5/4, theo một báo cáo của NATO, kể từ khi phát động chiến dịch quân sự tại Libya lực lượng liên quân phương Tây đã tiêu diệt được 30% sức mạnh Quân đội của Gaddafi.


Tại một cuộc họp báo ở Brussels, Tham mưu cấp cao của NATO Chuẩn Tướng Mark van Uhm tuyên bố: "chúng tôi đã triệt tiêu 30% sức mạnh quân sự của ông Gaddafi".

Ông cho biết thêm: “NATO đang cố gắng xác định nơi cất giấu các phương tiện quân sự hạng nặng như xe tăng, xe bọc thép, bởi Quân đội Libya cất giấu chúng ở thành thị, thậm chí dùng lá chắn người để tránh các cuộc không kích”.

Hiện nay NATO tập trung tấn công Quân đội Libya tại khu vực xung quanh thành phố Misrata, miền Tây nước này.

Theo báo cáo từ Anh, NATO đang lâm vào tình trạng thiếu máy bay để tiến hành các cuộc không kích. Do đó, Anh cam kết cung cấp thêm 4 máy bay Tornado cho liên quân phuơng Tây.

Tuy nhiên hành động này vẫn không làm giảm đi áp lực nặng nề đối với Liên quân, đặc biệt là Pháp. Trong khi đó, ngày 5/4, Thượng viện Mỹ tuyên bố quyết định can thiệp quân sự của Tổng thống Barack Obam vào Libya là vi phạm Hiến pháp Mỹ.

NATO tuyên bố tiêu diệt được 30% sức mạnh Quân đội của ông Gaddafi.


Ngày 4/4, Hội đồng châu Âu đã quyết định thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình tại Libya có tên là "EUFOR Libya". Nhiệm vụ chính của lực lượng này là tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo trong khu vực như vận chuyển và sơ tán an toàn công dân di tản nhằm tránh bạo lực.

Chỉ huy lực lượng nổi dậy ở Libya, ông Abdul Fattah Younis liên tục chỉ trích là không hiệu quả. Các cuộc không kích của NATO tại Libya vẫn không thể ngăn chặn Gaddafi giết hại dân thường, ông Younis nhận xét.

Trước tình hình hiện nay, ông Gaddafi đã thay đổi chiến thuật. Theo đó, ông sử dụng các phương tiện mang tính cơ động cao để di chuyển lực lượng Quân đội của mình và lập các “lá chắn sống” để bảo vệ hệ thống vũ khí hạng nặng.

Tại Brega, lực lượng nổi dậy bị Quân đội của ông Gaddafi sử dụng pháo binh và các loại tên lửa tấn công một cách mạnh mẽ. Họ đang bị dần bị đẩy ra khỏi thành phố, trở lại phía đông về hướng Ajdabiyah.

Cụ thể, vào sáng ngày 5/4 (giờ địa phương), lực lượng nổi dậy đã bị đẩy lui khoảng 20-30 km về phía đông. Phóng viên của Al Jazeera cho biết: "Tình hình đã hoàn toàn khác, lực lượng của ông Gaddafi mạnh hơn nhiều so với những gì họ thể hiện trong những ngày qua. Dường như họ đã nhận được nguồn cung cấp mới".

Tại Benghazi phát ngôn viên của quân nổi dậy Gheirani Mustafa cho biết, lực lượng nổi dậy sẵn sàng chiến đấu tới cùng. "Không có cuộc cách mạng nào mà không có thất bại, tuy nhiên, chúng tôi sẽ chiến thắng. Gaddafi không thể cai trị Libya với bộ máy chính trị chuyên quyền và bạo lực bao gồm lực lượng dân quân và lính đánh thuê của mình ... Chúng tôi cam kết chiến đấu đến cùng với bạo chúa này hoặc chúng tôi tồn tại hoặc ông ta tồn tại", ông Mustafa nói.

Lực lượng nổi dậy tại libya đã bị Quân đội chính phủ đẩy lui 20-30 km về phía đông hướng Ajdabiyah.


Trước đó, ngày 4/4, phát ngôn viên chính phủ Libya xác định Gadhafi sẵn sàng đàm phán và chấp nhận mọi hình thức cải cách chính trị như bầu cử và trưng cầu dân ý.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Tripoli bác bỏ yêu sách đòi lãnh đạo Gadhafi từ chức, với lý do “lãnh đạo tối cao là yếu tố duy trì ổn định cho Libya và tính đoàn kết giữa các bộ tộc”.

Ngày càng nhiều nước phản đối can thiệp quân sự

Các hành động can thiệp quân sự của NATO tại Libya vẫn không ngừng vấp phải sự phản đối từ một số quốc gia khác vì cho rằng mục đích tham gia không kích của các quốc gia phương Tây ngày càng ít rõ ràng.

Brazil đang kêu gọi ngừng bắn. Ông Antonio Alves Pereira, một giáo sư nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại ĐH Liên bang Rio de Janeiro nói: “Hành động can thiệp quân sự đang gây ra điều đáng sợ thay vì bảo vệ dân thường. Các cuộc không kích lại gây ra thương tích và chết chóc”.

Giáo sư Antonio Alves Pereira cho rằng việc Brazil bỏ phiếu trắng trong Nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm nhất trí về “các biện pháp cần thiết bảo vệ dân thường Libya khỏi các cuộc tấn công của quân Gaddafi” là “hoàn toàn phù hợp” với chính sách ưu tiên đối thoại ngoại giao truyền thống của nước này.

Hiện, các nước trong khu vực Mỹ La Tinh vẫn chia rẽ vì cuộc chiến tại Libya.

Quốc gia giữ vị trí trung lập, không hề đưa ra tuyên bố ủng hộ hay phản đối động thái can thiệp quân sự là Argentina cũng bắt đầu lên tiếng phản đối can thiệp của liên quân.

Bộ trưởng Ngoại giao Argentina, Héctor Timerman cho biết, các quốc gia phương Tây không nên tiến hành các cuộc không kích trước khi các biện pháp ngoại giao hoàn toàn không có hiệu quả.

Ông cho rằng sự can thiệp quân sự quốc tế tại Libya có thể biến thành “một cuộc phiêu liêu quân sự vô định” giống như ở Iraq trước đây.

Các chính phủ cánh tả của Uruguay và Paraguay cũng đã bày tỏ lập trường tương tự như Brazil và Argentina. Tổng thống Uruguay, José Mujica cho biết: “Cuộc tấn công lần này là một sự thất bại trong trật tự quốc tế. Việc can thiệp quân sự vào Libya chỉ càng làm cho tình hình xấu đi”.

Các nước trong nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam phi) và Đức đã bỏ phiếu trắng cho nghị quyết 1973, chỉ ủng hộ việc áp đặt vùng cấm bay tại Libya, kiên quyết phản đối bất kỳ hình thức chiếm đóng nào của lực lượng nước ngoài.

Các quốc gia thuộc khối thương mại ALBA đều lên án các cuộc không kích tại Libya và cho rằng mục đích chính của các cuộc tấn công này là nhằm vào dầu mỏ của Libya. Ngoài ra, sự can thiệp còn đánh đòn phủ đầu đối với phong trào "cách mạng hoa nhài" đang lan rộng tại các quốc gia Arab.

Trong chuyến thăm của Pháp tại châu Á, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo Tổng thống pháp Sarkozy về cuộc không kích Libya. “Các cuộc tấn công của liên quân vào Libya có thể vi phạm mục đích Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nếu dân thường bị tổn thất và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn hơn. Trung Quốc không tán thành việc sử dụng lực lượng quân sự trong các vấn đề quốc tế, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác là cách duy nhất để giải quyết vấn đề này”, ông Hồ Cẩm Đào tuyên bố.

Quân đội Chính phủ Libya:

>> Thiệt hại của quân đội Libya qua ảnh
>> Đội quân bí mật của ông Gadhafi
>> ‘Cân, đo' sức mạnh của ông Muammar Gaddafi

Quân nổi dậy ở Libya:

>> Quân nổi dậy Libya cần huấn luyện hơn vũ khí
>> Lực lượng nổi dậy ở Libya giữa những trận đánh
>> Quân nổi dậy Libya chiến đấu trong tuyệt vọng
Lan Giang (tổng hợp)

Libya 6/4: Phiến quân - liên minh lục đục "tố" nhau


06/04/2011 11:08

(VTC News) - Lãnh đạo của phiến quân nổi dậy trách móc NATO đã chậm trễ, thậm chí không có hành động bảo vệ dân thường khi họ chiến đấu chống lại Tổng thống Gaddafi.

9h 26’

Có nguồn tin cho biết một số binh lính nổi dậy chống lại chính quyền Gaddafi đang bị tra tấn và hành quyết dã man tại một nhà tù ngầm ở thành phố quê hương Sirte của ông. Thông tin này xuất phát từ một người được cho là tù nhân may mắn trốn thoát.

Nhiều trẻ em ở Libya đang "đùa" với tử thần

Phóng viên Sue Turton của hãng tin Al Jazeera đưa tin ngày càng có nhiều câu chuyện nổi lên trên toàn đất nước Libya với nội dung kể về sự ngược đãi và những nỗi đau về thể xác và tinh thần mà các binh sĩ thuộc phiến quân nổi dậy phải chịu đựng dưới bàn tay của quân đội ông Gadaffi.

7h 57’

Tướng Carter Ham, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân đội ở châu Phi của Mỹ có một phiên điều trần trước các nhà lập pháp ở Washington DC, Mỹ. Tại phiên điều trần, ông Carter nhấn mạnh rằng NATO đang nắm toàn quyền chỉ huy trong chiến dịch quân sự ở Libya, còn Mỹ chỉ hoạt động với vai trò hỗ trợ mà thôi.

Phóng viên John Terret của hãng tin Al Jazeera đưa tin từ Washington DC như sau: “Tướng Carter Ham, người chỉ huy toàn bộ quân đội Mỹ ở châu Phi nói rằng ông vẫn đang hướng tới vai trò độc lập cho Mỹ và điều đó sẽ trở thành hiện thực nếu các quyền lợi của Mỹ được định hướng rõ ràng với những mục tiêu cụ thể. Trong tương lai, nếu chưa có bất kì hành động hỗ trợ nào cho Libya thì Mỹ sẽ đi đầu trong sáng kiến đó”.

Khi được hỏi liệu ông có mối quan hệ mật thiết nào với những người đang nắm quyền kiểm soát ở NATO hay không, ông Carter thẳng thắn trả lời: “Điều đó cũng giống như Afghanistan đang dưới quyền kiểm soát của NATO vậy, nhưng chỉ khác là Mỹ rõ ràng đang đóng vai trò chủ chốt”.

Ông Abdul Fatah Younis, người đứng đầu lực lượng phiến quân nổi dậy chỉ trích NATO

Còn khi được hỏi về mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh khác ở Trung Đông và khu vực Maghreb, ông Carter cho biết có một số nước đồng minh đã phản đối việc thiết lập một vùng cấm bay ở Libya nên cuộc xung đột xảy ra sau đó tại quốc gia này đã bị xáo trộn do nhiều ý kiến trái chiều nhau.

Ông Carter khẳng định trong tương lai ông sẽ có một cuộc đàm phán “1 – 1” với các nhà lãnh đạo của các nước đồng minh để chắc chắn rằng họ hiểu rõ tại sao người Mỹ tham chiến và họ đã làm gì.

6h 47’

Các nhà lãnh đạo của phe đối lập ở Libya tiếp tục nói rằng ông Gaddafi phải từ bỏ quyền lực trước khi một cuộc đàm phán xảy ra. Và đây chính là nút thắt khó giải quyết nhất tại đất nước đang muốn khắc phục hậu quả của thảm họa hiện tại này.

Phóng viên Anita McNaught của tờ Al Jazeera đưa tin từ thủ đô Tripoli: “Hai bên ngày càng đối lập gay gắt bởi điều kiện họ đưa ra để giải quyết vấn đề này không tương thích, thậm chí hoàn toàn làm khó nhau. Phiến quân nổi dậy cho rằng nếu họ chủ động chấm dứt xung đột trước, ông Gaddafi và gia đình ông vẫn sẽ tiếp tục nắm quyền lực thống trị mặc dù có hứa hẹn sẽ cải cách đi chăng nữa. Do vậy, họ cho rằng tương lai duy nhất cho Libya là không liên quan gì tới ông Gaddafi và gia đình ông nữa”.

6h 00’


Một binh lính của phiến quân nổi dậy kể về việc tra tấn và hành quyết của quân đội chính phủ

Ông Abdul Fatah Younis, người đứng đầu lực lượng phiến quân nổi dậy, khi phát biểu trong một cuộc họp báo ở Benghazi đã cáo buộc, chỉ trích rằng NATO đã hành động “quá chậm” hoặc chẳng hành động gì cả trong việc bảo vệ các thường dân trong cuộc đấu tranh của họ nhằm chống lại Tổng thống Gaddafi.

5h 52’

Một binh lính của phiến quân nổi dậy đã nói với tờ Reuters rằng có ít nhất 2 người đã bị giết và 26 người khác bị thương trong cuộc phản pháo của quân đội chính phủ ở thành phố Misurata vào hôm thứ 3 vừa qua.

Kiều Vui (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét