Theo người phát ngôn Nhà Trắng, chuyến thăm Nga tuần này của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm cố gắng để tiếp tục việc “thiết lập lại” quan hệ Nga – Mỹ.
Đây thực sự là nhiệm vụ khó khăn cho cả hai, vì gần đây, xuất hiện một loạt “bóng đen” bao phủ lên quan hệ song phương.
Sau khi có một sự khởi đầu đầy hứa hẹn bằng việc Hiệp định START mới được ký kết, tiến tới cắt giảm vũ khí hạt nhân, quan hệ Nga – Mỹ gặp nhiều sóng gió đến từ hệ thống phòng thủ Mỹ ở châu Âu, các căn cứ quân sự mới sắp được xây dựng ở Ba Lan và cuối cùng, Mỹ đứng cùng phía với Nhật Bản trong cuộc tranh chấp ở quần đảo Kurils. Ngược lại, Mỹ cũng rất “khó chịu” với thái độ của Nga trong các vấn đề Iran, Libya.
Lá chắn tên lửa châu Âu
Lời mời của NATO để Nga tham gia vào các kế hoạch phòng thủ tên lửa ở châu Âu đã “teo” lại thành yêu cầu đánh đồng với việc phát triển thêm theo “từng giai đoạn” kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ. Theo đó, đến năm 2020, hệ thống có khả năng nhằm vào các tên lửa tầm xa của Nga.
Tháng 2/2011, trong bài phát biểu tại Munich, Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton nhấn mạnh: “Chúng tôi (Mỹ) sẽ không chấp nhận bất cứ một sự kiềm chế nào đối với hệ thống tên lửa phòng thủ”.
Vì lẽ đó, Nga dọa sẽ rút khỏi hiệp ước START mới nếu Mỹ triển khai tên lửa đánh chặn, “có khả năng làm giảm đáng kể hiệu quả của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga”.
Như vậy, Washington đang tìm cách cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu, nơi Nga chiếm nhiều ưu thế. Nga nói rằng trước hết Mỹ cần phải rút hết lực lượng hạt nhân của mình khỏi châu Âu và quả quyết rằng, các cuộc thương lượng về giải trừ vũ khí sau START cần phải giải quyết các kế hoạch của Mỹ về phát triển vũ khí chiến lược phi hạt nhân, kế hoạch triển khai vũ khí trên vũ trụ và xây dựng lá chắn tên lửa toàn cầu cũng như sự vượt trội về vũ khí quy ước của NATO tại châu Âu.
Kế hoạch quân sự nhắm vào nhau
Một đòn khác giáng vào cố gắng “thiết lập lại” quan hệ Nga – Mỹ việc bà Clinton khẳng định các kế hoạch triển khai các tên lửa đánh chặn và các đơn vị không quân của Mỹ tại Ba Lan.
Theo đó, bà Clinton cho biết: “như đã thỏa thuận trong cuộc họp cấp cao NATO, khối này sẽ phát triển một kế hoạch khẩn cấp ở khu vực”. Ở đây, bà Clinton đang đề cập đến một kế hoạch bí mật của NATO triển khai các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển chống lại khả năng Nga có hành động đe dọa các nước Baltic, vốn thuộc Liên Xô từ trước những năm 1990.
Kế hoạch bắt nguồn từ tiết lộ của WikiLeaks công bố vào tháng 12. Theo đó, cùng lúc với cuộc họp cấp cao với NATO tại Lisbon (Bồ Đào Nha, tháng 11/2010), vào thời gian mà NATO tuyên bố “một giai đoạn mới về hợp tác hướng tới đối tác chiến lược thực thụ” với Nga, nước này lại bí mật chuẩn y khả năng đe dọa quân sự vào các nước Baltic.
Tranh chấp quần đảo Kurils
Tháng 2/2011, giữa Mỹ và Nga nảy sinh xích mích khi Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong việc lên tiếng đòi chủ quyền đối với quần đảo Kurils.
Đại sứ Mỹ tại Nga, John Beyrle bị triệu lên Bộ Ngoại giao và được thông báo là việc Mỹ nhúng vào “tranh chấp song phương” giữa Nga và Nhật là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Vấn đề Libya, Iran
Cuối cùng, không thể không kể đến vấn đề quan điểm đối với tình hình Trung Đông – Bắc Phi, một mảng u ám khác trong quan hệ Nga – Mỹ.
Nga từ chối ủng hộ việc tăng áp lực kinh tế do Mỹ đề xướng. Ngoại trưởng Lavrov nói rằng bất kỳ một sự trừng phạt thêm nào cũng “sẽ dẫn đến bóp ngẹt kinh tế Iran” và “Nga không thể ủng hộ.
Cuối cùng, Nga đã đứng ra phản đối can thiệp quân sự từ bên ngoài ở Libya dù Mỹ nói rằng họ đang cân nhắc lựa chọn này. Chủ nhật vừa qua Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố rằng “Người Liby cần phải tự giải quyết các vấn đề của mình, không cần sự trợ giúp của vũ khí, chỉ cần các biện pháp chính trị”.
'Mây đen' trong quan hệ Nga – Mỹ
BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :1:00 AM, 12/03/2011
Kết thúc chuyến thăm Nga, Phó Tổng thống Mỹ dường như chưa “vén” được vùng sáng nào trong quan hệ 2 nước.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét