Cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 của Trái đất đã bắt đầu

Khoa Học - KhoaHoc.vn - KhoaHoc.com.vn:

Trái đất có thể đứng trước bờ vực của cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 trong lịch sử, các nhà khoa học thuộc trường đại học California (Mỹ) cảnh báo.

Các nhà khoa học cho rằng, tốc độ suy giảm về số lượng của loài động vật từ ếch, cá cho tới hổ nhanh ngang bằng với 5 cuộc đại tuyệt chủng của Trái đất trong vòng hơn 540 triệu năm qua. Nhóm nghiên cứu thuộc đại học California đánh giá hành tinh của chúng có để đang đứng trước cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6.

Nếu nhìn vào những động vật có vú được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng, bạn có thể thấy rằng nhiều loài sẽ biến mất khỏi Trái đất trong vòng 1000 năm nữa. Đây là dấu hiệu bất thường cảnh báo chúng ta về một cuộc đại tuyệt chủng đang tới gần”, giáo sư Anthony Barnosky, thành viên nhóm nghiên cứu, lo ngại.


Những động vật có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng

Tuy vậy, giáo sư Anthony Barnosky cho rằng, vẫn chưa quá muộn để cứu những loài động vật quý hiếm thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Điều chúng ta cần làm bây giờ là bảo vệ môi trường sống, ngăn chặn những sinh vật ngoại lai, phòng chống bệnh dịch và giải quyết vấn đề nóng lên toàn cẩu.

Cho đến nay, 1-2% tổng số động vật trên Trái đất bị tuyệt chủng. Xét về số lượng, dường như Trái đất của chúng ta đang tiến rất gần cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6. Nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều cơ hội để bảo vệ những loài động vật còn lạ”, giáo sư Barnosky cho biết.

Các nhà nghiên cứu về sinh vật học ước tính rằng, ít nhất 80 loài động vật có vú trong tổng số 5.570 loài được phát hiện đã tuyệt chủng trong vòng 500 năm qua.

Theo Bee.net

Những máy quay bí mật đặt tại Công viên quốc gia Ujung Kulon, Indonesia đã ghi lại hình của một số cá thể tê giác Java.


Tê giác Jawa

Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới WWF cho biết, 2 con tê giác Java cùng 2 con thú con. Đây là bằng chứng cho thấy loài này vẫn đang sinh sản.

Trong cuộc họp báo tại tỉnh Banten ngày 1/ 3, A-gớt Pri-am-bu-đi (Giám đốc Công viên quốc gia Ujung Kulon) nói: “Chính phủ Indonesia có kế hoạch biến Công viên quốc gia Ujung Kulon thành công viên bảo tồn tê giác Java. 10 năm qua, chúng tôi phát hiện 12 tê giác con qua máy quay, điều đó mang lại cho chúng tôi hy vọng về tuơng lai của loài động vật quý hiếm này”.

Theo WWF, sự xuất hiện của những con tê giác con khoảng 1 đến 2 tuổi mang lại hy vọng cứu loài này khỏi bờ vực tuyệt chủng.

Hiện trên thế giới chỉ còn 40 cá thể tê giác Java và không có con nào sống trong điều kiện nuôi nhốt, khiến đây là một trong những động vật có vú quý hiếm nhất hành tinh đang đối mặt với những nguy cơ bị biến mất. Loài tê giác này trước đây có mặt ở nhiều nơi của Đông Nam Á, nhưng nay chủ yếu chỉ sống tại Công viên quốc gia Ujung Kulon ở Indonesia.

Năm 2010, cũng tại Công viên quốc gia này, có 3 con tê giác Java đã bị chết mà đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Hình ảnh những bộ xương tê giác được tìm thấy ở vườn quốc gia Ujung Kulon:

Theo Bee.net

Năm 2010 là một năm thế giới có nhiều niềm vui, gần như chia đều cho mỗi tháng. Vì 12 tháng trong năm, tháng nào các sở thú trên thế giới, nhất là ở Mỹ, dù trong điều kiện nuôi nhốt vẫn có một hoặc vài loài thú quý hiếm ra đời.

Tháng giêng – Chú tinh tinh Kenya

Vào ngày 10 tháng giêng, một chú tinh tinh Kenya ra đời tại Vườn thú quốc gia Smithsonian (Mỹ). Các nhân viên chăm sóc tại đây ước đoán cậu bé nhà tinh tinh mà mẹ là Mandara, 26 tuổi và bố là Baraka mới 16 xuân xanh được sinh ra vào 1 giờ 45 đêm. Đây là chú tinh tinh thứ bảy chào đời ở vườn thú kể từ năm 1991.

Trong ảnh, những người nuôi thú cho phép Mandara ôm cậu con 3 tuần tuổi của mình ra ngoài trời để “thưởng thức” cái thời tiết ấm áp.

Tháng hai — Hai chú báo gấm dễ thương

Một bà mẹ báo gấm sinh hạ được một lứa hai nhóc trong khuôn viên Vườn thú Smithsonian ở Front Royal, bang Virginia (Mỹ) vào đúng Ngày lễ hội tình nhân Valentine (14-2). Người ta biết không nhiều về loài này. Quê hương của chúng là Đông Nam Á và một phần của Trung Quốc, trong những khu rừng rậm xanh tốt quanh năm. Do sự phá rừng và săn bắt, loài báo gấm được đưa vào danh sách “dễ bị diệt chủng”.

Tháng ba – Lũ chuột lợn nước

Những con thú đặc biệt này được gọi là chuột lợn nước (capybara, tên khoa học là Hydrochaeris hydrochaeris) thuộc loài gặm nhấm lớn nhất, chiều dài từ 115 đến 130 cm, nặng trên dưới 50 kg. Chúng vừa sông trên cạn vừa sống dưới nước gần những sông ngòi, hồ ao…ở Nam Mỹ. Chuột lợn nước mẹ sinh ra 5 con tai Vườn thú Akron (Mỹ) ngày 24 tháng ba. Không may 3 con chết trong khi đẻ, một con chết khi phải “phẫu thuật thẩm mỹ” vì mông bị lệch. Lũ chuột lợn nước con nói chung khi ra đời có tỷ lệ tử vong rất cao.

Tháng tư - Cừu sừng lớn sa mạc

Ngày 26 tháng tư, 2010 một nàng cừu sừng lớn sa mạc ra đời tại Vườn thú Los Angeles (Mỹ).

Cừu sừng lớn sa mạc có quê hương trên những dãy núi cao và sa mạc miền tây nam nước Mỹ và bắc Mehico. Chúng thích ở vùng nhiều đá lại sẵn nước, tránh các nơi có rừng. Trong thiên nhiên bầy cừu sừng lớn bao giờ cũng chỉ toàn cừu cái và cừu con.

Khi được 2 tuổi, cừu đực tự động tách khỏi bầy và tập hợp thành nhóm “các chàng trai độc thân”. Khi cừu đực trưởng thành, sừng của chúng xoắn lại và nặng tới 1/3 toàn trọng lượng cơ thể. Cừu cái sừng nhỏ hơn nhiều. Chúng mắt tinh, tai thính và leo trèo rất giỏi trên núi đá.

Tháng năm – Đàn hổ Amur

Tháng năm, tại Vườn thú Bronx, bang Wisconsin (Mỹ) ba chú hổ Amur ra đời. Hơn một thập kỷ nay mới lại thấy hổ Amur sinh con tại Vườn thú. Người ta đã nuôi nhiều phân loài hổ nhưng chỉ hổ Amur và Malayan là sống được.

Tháng sáu – Chim Kiwi

Khi chú chim Kiwi con ra đời vào ngày 15 tháng sáu tại Vườn thú quốc gia Smithsonian (Mỹ), người ta đã tranh cãi khá lâu về việc đặt tên cho chú, cuối cùng phải bỏ phiếu thì cái tên Areta được đa số. Areta có nghĩa là “Nhà quý tộc” theo ngôn ngữ của người Maori, thổ dân ở New Zealand.

Areta là một chú chim kiwi đầu tiên ira đời trong hoàn cảnh bị nuôi nhốt tại Mỹ. Kiwi là loài chim nhỏ (tên khoa học là Apteryx matell) không biết bay chỉ sống tại một nơi duy nhất là New Zealand.

Tháng bảy - Lũ chồn chân đen

Một lứa chồn chân đen luôn luôn đông đúc. Lứa này những 12 con ra đời ngày 23 tháng bảy tại Vườn thú quốc gia Smithsonian (Mỹ). Đây là loài gần như đã bị diệt chủng hoàn toàn.

Tổng cộng trong năm nay các Vườn thú sinh ra được 50 con chồn chân đén, chỉ chết có 1, còn 49 con sống khoẻ. Kích thước của bầy chồn năm nay lớn hơn năm ngoái. Chồn chân đen sống ở những nơi cỏ mọc dày và thấp, số lượng bị giảm đến 98% vị hệ sinh thái cỏ ở Bắc Mỹ bị mất đi. Chúng thuộc loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Tháng tám - Những con rồng Komodo đã nở

Bắt đầu từ 8 tháng tám, trong suốt 11 ngày, 22 quả trứng rồng Komodo đã nở tại Vườn thú Tad Motomyama, Los Angeles, bang California (Mỹ).

Vào ngày 22 tháng giêng, con rồng Komodo cái ở Lima, Peru đẻ ra 23 quả trứng được Vườn thú Los Angeles mua về ấp. Hiện khoảng 10 Vườn thú ở Mỹ đã nuôi được rồng Komodo, nhưng tại Los Angeles thì đây là thành công đầu tiên. Những con rồng Komodo mới nở dài từ 35 đến 50 cm, nặng 1,5 đến 2kg. Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất, khi trưởng thành có thể dài tới 10 mét, nặng từ 100 kg trở lên. Chúng có nhiều ở Inđonêxia.

Tháng chín - Những chú sư tử

Một niềm tự hào lớn đến với Vườn thú quốc gia Smithsonian vì trong 2 tháng, tháng tám và tháng chín - một lũ sư tử con đã góp mặt với bầy sư tử nơi đây.

Ngày 31/8, sư tử cái Shera sinh ra 4 con (3 cái, 1 đực) và được đặt tên là John, Zuri và Lelie. Niềm vui còn đang dâng trào thì chưa đến 1 tháng sau, ngày 22 /9, cô em của Shera cũng trở thành mẹ của 3 nhóc (2 đực, 1 cái). Chúng được đặt tên là Baruti, Asian và Lusaka.

Bố chung của cả lũ 7 sư tử con này là Luke. Chẳng là cậu ta có 2 vợ, lại là hai chị em ruột. Sắp nhỏ được ra sân chơi vì thời tiết cho phép

Tháng mười — Chú khỉ vuốt đa sắc

Mấy chú khỉ vuốt đa sắc (pied tamarin) sinh ra tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Durell tại Anh vào giữa tháng 10.

Đáng buồn là trong số mấy anh em cùng lứa, thi một bị chết yểu, còn hai. Chăm bẵm chúng thật vất vả, cứ hai giờ lại phải cho bú bình và nhờ vậy chúng đã khoẻ dần lên.

Khỉ vuốt đa sắc (tên khoa học Saguinus bicolor) là một loài linh trưởng sống tại một vùng hẹp tại rừng mưa Amazon (thuộc Braxin) và là một loài khỉ có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong rừng Amazon.

Tháng mười một - Gấu trúc

Chú gấu trúc con ra đời ngày 3/11 tại Vườn thú Atlanta là bảo vật rất quý, bởi mẹ chú – cô gấu Lun Lun 13 tuổi - là một gấu trúc duy nhất được nuôi tại các Vườn thú Mỹ.

Gốc tích Trung Hoa nên chú chưa có tên vì thong phong tục của nước này, mãi 100 ngày sau khi sinh,người ta mới làm lế đặt tên. Mùa xuân năm 2011, Lun Lun và cậu quý tử mới ra trình diện với công chúng

Tháng mười hai – Cô voi con

Ngày 9/12, một cô voi con phá kỷ lục thế giới bởi cô là bé voi thứ năm sinh ra tại vườn thú chỉ trong một năm. Vườn thú Hannover, nơi sinh của cô đã là nhà hộ sinh đầy kinh nghiệm đỡ đẻ cho voi.

Cô công chúa “nhỏ xinh” này ra đời trong nhà vì trời quá lạnh, chỉ nặng có … 140 ký và cao hơn 1 mét. Bốn bé voi khác có tên là Saphira, Nuka, Felix và Dinkar lần lượt ra đời vào ngày 7 và 11/5, 25/7 và 6/8, năm 2010.

Theo Vietnamnet

Tháng 12/2010 vừa qua, tại Liên hoan phim Môi trường toàn quốc lần thứ 4, bộ phim tài liệu. Tội ác rừng xanh của nghệ sĩ nhiếp ảnh, đạo diễn Lê Hoài Phương đã đoạt giải “Việt Nam xanh” – giải thưởng cao nhất của liên hoan. Để thực hiện bộ phim này, Lê Hoài Phương đã âm thầm theo chân những người săn bắt khỉ trong ròng rã ba năm trời.

Không chỉ quay phim, tác giả còn sử dụng máy ảnh để chụp lại những hình ảnh tàn sát nhói lòng. Trong loạt bài viết này, Lê Hoài Phương không chỉ lần đầu công bố những hình ảnh có thể coi là bằng chứng tội ác của các sát thủ rừng xanh với loài khỉ, mà còn đưa ra một góc nhìn khác về những sát thủ này, cũng như câu chuyện hậu trường làm thế nào để tác giả thực hiện được những thước phim tư liệu quý giá đó.


Xứng danh thuỷ tổ của loài người, tổ chức bầy đàn của loài khỉ rất chặt chẽ. Mỗi bầy luôn có một
khỉ đầu đàn chỉ huy. Khỉ đầu đàn có nhiệm vụ quan sát, báo động cho cả bầy. Mỗi cánh rừng
rộng lớn thường chỉ có một bầy khỉ sinh sống.


Để bẫy được khỉ, những tay săn bắt thú dùng bắp trái treo trên các bụi cây để nhử chúng. Từ
bên ngoài lưới, khỉ muốn vào ăn bắp phải đi qua những thân tre làm cầu do các tay săn bắt thú
cố ý tạo ra. Cầu này được cột bằng một sợi dây chắc chắn, kéo vào thum nơi các tay săn bắt thú
đang núp. Chỉ cần chặt đứt sợi dây, cầu tre sập xuống là khỉ bên trong lưới sẽ hoàn toàn cách
ly với bên ngoài và chúng sẽ bị bắt.


Khỉ đầu đàn vào ăn bắp xong đi ra ngoài, leo lên một cây cao nhất để cảnh giới sự nguy hiểm
của thú ăn thịt, đồng thời phát hiệu lệnh cho cả đàn vào ăn bắp. Các tay săn bắt thú chờ cho
đàn khỉ vào đông nhất là chặt đứt dây, cầu khỉ sập xuống. Khỉ ở trong lưới hoàn toàn bị cách ly
với bên ngoài. Các tay săn bắt thú bỗng dưng xuất hiện, cả đàn khỉ vùng chạy nhưng chỉ chạy
được trong lưới…


Ngoài việc đánh bẫy bắp để bắt cả đàn khỉ, các tay săn bắt thú còn đánh bẫy vòng để bắt từng
con riêng lẻ. Thông thường, khỉ đầu đàn hay mắc loại bẫy này vì vị trí thủ lĩnh của chúng. Nếu
khỉ đầu đàn dính bẫy vòng nhưng tự mình thoát ra được, nó vẫn bị khỉ khác soán ngôi.


Theo lời của những người săn bắt khỉ thì loại mà lái buôn đặt mua nhiều nhất là khỉ con không
quá 2kg và khỉ cái đang nuôi con. Do vậy, khi sập bẫy khỉ con và khỉ cái được bắt đầu tiên và
luôn được chăm sóc rất đặc biệt.


Sau những hoảng loạn đầu tiên, phần lớn các khỉ con, khỉ cái được bắt gọn. Những con khỉ đực
dần dần bình tâm lại, bắt đầu hành động chống trả. Đây là những con khỉ đực có khí chất mạnh
mẽ, có thể trở thành khỉ đầu đàn trong tương lai. Những vết cắn của chúng là chí mạng, hết sức
nguy hiểm, nên giải pháp chống lại nhóm khỉ đực này là bẻ răng. Những hạt bắp vàng ươm
chúng ăn để dành hai bên má, nay rơi ra cùng với những chiếc răng bị bẻ, nhìn rất tội nghiệp.


Đau lòng nhất có lẽ là khỉ đầu đàn núp sau thân cây một mình chết lặng, chứng kiến cuộc vây
bắt và không hiểu nổi vì sao con người lại bắt hết gia đình của chúng. Rồi đây khỉ đầu đàn chỉ
còn lại một mình lang thang trong rừng vắng.

Theo SGTT

Một con gấu bắc cực đã phải bơi 9 ngày liên tục, với quãng đường dài 687km, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Polar Biology cho hay.

Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân khiến gấu Bắc cực phải bơi ngày càng xa để tìm kiếm thức ăn là hiện tượng biến đổi khí hậu khiến băng ở Bắc cực tan ngày càng nhanh. Điều này cũng có nghĩa là khoảng cách giữa các tảng băng trôi ngày cành xa.


Gấu bắc cực bơi liên tục 687km để kiếm thức ăn

Các nhà khoa học thuộc cơ quan Geological Survey (Mỹ) đã gắn một thiết bị theo dõi GPS vào cổ gấu Bắc cực để theo dõi các hoạt động của chúng. Trong quá trình theo dõi, nhóm nghiên cứu đã phát hiện một con gấu Bắc cực mẹ bơi liên tục trong vòng 9 ngày.

Con gấu Bắc cực này bơi liên tục trong vòng 232 giờ với quãng đường dài 687km dưới làn nước lạnh 2-6 độ C. Chúng tôi cảm thấy kinh ngạc với khả năng này của gấu Bắc cực, nhưng lâu dài điều này có thể ảnh hưởng tới những thế hệ tiếp theo của loài gấu này”, tiến sĩ George M. Durner, thành viên nhóm nghiên cứu, lo ngại.


Khó khăn đang chờ những thế hệ tiếp theo của gấu bắc cực

Gấu bắc cực thường xuyên phải di chuyển giữa các tảng băng trôi để săn hải cẩu làm thức ăn. Vì thế, việc phải di chuyển với một khoảng cách dài sẽ khiến gấu Bắc cực tiêu tốn nhiều năng lượng. Điều này có thể khiến gấu sinh sản thưa hơn, ảnh hưởng tới những thế hệ tiếp theo.

Hiện tại, gấu Bắc cực đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào danh Sách Đỏ. Đây là một trong những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do môi trường sống của chúng ngày càng bị tàn phá do biến đổi khí hậu.

Theo Bee.net

Sự ra đi “bất đắc kì tử” của hàng triệu triệu con ong ở nhiều nơi trên thế giới trong cùng một khoảng thời gian vốn là câu chuyện cũ từ nhiều năm về trước, nhưng lời giải cho bài toán suy giảm bí ẩn này đến nay vẫn xoay vòng theo nhiều kiến giải khác nhau. Ở mỗi một góc độ, con người ta lại đưa ra những giả thuyết không đồng thuận.

Các nhà nuôi ong châu Âu thì khẳng định chắc nịch rằng, thế hệ thuốc trừ sâu Neonicotinoids là thủ phạm chính gây nên cái chết hàng loạt của loài ong mật. Theo họ, loại thuốc này ban đầu tưởng chừng không gây hại cho động vật có vú nhưng trên thực tế lại gây hại cho phấn hoa và tác động gián tiếp tới loài ong, khiến chúng dễ nhiễm bệnh và chết chỉ trong thời gian ngắn sau đó.

Dù khá logic nhưng lí giải trên chưa đủ sức thuyết phục nhóm các nhà nghiên cứu khoa học. Nhiều nhà nghiên cứu thậm chí bác bỏ hẳn nghi án cho rằng, Neonicotinoids là thủ phạm giấu mặt. Theo họ, virus hoặc nấm mới là sát thủ đáng gờm. Tuy nhiên, việc xác định chính xác đó là loại nấm hay virus nào thì đến nay vẫn còn mâu thuẫn.

Trong khi nhóm nghiên cứu Tây Ban Nha nhận diện, thủ phạm giết chết ong là nấm kí sinh Nosema ceranae thì nhà côn trùng học Diana Cox-Foster thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) lại tin rằng, virus gây tê liệt cấp tính Israel (IAPV) mới là nguyên nhân chính yếu. Ông cho biết, khi nghiên cứu những loài côn trùng chuyên đi thu thập phấn hoa, ông và các đồng nghiệp phát hiện thấy những con ong khỏe mạnh mang về tổ của chúng cả những phấn hoa có nhiễm IAPV. Loại vi rút này được phát hiện lần đầu vào năm 2002 và rất có thể chúng đã gây ra thảm họa cho loài ong.

Một số ý kiến thì nghiêng sang giả thuyết cho rằng, ong chết do mắc vi rút và một loại ký sinh sống trên mình ong có tên Varroa mite, còn gọi là mối ong.

Nghiên cứu sâu về hệ gen của ong, các nhà khoa học của Đại học Illlinois, Mỹ lại có kiến giải khác. Theo họ, sát thủ của 1/3 số ong mật tại Mỹ trong hai năm 2007 và 2008 không ai khác chính là chứng rối loạn sụt giảm bầy đàn (CCD - Colony Collapse Disorder), còn gọi là hội chứng rối loạn tổ chức đàn ong. Tuy nhiên, chưa thể tìm ra loại hợp chất nào là căn nguyên duy nhất dẫn đến chứng bệnh này.

Thêm một giả thuyết dung hòa khi cho rằng, con người mới chính là kẻ thù căn bản của loài ong. Chính hoạt động của con người đã phá vỡ trật tự sinh hoạt của ong mật, khiến chúng mất môi trường sống và bị nhiễm nhiều loại vi rút cũng như nhiều loại nấm. Các chất độc hại mà con người sử dụng tồn tại trong môi trường thường tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của ong, khiến chúng suy yếu hệ miễn dịch và không thể kháng cự.

Trong khi chờ đợi câu trả lời cuối cùng cho bài toán bí ẩn, dường như có một sự đồng thuận tạm thời cho rằng, loài ong đã phải chịu “kiếp nạn” từ một cuộc tổng tấn công tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố tác động. Vì vậy, tuy chưa thực rõ ràng nhưng theo nhiều ý kiến, các nhà khoa học và chính phủ các nước nên nghiên cứu thêm về tác động của thuốc trừ sâu và tính đến phương án bồi thường thiệt hại cho những chủ ong nuôi. Bởi nếu không còn người nuôi ong, chắc chắn sẽ không còn ong, và cuối cùng chúng ta sẽ mất đi cả một nền nông nghiệp.

Nên nhớ rằng, ong là loài động vật đặc biệt quan trọng trong cuộc sống cũng như sản xuất nông nghiệp. Bởi một phần ba trái cây và đậu có được là do ong nuôi và ong tự nhiên thụ phấn. Bản thân nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein cũng từng khẳng định, nếu ong mật biến mất khỏi mặt đất thì con người chỉ tồn tại được bốn năm sau đó. Không còn ong mật, không còn hiện tượng thụ phấn, không còn cây cối, không còn động vật và không còn con người.

Theo Thiên nhiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét