Cập nhật lúc : 2:57 PM, 07/03/2011
(VOV) - Giao tranh giữa quân đội và các lực lượng chống Chính phủ đã bước sang tuần thứ 3, với việc cả hai bên tuyên bố giành quyền kiểm soát một số khu vực
Ngày 6/3, giao tranh ác liệt giữa quân đội của Tổng thống Kadhafi và lực lượng chống Chính phủ tiếp tục nổ ra. Tại thành phố Ben Jawat, miền Trung Libya, quân Chính phủ đã sử dụng máy bay và xe tăng tấn công và buộc các lực lượng nổi dậy phải rút lui sau một ngày chiếm giữ thành phố này.
Tại thành phố Sirte, cách Ben Jawat khoảng 150 km về phía tây, quân Chính phủ đã chặn đứng nhiều cuộc tấn công của các lực lượng nổi dậy và hiện vẫn giành quyền kiểm soát thành phố này. Tại thành phố Misrata nằm giữa Sirte và Thủ đô Tripoli, quân Chính phủ đã dùng trọng pháo và xe tăng tấn công lực lượng nổi dậy.
Lực lượng chống chính phủ tại Ben Jawat (Ảnh: Getty Images) |
Tuy nhiên, người dân địa phương ở hai thành phố này đều bác bỏ thông tin này. Lực lượng nổi dậy cũng tuyên bố vẫn đang kiểm soát thành phố cảng Ras Lanuf và đã tiến hành đáp lại các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu của quân đội Chính phủ.
Phe nổi dậy khẳng định sẽ tăng cường vũ trang tại thành phố này sẵn sàng đối đầu với bất cứ cuộc tấn công nào của quân đội Chính phủ. Lực lượng chống Chính phủ cũng tuyên bố sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi tới được thị trấn Sirte - quê hương của ông Kadhafi và Thủ đô Tripoli.
Tại thành phố Zawiyak, ở phía Tây thủ đô Tripoli, các lực lượng nổi dậy cũng đã đáp trả mạnh mẽ các cuộc tấn công của quân đội Tổng thống Kadhafi.
Trong khi đó, ngày 6/3, hàng nghìn người ủng hộ Tổng thống Kadhafi đã tập trung tại trung tâm thủ đô Tripoli, ăn mừng việc quân đội Chính phủ giành quyền kiểm soát tại nhiều khu vực. Đám đông vẫy cờ xanh và giơ cao những bức ảnh của nhà lãnh đạo Kadhafi.
Ông Karim, một giảng viên trường Đại học Tripoli cho biết: “Đây là thời điểm chiến thắng của đất nước và người dân Libya. Cộng đồng quốc tế sẽ thấy một đất nước Libya thật sự, nơi mà người dân không chống lại Tổng thống Kadhafi”.
Trong một tuyên bố đưa ra, Chính phủ Libya chính thức bác bỏ Nghị quyết 1970 của Liên Hợp Quốc, áp đặt lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản của gia đình Tổng thống Kadhafi và các quan chức cấp cao khác. Tuyên bố nêu rõ, chính quyền Libya lấy làm tiếc về quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ dựa trên báo cáo truyền thông nước ngoài hơn là các tài liệu chính thức và chính xác.
Tuyên bố cũng cho biết, Nghị quyết này mâu thuẫn với điều khoản trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, đó là Hội đồng bảo an không có quyền thực thi pháp lí đối với vấn đề nội bộ của các nước. Tuyên bố cũng nhắc lại cam kết của Chính phủ Libya về việc tôn trọng quyền con người, đồng thời khẳng định, Chính phủ sẽ làm hết sức để bảo vệ người dân cũng như công dân nước ngoài tại Libya.
Trong một diễn biến liên quan, đại diện cao cấp của Liên minh châu Âu về đối ngoại và chính sách an ninh bà Catherine Ashton hôm 6/3 đã cử một nhóm quan sát viên tới tìm hiểu tình hình thực tế tại Libya. Đây là nhóm quan sát viên quốc tế đầu tiên tới Libya để tìm hiểu tình hình thực tế kể từ khi bạo lực tại nước này bùng phát./.
Gaddafi ra lệnh giết hết người nước ngoài
Thứ Hai, 07/03/2011 14:54
(NLĐO)- Ông Gaddafi hôm 6-3 kêu gọi những người ủng hộ ra tay giết tất cả các người nước ngoài và tuyên bố chính những người nước ngoài có lỗi gây nên tình trạng nội chiến leo thang ở Libya.Gaddafi đổ tội cho người nước ngoài gây nên nội chiến ở Libya
Libya là quốc gia Ả Rập duy nhất chứng kiến cuộc nổi dậy có vũ trang trên quy mô lớn. Hiện đại tá Gaddafi kiểm soát thủ đô Tripoli và nhiều nơi khác ở miền tây Libya. Trong khi phần phía đông gồm thành phố lớn thứ hai đất nước là Benghazi nằm trong tay phe nổi dậy. Cuộc giao tranh giữa hai phe đang đẩy Libya đến cuộc nội chiến có thể kéo dài.
Lãnh đạo Libya yêu cầu điều tra về bạo động
TPO - Ngày 6 - 3, nhà lãnh đạo Libya Moammar Gaddafi lên tiếng yêu cầu Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh châu Phi tiến hành điều tra về tình hình căng thẳng leo thang tại Libya.
Đại tá Moammar Gaddafi. Ảnh: RIA. |
“Tôi kêu gọi thành lập một ủy ban điều tra của Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh châu Phi về vấn đề tại Libya. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện tối đa để ủy ban này hoạt động mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào” - Đại tá Gaddafi phát biểu trong cuộc phỏng vấn với phóng viên tờ Le Journal du Dimanche của Pháp.
Cũng trong buổi phỏng vấn, ông Gaddafi một lần nữa cáo buộc, chính Osama bin Laden và mạng lưới khủng bố Al-Qaeda đứng sau vụ nổi dậy tại Libya.
Kế sau sự lật đổ chính quyền ở Tunisia và Ai Cập, làn sóng biểu tình tiếp tục lan tới Libya. Hàng chục nghìn biểu tình trên phạm vi khắp cả nước, yêu cầu Đại tá Gaddafi từ chức sau 42 năm cầm quyền.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế cho hay, khoảng 6.000 người đã thiệt mạng trong những cuộc đụng độ với quân đội chính phủ, kể từ khi các cuộc biểu tình chống Gaddafi mở màn hôm 15-2. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc khẳng định, số trường hợp tử vong vì biểu tình ở Libya trong khoảng từ 1000 – 2000 người.
Hôm 26 - 2, Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết về các biện pháp trừng phạt chống chính quyền Libya đương nhiệm. Các biện pháp trừng phạt bao gồm: cấm xuất khẩu vũ khí cho Libya, cấm xuất cảnh và đóng băng tài khoản ngân hàng của hàng loạt quan chức lãnh đạo quốc gia Bắc Phi này.
Thu Thảo
Theo RIA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét