Thứ Hai, 14/02/2011, 08:20 (GMT+7)
Thu phí bảo trì đường: Chưa thuyết phục
TT - Phương án thu phí bảo trì đường do Bộ Giao thông vận tải đề xuất ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến băn khoăn và không đồng tình. Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của những người trong cuộc và bạn đọc về vấn đề này.
Trạm thu phí xa lộ Hà Nội, quận 9, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức |
* Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Xuân Mai (khoa kỹ thuật giao thông ĐH Bách khoa TP.HCM):
Không nên thu phí xe gắn máy
Tôi cho rằng khi đưa ra quy định thu phí bảo trì đường, cơ quan thẩm quyền cần bảo đảm chất lượng đường bộ tốt mới thuyết phục người nộp phí. Ngược lại chất lượng đường hiện nay rất xấu, chưa đạt yêu cầu mà thu phí là không hợp lý. Đi trên nhiều tuyến đường tôi nhận thấy có những con đường do thi công ẩu, thi công chưa đúng chất lượng nên đường xuống cấp nhanh.
Có thể nói, tác động làm cho đường hư hỏng xuống cấp là do xe tải chở quá tải và chỉ có ôtô mới tác động nhiều đến mặt đường. Còn các loại xe gắn máy không tạo áp lực trên mặt đường vì tải trọng xe quá nhỏ và bánh xe nhỏ không gây ảnh hưởng đến bề mặt đường. Ngược lại, chính đường sá xuống cấp đã làm cho xe máy mau hư hỏng. Vì vậy, việc thu phí bảo trì đường với xe gắn máy là không hợp lý và không thuyết phục người nộp phí.
* Ông Nguyễn Văn Dũng (chủ nhiệm HTX vận tải dịch vụ du lịch Sài Gòn):
Gánh nặng của chủ xe
Hàng chục năm qua các xe đã nộp phí cầu đường thông qua xăng dầu, nay nộp thêm khoản phí bảo trì đường sẽ là một gánh nặng đối với chủ xe. Bởi vì xe đò đi từ TP.HCM đến Hà Nội phải qua gần 20 trạm thu phí cầu đường, từ TP.HCM đi Tây nguyên có đến bảy trạm thu phí và đường về miền Tây có ba trạm thu phí. Rõ ràng nếu phải nộp thu phí bảo trì đường thì các xe đò đội phí và giá cước vận tải hành khách tăng thêm.
Tôi cho rằng phương án tổ chức thu phí bảo trì đường rất phức tạp vì cơ quan chức năng sẽ lập ra bộ máy hành thu và liệu có giải quyết cho những xe bị hư hỏng đang sửa chữa (không lăn bánh trên đường) không nộp phí. Tại sao không thu phí qua xăng dầu như hiện nay vì nó rất ổn định và không gây ảnh hưởng nhiều đến giá cước vận tải hành khách? Điều bất hợp lý nhất là ở các nước người ta làm đường sá tốt mới thu phí, còn ở nước ta thì làm ngược lại, đường sá hư hỏng mà tổ chức thu phí.
* Luật sư Thái Văn Chung (tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM):
Cước phí vận tải cao nhất thế giới
Hiện nay cước phí vận tải hàng hóa ở VN thuộc loại cao nhất thế giới. Vì vậy, việc đặt thêm loại phí bảo trì đường bộ này sẽ đẩy giá cước vận tải hàng hóa tăng cao. Tôi cho rằng nếu thực hiện phương án thu phí này thì nên dẹp bỏ việc thu phí qua xăng dầu và bãi bỏ các trạm thu phí của Nhà nước để tránh tình trạng phí chồng phí. Việc thu phí thông qua đăng kiểm xe cũng không hợp lý vì có những xe chỉ hoạt động trong bến bãi, cảng, không lưu thông trên đường.
Theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải thì mức thu phí bảo trì đường đối với xe tải, container là quá nặng: gần 17 triệu đồng/xe/năm. Hiện cơ cấu giá thành cước vận tải đang chịu nhiều tác động như giá vật tư phụ tùng tăng và các doanh nghiệp vận tải đầu tư xe mới đang gánh chịu lãi suất vay ngân hàng rất cao, việc đưa thêm phí bảo trì đường sẽ làm tăng giá cước - nghĩa là sẽ tác động lớn đến giá cả hàng hóa.
Bên cạnh đó, Luật thuế môi trường có hiệu lực sẽ tính thuế môi trường trong mặt hàng xăng dầu từ 1.000-4.000 đồng/lít xăng hoặc dầu. Điều này càng tác động mạnh đến các doanh nghiệp vận tải vì xăng dầu chiếm tỉ lệ 45% trong cơ cấu giá thành cước vận tải. Chúng tôi đề nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét và cho dừng phương án thu phí bảo trì đường để các doanh nghiệp vận tải không bị nhiều gánh nặng phí.
NGỌC ẨN ghi
Không nhầm đối tượng nhưng không công bằng Tôi là giáo viên, đi dạy một tuần bốn buổi cách nhà 4km, một tháng đi tổng cộng khoảng 130km, nếu tính tiền xăng sẽ khoảng 3 lít xăng x 16.400 đồng ≈ 50.000 đồng mà phải đóng phí bảo trì đường bộ tới 100.000 đồng/tháng thì thật vô lý và không công bằng so với những người chạy xe nhiều có thể cả ngàn kilômet mỗi tháng. Nếu Bộ Giao thông vận tải cho rằng cần thiết phải thu phí bảo trì đường bộ thì cần đưa ra mức phí hợp lý và đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng phương tiện trên đường (có thể qua việc ghi lại số kilômet đã chạy thực tế trên xe mỗi năm để quy ra số tiền phải đóng, còn nếu tính bình quân thì mức phí phải thấp hơn nhiều, khoảng 100.000 đồng/năm là hợp lý). Với mức phí từ 80.000-100.000 đồng/tháng, trong khi lương giáo viên hay công nhân chỉ từ 1,5-2 triệu đồng/tháng, khoản phí này sẽ khiến cuộc sống của người làm công ăn lương, người có thu nhập thấp đã khó khăn càng khó khăn thêm khi giá cả mọi thứ đều tăng chóng mặt như hiện nay. Nguyễn Thị Dung (P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9, TP.HCM) |
(86)
Không nên
04/03/2011 5:15:31 CH
04/03/2011 5:15:31 CH
Tôi rất đồng tình với rất nhiều ý kiến về việc miễn thu phí bảo trì với xe máy hai bánh. Hãy xem đối tượng đi xe hai bánh là ai? Đó là người lao động ( Đang đi làm hoặc đã nghỉ hưu), học sinh, sinh viên, ...Là các đối tượng mà xã hội nên dành cho họ sự hỗ trợ về kinh tế. Hơn thế nữa, với tên gọi là phí bảo trì đường bộ thì nên xem đối tượng nào gây ra sự hư hỏng đường sá khi tham gia giao thông? Sân nhà, đường nội bộ với kết cấu thô sơ, láng vữa 1-2 cm mác 50 nếu chỉ có xe máy qua lại có thấy hư hỏng gì đâu. Đường sá được nhà nước đầu tư nhiều tỷ đồng, với kết cấu 25-30 cm đá này nọ nhưng xe tải chạy một thời gian, với nhiều nguyên nhân: mưa gió, nước ngầm, quản lý, ... lại hỏng.
Tôi khảng định rằng, nguyên nhân hư hỏng đường sá do con người quản lý là chính. Khi thiết kế, chủ đầu tư "đặt hàng" các nhà thầu về cấp hạng đường cho các nhà thầu, nhưng khi đưa vào khai thác, đường quốc gia xe nào cũng chạy được, tải trọng nào cũng "xong" hết, miễn là anh biết làm luật. theo tôi, thu phí bảo trì qua hóa đơn mua lốp xe là đúng nhất. Mỗi lốp xe có mã số của nó cả, tải trọng, chạy ít thì sử dụng lâu và ngược lại, thời gian lưu hành đầy đủ cả. Công an khi kiểm tra xe yêu cầu kiểm tra phí bảo trì qua hóa đơn mua bán lốp xe. Hỡi các nhà quản lý, nên nghiên cứu từ nguyên nhân gây hư hỏng đường sá từ đâu, rồi hãy tính thu tiền, đừng đổ đầu lên dân một cách vô tội!
Phạm Xuân Trường
Tôi khảng định rằng, nguyên nhân hư hỏng đường sá do con người quản lý là chính. Khi thiết kế, chủ đầu tư "đặt hàng" các nhà thầu về cấp hạng đường cho các nhà thầu, nhưng khi đưa vào khai thác, đường quốc gia xe nào cũng chạy được, tải trọng nào cũng "xong" hết, miễn là anh biết làm luật. theo tôi, thu phí bảo trì qua hóa đơn mua lốp xe là đúng nhất. Mỗi lốp xe có mã số của nó cả, tải trọng, chạy ít thì sử dụng lâu và ngược lại, thời gian lưu hành đầy đủ cả. Công an khi kiểm tra xe yêu cầu kiểm tra phí bảo trì qua hóa đơn mua bán lốp xe. Hỡi các nhà quản lý, nên nghiên cứu từ nguyên nhân gây hư hỏng đường sá từ đâu, rồi hãy tính thu tiền, đừng đổ đầu lên dân một cách vô tội!
Phạm Xuân Trường
Bỏ thu phí
28/02/2011 2:02:33 CH
28/02/2011 2:02:33 CH
Theo tôi thì nhà nước nên bỏ luật thu phí cho tất cả các phương tiện giao thông thì sẽ không có nhiều phiền hà nữa.
Nguyen Vy
Nguyen Vy
Phiền nhiễu, không công bằng
28/02/2011 9:44:48 SA
28/02/2011 9:44:48 SA
Thật luẩn quẩn của quản lý, phiền nhiễu, đẻ thêm lực lượng gián tiếp và không công bằng. Tôi nghỉ hưu, mỗi tuần chỉ chở vợ đi chợ vài ba lần, từ nhà ra chợ hơn một km; nếu chịu thuế như dự kiến thì thử hỏi có công bằng không, hỡi các nhà quản lý?
Văn Lập
Văn Lập
Bức xúc
28/02/2011 9:15:58 SA
28/02/2011 9:15:58 SA
Tôi nghĩ đã tốn tiền mua xe, tốn tiền đổ xăng,lại hao mòn động cơ.sau đó tiếp tục tốn thêm thuế thu phí. Tôi cảm thấy điều đó rất vô lý, chẳng thà đi xe buýt cho đỡ hơn.
nguyen quoc hai
nguyen quoc hai
Loạn thu phí
28/02/2011 8:55:41 SA
28/02/2011 8:55:41 SA
Hiện nay sau khi điều chỉnh tỷ giá đôla đã làm cho thị trường hỗ loạn, tất cả các mặt hàng đều tăng giá với lý do điều chỉnh theo giá đô. Nay xăng lên, điện lên mà Nhà nước nói chỉ ảnh hưởng khoảng 2% chỉ số giá thì quá lá vô lý.
Một người thất học không biết đọc biết viết, chỉ cần ra chợ mua rau, mua gạo thì cũng thấy mình phải tốn thêm bao nhiêu phần trăm rồi. (ví dụ trước đây đi chợ mua 100.000 đ là đủ bữa cơm gia đình thì bây giờ 120.000 đ đến 150.000 đ mới có thể được bữa cơm tương tự) thì 2% không biết ở đâu ra... Một người làm công ăn lương ở Việt Nam mà nói ra lý do gì để tăng giá cũng đều quy ra đôla mà các cấp bộ ngành thường phát biểu đúng là không hiểu nổi.
Hãy cùng với người dân thực hành tiết kiệm để vượt qua cơn khủng hoảng tài chính, kinh tế mà sẽ còn rất lâu mới vượt qua được. Đừng lạm thu, lạm tăng giá bằng mọi giá. Chỉ thu thuế là quốc sách, còn phí và lệ phí phài có ý kiến của Thủ tướng và Quốc hội, nếu bộ nào đề xuất lạm thu phí gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, đến an ninh quốc gia thì phải kiên quyết xử lý.
lam
Một người thất học không biết đọc biết viết, chỉ cần ra chợ mua rau, mua gạo thì cũng thấy mình phải tốn thêm bao nhiêu phần trăm rồi. (ví dụ trước đây đi chợ mua 100.000 đ là đủ bữa cơm gia đình thì bây giờ 120.000 đ đến 150.000 đ mới có thể được bữa cơm tương tự) thì 2% không biết ở đâu ra... Một người làm công ăn lương ở Việt Nam mà nói ra lý do gì để tăng giá cũng đều quy ra đôla mà các cấp bộ ngành thường phát biểu đúng là không hiểu nổi.
Hãy cùng với người dân thực hành tiết kiệm để vượt qua cơn khủng hoảng tài chính, kinh tế mà sẽ còn rất lâu mới vượt qua được. Đừng lạm thu, lạm tăng giá bằng mọi giá. Chỉ thu thuế là quốc sách, còn phí và lệ phí phài có ý kiến của Thủ tướng và Quốc hội, nếu bộ nào đề xuất lạm thu phí gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, đến an ninh quốc gia thì phải kiên quyết xử lý.
lam
Bức xúc!
27/02/2011 12:42:28 CH
27/02/2011 12:42:28 CH
Phí bảo trì đường đã cộng vào giá xăng dầu, lại còn mất các loại phí đường khi tham gia giao thông, rồi lại phí bảo vệ môi trường mà đường vẫn không ra đường, chưa sử dụng đã hỏng, gói thầu làm mới chưa xong đã kí gói thầu sửa chữa... Xin hỏi đường làm xe hỏng ai trả phí cho xe?
ngươi bưc xuc
ngươi bưc xuc
Nhìn xuống đừng nhìn lên
26/02/2011 12:45:35 SA
26/02/2011 12:45:35 SA
R - Hiện tại xăng 19.300/lit, tháng 3 này điện lên giá, các nhu yếu phẩm thì cũng tăng giá theo xăng dầu và điện. Thử nhìn lại coi cuộc sống của nhân dân mình đâu phải ai cũng có tiền đâu mà đóng phí như vậy. Những người lương 2.500.0000/tháng còn không đủ sống nữa huống chi các tài xế xe ôm 1 tháng kiếm được bao nhiêu mà phải chịu thêm phí này thì chắc họ nghỉ chạy cho khoẻ.
THIEN THAN DEN
THIEN THAN DEN
Sửa đường ai lợi?
23/02/2011 11:19:35 SA
23/02/2011 11:19:35 SA
Năm nào cũng xây đường, sửa đường. Đường mới xây chưa kịp dùng đã phải sửa. Mọi thứ cứ thế. Xây được 10 km đường thì có một ai đó đủ tiền, xi măng, sắt thép xây căn nhà lầu 3 tấm. Thuế thì cứ nộp, hết thuế bảo vệ môi trường đến thuế cầu đường.
bạn đọc
bạn đọc
Bổ sung phí ô nhiễm môi trường
19/02/2011 11:16:35 SA
19/02/2011 11:16:35 SA
Đề nghị cho thu bổ sung phí ô nhiễm môi trường do xả khí thải từ xe để có kinh phí bảo vệ tầng ô zôn cũng đang rất cần thiết. Mức thu nên chọn phù hợp với khu vực Asia. Có thể tổ chức phu cùng với phí bảo trì đường bộ.
Nguyễn Thanh Hải
Nguyễn Thanh Hải
Tiêu đề
19/02/2011 8:25:09 SA
19/02/2011 8:25:09 SA
Phản đối việc thu phí xe máy, thật vô lý. Thật chẳng khác nào thuế thân thời chị Dậu nữa, mấy ông ấy ngồi không khi nào cũng chỉ nghĩ cách moi tiền dân, giá cả thì leo thang từng ngày chẳng thấy lo gì cho dân.
Người dân ở thành phố còn đỡ còn người dân ở nông thôn toàn là đường đất; hễ nắng thì bụi mưa thì trơn, vậy mà cũng thu phí thì chẳng khác nào bóc lột người dân nữa. Xã hội công bằng mà làm gì thì không có ý kiến của dân, mặc sức mấy ông tung hoành.
Lâm
Người dân ở thành phố còn đỡ còn người dân ở nông thôn toàn là đường đất; hễ nắng thì bụi mưa thì trơn, vậy mà cũng thu phí thì chẳng khác nào bóc lột người dân nữa. Xã hội công bằng mà làm gì thì không có ý kiến của dân, mặc sức mấy ông tung hoành.
Lâm
Cước phí thế sinh viên tiền đâu đóng
18/02/2011 2:21:28 CH
18/02/2011 2:21:28 CH
Sao các cấp thẩm quyền không xem xét kĩ những lời phản ảnh của bạn đọc, thử làm 1 cuộc trưng cầu dân ý thử là biết liền, giá cả mọi thứ đều tăng 80 -100 ngàn đồng/tháng thì tiền đâu mà đóng chưa nói đến sinh viên nghèo?
bui ngoc han
bui ngoc han
Vì dân hay là hành dân....
17/02/2011 11:58:56 CH
17/02/2011 11:58:56 CH
Có lẽ ông Ngọc Văn Hoàng mà có thật như trong chương trình Táo idol đêm 30 tết vừa rồi phải chào thua chuyện thu phí này. Nếu cứ theo cách trình và duyệt kiểu này mà không thấy rành rành dân đang khổ đang nghèo, xã hội đang lạm phát... thì sớm muộn gì cũng loạn mất. Quá bức xúc trước thông tin này, tôi -một viên chức nhà nước lương 3 cọc 3 đồng cũng bó tay huống chi là phần lớn dân nghèo nông thôn. Lương, thu nhập , cuộc sống đi xuống vì cơ chế quản lý yếu kém lại xảy ra chuyện trăm điều khó đổ đầu dân. Bác nào ở bộ GTVT phát biểu câu "Anh tham gia giao thông thì phải đóng phí" thì nhìn lại dùm đường xá mà bác làm ở Việt Nam thế nào so với những nước khác đi nhé.
Bao Thanh Thiên
Bao Thanh Thiên
Thu phí nghĩ đến dân
17/02/2011 11:54:10 CH
17/02/2011 11:54:10 CH
Thu thuế, thu phí là để phục vụ lại lợi ích cho nhân dân. Nhưng hiện nay với chất lượng đường bộ, đường sắt... quá kém, lạc hậu. Tai nạn giao thông vẫn diễn ra hằng giờ, hằng ngày một phần là do chất lượng đường giao thông còn rất kém, lại tu sửa, làm mới rất cẩu thả, sai quy định chất lượng. Thêm vào đó mức sống trung bình của người dân làm công ăn lương, làm thuê vẫn chưa thể trang trải với sự biến động giá cả thị trường như những năm qua thì việc áp dụng thu phí bảo trì đường bộ sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho người dân mà thôi.
Nếu việc thu phí được thực thi có lẽ chỉ mang lại hiệu quả là giảm ách tắc giao thông vào những giờ cao điểm ở các thành phố mà thôi. Riêng tôi sẽ mang xe máy ra tiệm bán và mua về một chiếc xe đạp để đi lại như thế sẽ bớt gây ô nhiễm môi trường, bớt làm nghẽn giao thông, khỏi phải đổ xăng... hoặc đi bộ để hưởng ứng phong trào luyện tập thể dục thể thao....trăm điều lợi (ngoại trừ công việc sẽ chậm trễ ảnh hưởng đến kinh tế) .
khai gia phong
Nếu việc thu phí được thực thi có lẽ chỉ mang lại hiệu quả là giảm ách tắc giao thông vào những giờ cao điểm ở các thành phố mà thôi. Riêng tôi sẽ mang xe máy ra tiệm bán và mua về một chiếc xe đạp để đi lại như thế sẽ bớt gây ô nhiễm môi trường, bớt làm nghẽn giao thông, khỏi phải đổ xăng... hoặc đi bộ để hưởng ứng phong trào luyện tập thể dục thể thao....trăm điều lợi (ngoại trừ công việc sẽ chậm trễ ảnh hưởng đến kinh tế) .
khai gia phong
Nghĩ Cũng Lạ
17/02/2011 3:37:19 CH
17/02/2011 3:37:19 CH
Tôi không hiểu tiền thuế nhân dân đóng hàng năm ở đâu, dùng vào việc gì mà năm nào cũng thấu chi. Rồi từ đó cứ chăm chăm nhắm vào túi tiền của nhân dân. Dân đâu có giàu, giống như bị tận thu vậy!
ly vinh long
ly vinh long
Phép tính nhỏ
17/02/2011 1:01:00 CH
17/02/2011 1:01:00 CH
Giả sử, với tình hình giao thông đầy kẹt xe như hiện tại ở TP.HCM, tốc độ đi xe trung bình hàng ngày chậm, người dân chỉ có thể đi trung bình 8-10km/h; Ngoại trừ trường hợp kẹt xe, nhất là đối với xe ô tô thì miễn bàn (khi đó, tốc độ di chuyển chỉ có thể tính trung bình <8km/h>
Các bạn có thể hình dung được lượng xăng tiêu thụ trung bình sẽ là bao nhiêu không? Với xe máy: sẽ là ~5lít/100km; xe ô tô: ~15lít /100km; Còn với đường xá thông thoáng: khi đó tốc độ di chuyển có thể tăng lên đến 20-25km/h (trung bình)và lượng xăng tiêu thụ cũng giảm đi rất nhiều: từ 20-30% (và có thể hơn) so với di chuyển ở tốc độ 8km/h. Vậy, các bạn có thể nhìn thấy được điều gì?
1. Đường xá khi giảm được kẹt xe; chất lượng đường tốt sẽ giúp mỗi người chúng ta tiết kiệm được 30% chi phí di chuyển (!); Quy ra tiền cũng là 1 con số đáng để cân nhắc đấy chứ.
2. Khi đó, tôi cho rằng, việc thu phí cầu đường là bao nhiêu (?) có lẽ cũng sẽ được người dân ủng hộ nhiều hơn thời điểm này - với tình trạng chất lượng cầu đường xuống cấp, chất llượng thi công tệ hại, kẹt xe vì hàng loạt lý do (kể cả ý thức tham gia giao thông của người dân) như hiện nay. Vậy, cái gì cần làm trước? Một vài lời mạn đàm.
nbl
Các bạn có thể hình dung được lượng xăng tiêu thụ trung bình sẽ là bao nhiêu không? Với xe máy: sẽ là ~5lít/100km; xe ô tô: ~15lít /100km; Còn với đường xá thông thoáng: khi đó tốc độ di chuyển có thể tăng lên đến 20-25km/h (trung bình)và lượng xăng tiêu thụ cũng giảm đi rất nhiều: từ 20-30% (và có thể hơn) so với di chuyển ở tốc độ 8km/h. Vậy, các bạn có thể nhìn thấy được điều gì?
1. Đường xá khi giảm được kẹt xe; chất lượng đường tốt sẽ giúp mỗi người chúng ta tiết kiệm được 30% chi phí di chuyển (!); Quy ra tiền cũng là 1 con số đáng để cân nhắc đấy chứ.
2. Khi đó, tôi cho rằng, việc thu phí cầu đường là bao nhiêu (?) có lẽ cũng sẽ được người dân ủng hộ nhiều hơn thời điểm này - với tình trạng chất lượng cầu đường xuống cấp, chất llượng thi công tệ hại, kẹt xe vì hàng loạt lý do (kể cả ý thức tham gia giao thông của người dân) như hiện nay. Vậy, cái gì cần làm trước? Một vài lời mạn đàm.
nbl
Liệu có sai mức thu với xe máy?
17/02/2011 11:06:54 SA
17/02/2011 11:06:54 SA
Theo như tôi đã đọc trên mạng về đề xuất của Tổng cục đường bộ Việt Nam thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy là 80 nghìn/năm, với mô tô từ 100 đến 150 nghìn/năm (báo Thanh Niên online ngày 26-1-2011), nay toàn bộ các báo và cả bản tin trên Đài truyền hình Việt Nam công bố dự kiến mức thu là 80-150 nghìn/tháng đối với mô tô/xe máy vì vậy tôi cho là đã có nhầm lẫn về thông tin này.
Mức thu 100 nghìn/năm là đúng vì dự toán vơi 31 triệu xe sẽ thu được khoảng 3.200 tỷ một năm. Ở góc độ khác hiện phí giao thông thu qua xăng dầu là 1.000đồng/lít, một xe máy tiêu thụ trung bình khoảng 5-10 lít/tháng thì hiện chỉ phải đóng khoảng 5-10 nghìn đồng/tháng không lẽ khi chuyển sang thu qua đầu phương tiện sẽ tăng lên gấp trên 10 lần?
Nguyen Dat
Mức thu 100 nghìn/năm là đúng vì dự toán vơi 31 triệu xe sẽ thu được khoảng 3.200 tỷ một năm. Ở góc độ khác hiện phí giao thông thu qua xăng dầu là 1.000đồng/lít, một xe máy tiêu thụ trung bình khoảng 5-10 lít/tháng thì hiện chỉ phải đóng khoảng 5-10 nghìn đồng/tháng không lẽ khi chuyển sang thu qua đầu phương tiện sẽ tăng lên gấp trên 10 lần?
Nguyen Dat
Phản hồi
17/02/2011 10:30:20 SA
17/02/2011 10:30:20 SA
Sốc thật sự, toàn dân sốc vì 1001 kiểu phí của đường bộ. Ai là người chấp bút, ai là người đề xuất cần phải xem xét lại cái "sáng kiến" trái với lòng dân nầy.Chính phủ trăm công nghìn việc, bộ phận tham mưu phải có tâm và tầm một chút. Xe ô tô còn có thể tạm được, tạm được thôi nhé; chứ còn xe máy quá vô lý.
Toàn dân phản ứng, cơ quan nhà nước không thấy phản ứng của dân đâu, ngồi đâu họ cũng kêu ca, phàn nàn, chán nản... Tôi nói thật, quý vị không tin thì thử làm một cuộc trưng cầu dân ý thì biết liền.
Lê Bùi Luân
Toàn dân phản ứng, cơ quan nhà nước không thấy phản ứng của dân đâu, ngồi đâu họ cũng kêu ca, phàn nàn, chán nản... Tôi nói thật, quý vị không tin thì thử làm một cuộc trưng cầu dân ý thì biết liền.
Lê Bùi Luân
Có quyền được kiện?
16/02/2011 9:04:05 SA
16/02/2011 9:04:05 SA
Nguồn thu này được sử dụng ra sao? Hay chấp vá như cách bảo trì đường bộ của Bộ đang làm? Nếu xảy ra tai nạn thì Bộ GTVT sẽ bị kiện ra toà vì tội sử dụng quỹ không đúng theo yêu cầu, nội dung và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đường bộ không?
Dương Văn Dũng
Dương Văn Dũng
Lại thêm một loại phí
16/02/2011 3:59:58 SA
16/02/2011 3:59:58 SA
Tôi thấy rằng mỗi khi các bộ ngành đưa ra đề xuất là mỗi một lần người dân bị thu thêm tiền. Còn chất lượng sống và an sinh xã hội thì ngày càng tệ. Số tiền thuế mà người dân phải đóng quá nhiều, nhưng chất lượng đời sống xã hội thì ngược lại.
Steven Nguyen
Steven Nguyen
Thu phí xe gắn máy không hợp lí !
16/02/2011 3:08:50 SA
16/02/2011 3:08:50 SA
Quan điểm của tôi nếu thu phí xe 2 bánh thì không thể chấp nhận đựoc, đưòng bộ hư hỏng xuống cấp không thể nói xe 2 bánh là kẻ gây hư hỏng . Nếu nói xe 2 bánh là tác nhân gây hư hỏng thì BGTVT cần xem lại chất lượng xây dựng cầu quá tồi . Vì vậy thu phí xe 2 bánh là việc làm không hợp tình hợp lí và càng không hợp lí khi thu phí theo đầu xe . Tôi có đọc qua một số ý kiến phản hồi của độc giả và nhận thấy còn nhiều điều bất hợp lí, gây thiệt thòi ,khó khăn cho những ngưòi đi xe 2 bánh.
Cao Thuận
Cao Thuận
Không hợp lý
15/02/2011 12:58:16 CH
15/02/2011 12:58:16 CH
Đối với tình trạng đường như ổ gà, ổ voi hiện nay, mới hoàn thành tuần trước, tuần sau đã bị sập như vậy thu tiền bảo trì đường đã hợp lý chưa? Tôi nghĩ Bộ GTVT hãy xem thực tế rồi hãy đưa ra quy định. Nói thật các vị toàn ngồi ô tô đưa đón thì đâu biết dân tình khổ thế nào. Đường xá hư đến đâu?
LINHNGA
LINHNGA
Dân nghèo càng nghèo thêm
14/02/2011 10:12:50 CH
14/02/2011 10:12:50 CH
Lương thì thấp, vật giá thì leo thang, đường xá thì tệ hại, đi té lên té xuống mà lại thu phí, tội nghiệp dân nghèo lắm. Tôi làm quanh năm suốt tháng chỉ dư được khoảng 3 triệu đồng/năm, mà đóng phí bảo dưỡng đường từ 800.000 - 1.200.000 đồng/năm thì quá khổ! Mong nhà nước nghĩ lại!
Hồ Phương Lâm
Hồ Phương Lâm
Thật không hợp lòng dân
14/02/2011 9:49:53 CH
14/02/2011 9:49:53 CH
Đời sống nhân dân đâu có khá giả so với giá cả mặt hàng đang tăng chóng mặt hàng ngày. Với đồng lương 2,5 triệu đồng/tháng mà phải chi phí đủ thứ, nay lại thêm đóng phí bảo trì đường bộ, thật là phi lí. Những người đề xuất phương án trên, sao không tìm hiểu kỹ mức độ sống của toàn xã hội rồi đưa ra lấy ý kiến nhân dân, khi hợp lòng dân thì hãy đề xuất thực hiện, nếu không thì dẹp ngay?
Chúng tôi đề nghị không nên thu phí để tránh gây hoang mang cho người dân.
Trần Văn Ba
Chúng tôi đề nghị không nên thu phí để tránh gây hoang mang cho người dân.
Trần Văn Ba
Xin đừng...
14/02/2011 8:56:36 CH
14/02/2011 8:56:36 CH
Đời sống của những người lao động vốn dĩ đã quá khó khăn. Xin đừng làm cho cuộc sống của mọi người thêm khó khăn nữa. Một chủ trương không hợp tình, hợp lý, không hợp lòng dân sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân.
HUU MINH
HUU MINH
Không hợp lòng dân
14/02/2011 6:40:34 CH
14/02/2011 6:40:34 CH
Tôi nghĩ, một quyết sách đưa ra phải hợp với lòng dân. Rất nhiều ý kiến của bạn đọc không đồng tình với quyết sách trên. Dân ta còn nghèo, mua một chiếc xe gắn máy TQ cũ chỉ 2-3 triệu, có khi chạy ngược chạy xuôi mới đủ tiền mua mà nay lại phải đóng 100 ngàn đồng/tháng thì thật là quá sức đối với họ.
Trần Tới
Trần Tới
Hãy giữ lại!
14/02/2011 5:20:09 CH
14/02/2011 5:20:09 CH
Tôi xin TTO hãy giữ lại mục này thêm vài ngày nữa để người dân có cơ hội lên tiếng. Đọc những bình luận này tôi thấy như thế này mới thật dân chủ. Ước gì kỳ họp HĐND nào mà như thế này chắc nước ta sẽ giàu và mạnh không ngừng.
Hoang Thong
Hoang Thong
Tôi đồng ý
14/02/2011 3:45:01 CH
14/02/2011 3:45:01 CH
Tôi nghĩ 100.000đ mỗi tháng có thể đóng được. Nhà tôi ở QL 27 thuộc huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Chỉ mỗi đoạn 30km mà thi công 2 năm nay chưa xong, cày bới lung tung lại bỏ đó đách đi đâu được. Tôi hỏi vài cán bộ địa phương họ bảo: "Nhà nước hết kinh phí". Thôi ráng làm cho xong đi tui đóng cho mấy ông 200.000đ luôn chứ thế này không sống được chứ nói làm ăn gì!
Lê Trường
Lê Trường
Không hợp lý
14/02/2011 3:25:34 CH
14/02/2011 3:25:34 CH
Nếu một năm 100.000đ/năm thì tôi đồng ý chứ 100.000đ/tháng thì quá bất hộp lý. Hãy nghe dân nói chứ đừng xem xét trên giấy tờ.
lelephant
lelephant
Thấy chóng mặt
14/02/2011 3:17:20 CH
14/02/2011 3:17:20 CH
Nghe xong tin này, thấy chóng mặt quá, nghe xong ước gì đi xe đạp cho lành, mà lành cũng chẳng được, đường xá gì mưa một cái là thôi, ngập cả nửa bánh xe, thu phí làm gì, rồi bảo dưỡng thì không bảo dưỡng, dân càng ngày càng nghèo, tội phạm tăng cao cũng vì thế.
namlam
namlam
Thật quá bức xúc!
14/02/2011 3:11:09 CH
14/02/2011 3:11:09 CH
Phương án thu phí bảo trì đường do Bộ Giao thông vận tải đề xuất thật sự làm cho những cho đất nước Việt Nam vốn dĩ hơn 3/4 dân số là người có thu nhập trung bình và thấp đều phải thêm khó thở. Vốn dĩ lạm phát đang tăng cao, giá cả đang leo thang chóng mặt, người dân dang chịu áp lực cao để có thể duy trì cuộc sống gạo tiền hàng ngày. Có thể Bộ GTVT nghĩ số tiền phí đó không cao, nhưng đối với những người thu nhập thấp thì đó là con số mà thay vì họ phải mua sữa, đóng tiền học phí cho con cái,... họ lại phải chi cho việc bảo trì đuờng sá?
Thanh Nguyen
Thanh Nguyen
Bất hợp lý cho xe moto và xe hơi
14/02/2011 3:08:55 CH
14/02/2011 3:08:55 CH
Chỉ xét riêng về góc độ thu phí các loại xe đã thấy bất hợp lý,người có xe moto thường còn kiếm ăn đóng 120.000đ/tháng còn đối với xe con trên 500 triệu để chạy thường không nghĩ nhiều về miếng ăn hàng ngày mà đóng 180.000đ/tháng. Để góp phần xây dựng giao thông nên tính theo phần trăm giá trị, hoặc tệ lắm cũng theo kg cân nặng/xe cho công bằng chứ. Đề xuất của Bộ GTVT có quá quan liêu không?
Phi Hung
Phi Hung
Đúng là thu phí xe gắn máy là không hợp lý
14/02/2011 2:44:58 CH
14/02/2011 2:44:58 CH
Khi thiết kế kết cấu áo đường ngay cả đến tải trọng trục xe từ 25KN trở xuống (2,5T) cũng không kể đến trong tính toán, giờ bảo xe máy gây hỏng đường phải đóng phì thì kỳ quá!
Diên Nam
Diên Nam
Hãy lắng nghe dân nói
14/02/2011 2:40:29 CH
14/02/2011 2:40:29 CH
Hàng trăm comment phản đối (có thể nói là đại diện cho đại đa số người dân không có điều kiện tiếp xúc mạng Internet), không biết ông bộ GTVT ghé mắt xem qua không?
nguyentuyen
nguyentuyen
Nhìn tới tương lai
14/02/2011 2:31:54 CH
14/02/2011 2:31:54 CH
Nếu không đóng thuế thì nhà nước lấy gì mà quản lí quốc gia. Đóng thuế để cho dân giàu nước mạnh là nghĩa vụ thiên liêng của người dân. Dân mĩ, pháp cũng phải đóng thuế đó thôi. Nhà nước và cán bộ của Sở GTVT đã có kế hoạch năm năm, mười năm. Tại sao những người thiếu hiểu biết cứ bàn luận tùm lum như thế này.
Nguyễn Hiến Trung
Nguyễn Hiến Trung
Giải pháp thu phí đường bộ hiệu quả
14/02/2011 2:29:03 CH
14/02/2011 2:29:03 CH
Tại sao lại phải thu phí đường bộ qua xăng dầu? hay dựng trạm thu phí cố định trên tuyến đường như hiện nay? Tôi có một phí đường bộ như sau: Chúng ta nên thu phí đường bộ khi đăng kiểm lưu hành xe ô tô, chứ không thu qua xăng dầu hay qua trạm thu phí như hiện nay. Sau đây tôi đưa ra các phương án thu phí đường bộ như sau.
Thứ nhất: Phương án thu phí qua xăng dầu: Tất cả mọi người sử dụng xăng dầu không phải mục đích phục vụ ô tô, xe máy lưu hành trên đường bộ, mà họ mua xăng dầu phục vụ máy móc sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và ngư nghiệp nhưng họ lại phải chịu thuế, phí sử dụng đường bộ thì thật là bất hợp lý và gây bất lợi cho họ. theo tôi phương án này không khả thi.
Thứ hai: Phương án thu phí qua trạm thu phí cố định như hiện nay: Để tổ chức một trạm thu phí cố định như hiện nay rất tốn kém, chưa kể chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng nhà cửa máy móc thiết bị thì hành năm nhà nước (Bộ Giao thông vận tải) phải trích từ 15 đến 20% tổng số thu phí cho đơn vị thu phí. Đó là một khoản chi rất lớn, và bất cập ở chỗ : Thu phí như hiện nay thì những xe chạy qua trạm thì mới mất phí còn những xe không chạy qua trạm thu phí thì không mất phí đó là một điều gây bất công: tôi có ví dụ như sau: có 2 doanh nghiệp A và B đều kinh doanh xe buýt với tuyến đường khai thác tuyến đều 60km, nhưng doanh nghiệp A chạy tuyến luôn qua trạm thu phí, còn doanh nghiệp B chạy tuyến không qua trạm thu phí thế là doanh nghiệp A mỗi lần chạy xe qua trạm đều mất 10 ngàn đồng, còn doanh nghiệp B khai thác tuyến không có trạm nên chẳng mất đồng nào phí cả.
Vả lại thu phí như thế này gây chậm trễ, ách tắc giao thông mỗi lần xe qua trạm, mất mỹ quan trên những tuyến đường. gây bấy công cho những người thường xuyên qua trạm. Thứ ba: phương án thu phí sử dụng đường bộ qua công tác đăng kiểm lưu hành xe cơ giới như sau: Hiện nay công tác đăng kiểm lưu hành xe cơ giới là bắt buộc do đó mỗi loại xe cơ giới sử dụng đường bộ Bộ giao thông cần quy định ra mức thu cho mỗi loại xe mỗi tháng ví dụ xe 4 đến 7 chỗ mỗi tháng 50.000đồng/ tháng, khi đi đăng kiểm xe được cấp phép lưu hành 12 tháng thì mức thu là : 50.000đ x 12 tháng = 600.000đồng.
Về phương án thu thì chỉ cần thêm 1 cán bộ đăng kiểm viết phiếu thu hoặc chủ xe đến kho bạc nhà nước nộp tiền và lấy phiếu thu về cơ quan đăng kiểm để lấy thủ tục đăng kiểm. Như thế là 12 tháng chạy xe, chủ xe chỉ nộp tiền 1lần không phải mất thời gian dừng mua vé mất thời gian mỗi khi qua trạm thu phí như hiện nay. Tiết kiệm được hàng tỷ đồng cho mỗi lần đầu tư hiện đại hóa trạm thu phí, bào trì bảo dưỡng trạm thu phí, tiết kiệm 15-20% chi phí cho lực lượng thu phí.
Với phương án được thực hiện, thiết nghĩ chúng ta sẽ có một phương án thu phí đường bộ hợp lý và công bằng không làm thiệt hại cho các cá nhân, tập thể, các tổ chức, doanh nghiệp thiệt thòi khi sử dụng xăng dầu không vào mục đích sử dụng đường bộ, và các cá nhân, tập thể, các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đường bộ đều có mức đóng góp phí sử dụng đường bộ giống nhau chứ không như hiện nay người sử dụng đường bộ nhiều thì đóng ít phí người sử dụng đường bộ ít thì đóng phí nhiều.
Nếu phương án thu phí qua đăng kiểm lưu hành xe cơ giới được áp dụng, thiết nghĩ đây một bước tiến mới cho ngành giao thông đường bộ và gây công bằng cho xã hội để phát triển mạng lưới giao thông đường bộ ngày càng tốt hơn.
Phan Thanh Hoạt
Thứ nhất: Phương án thu phí qua xăng dầu: Tất cả mọi người sử dụng xăng dầu không phải mục đích phục vụ ô tô, xe máy lưu hành trên đường bộ, mà họ mua xăng dầu phục vụ máy móc sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và ngư nghiệp nhưng họ lại phải chịu thuế, phí sử dụng đường bộ thì thật là bất hợp lý và gây bất lợi cho họ. theo tôi phương án này không khả thi.
Thứ hai: Phương án thu phí qua trạm thu phí cố định như hiện nay: Để tổ chức một trạm thu phí cố định như hiện nay rất tốn kém, chưa kể chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng nhà cửa máy móc thiết bị thì hành năm nhà nước (Bộ Giao thông vận tải) phải trích từ 15 đến 20% tổng số thu phí cho đơn vị thu phí. Đó là một khoản chi rất lớn, và bất cập ở chỗ : Thu phí như hiện nay thì những xe chạy qua trạm thì mới mất phí còn những xe không chạy qua trạm thu phí thì không mất phí đó là một điều gây bất công: tôi có ví dụ như sau: có 2 doanh nghiệp A và B đều kinh doanh xe buýt với tuyến đường khai thác tuyến đều 60km, nhưng doanh nghiệp A chạy tuyến luôn qua trạm thu phí, còn doanh nghiệp B chạy tuyến không qua trạm thu phí thế là doanh nghiệp A mỗi lần chạy xe qua trạm đều mất 10 ngàn đồng, còn doanh nghiệp B khai thác tuyến không có trạm nên chẳng mất đồng nào phí cả.
Vả lại thu phí như thế này gây chậm trễ, ách tắc giao thông mỗi lần xe qua trạm, mất mỹ quan trên những tuyến đường. gây bấy công cho những người thường xuyên qua trạm. Thứ ba: phương án thu phí sử dụng đường bộ qua công tác đăng kiểm lưu hành xe cơ giới như sau: Hiện nay công tác đăng kiểm lưu hành xe cơ giới là bắt buộc do đó mỗi loại xe cơ giới sử dụng đường bộ Bộ giao thông cần quy định ra mức thu cho mỗi loại xe mỗi tháng ví dụ xe 4 đến 7 chỗ mỗi tháng 50.000đồng/ tháng, khi đi đăng kiểm xe được cấp phép lưu hành 12 tháng thì mức thu là : 50.000đ x 12 tháng = 600.000đồng.
Về phương án thu thì chỉ cần thêm 1 cán bộ đăng kiểm viết phiếu thu hoặc chủ xe đến kho bạc nhà nước nộp tiền và lấy phiếu thu về cơ quan đăng kiểm để lấy thủ tục đăng kiểm. Như thế là 12 tháng chạy xe, chủ xe chỉ nộp tiền 1lần không phải mất thời gian dừng mua vé mất thời gian mỗi khi qua trạm thu phí như hiện nay. Tiết kiệm được hàng tỷ đồng cho mỗi lần đầu tư hiện đại hóa trạm thu phí, bào trì bảo dưỡng trạm thu phí, tiết kiệm 15-20% chi phí cho lực lượng thu phí.
Với phương án được thực hiện, thiết nghĩ chúng ta sẽ có một phương án thu phí đường bộ hợp lý và công bằng không làm thiệt hại cho các cá nhân, tập thể, các tổ chức, doanh nghiệp thiệt thòi khi sử dụng xăng dầu không vào mục đích sử dụng đường bộ, và các cá nhân, tập thể, các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đường bộ đều có mức đóng góp phí sử dụng đường bộ giống nhau chứ không như hiện nay người sử dụng đường bộ nhiều thì đóng ít phí người sử dụng đường bộ ít thì đóng phí nhiều.
Nếu phương án thu phí qua đăng kiểm lưu hành xe cơ giới được áp dụng, thiết nghĩ đây một bước tiến mới cho ngành giao thông đường bộ và gây công bằng cho xã hội để phát triển mạng lưới giao thông đường bộ ngày càng tốt hơn.
Phan Thanh Hoạt
Sao không thu?
14/02/2011 2:09:15 CH
14/02/2011 2:09:15 CH
Để có tiền thì phải tận thu chứ? Theo tôi tất cả những người tham gia lưu thông không kể người già trẻ nhỏ, không kể người Việt hay người nước ngoài... Cứ thu, ít thôi... chỉ mỗi người 10.000đ/ tháng thì như thế 86 triệu dân ta cũng có 860 tỷ mỗi tháng và mỗi năm cũng được hơn ngàn tỷ? Sao Bộ Giao thông không nghĩ ra nhỉ?
mai lan
mai lan
Tại sao lại thu phí?
14/02/2011 2:04:08 CH
14/02/2011 2:04:08 CH
Tôi không hiểu nỗi là ngành giao thông lại đưa ra ý ttưởng đường bộ thu phí bảo trì, thật là vô lý. Tại sao ngành giao thông lại không nghĩ ra cách gì đó hay hơn và thuyết phục hơn. Bởi lẽ thu phí bảo trì là không thuyết phục: thứ nhất đã thu phí đường bộ qua các trạm, thứ hai chất lượng làm con đường chưa đạt chóng hỏng, thứ ba bộ máy thu và tiền này ai quản và quản lý ra sao sau khi thu nó phải trở lại trên mặt đường. Nếu có ý tưởng thu thì hãy đường cho ra đường. Mong ngành giao thông có tầm nhìn xa một tí.
võ xuân đường
võ xuân đường
Thuế phí
14/02/2011 2:00:44 CH
14/02/2011 2:00:44 CH
Trăm thứ phí kể chi cho hết, phí sửa đường mới thật lạ lùng. Công nhân công ty tôi làm cả tăng ca thu nhập hàng tháng từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng tháng. THuê nhà trọ, thuê giữ con, tiền ăn... các loại phí thuốc men bệnh tật khác nữa và nếu "Phí" này thành hiện thực nữa hai vợ chồng mất thên 160.000đ/ tháng cho 2 xe. Dân nhà giầu thì không đáng là bao. Nghèo nhiều hơn giầu nhiều lắm có ai biết chăng!
Văn Tiến
Văn Tiến
Nên xem lại giá thành ở mỗi km đường nhựa ở Việt Nam!
14/02/2011 1:52:03 CH
14/02/2011 1:52:03 CH
Theo tôi nhà nước không cần phải " truy thu" thuế đối với dân như vậy, nếu nhìn vào sâu hơn chúng ta thấy những km đường ở Việt Nam ta đều thất thoát hàng tỷ đồng do ăn bớt, ăn xén, tham nhũng, giải phóng mặt bằng... nên giá thành của mỗi km đường là cao nhất nhì thế giới, nếu nhà nước tận thu những đồng tiền này tôi nghĩ rằng ai ai cũng đồng lòng, ai ai cũng ủng hộ, chứ đánh thuế kiểu này người chịu thiệt chỉ là dân nghèo, và những người dân ở vùng sâu vùng xa phải đi đường đất, đường lầy lội mà gánh thuế này thì thật không công bằng!
Hồ Quốc Phú
Hồ Quốc Phú
Không quản lý được thì thu
14/02/2011 1:43:52 CH
14/02/2011 1:43:52 CH
Chúng tôi là nông dân phải đóng tiền làm đường không như ở TP nếu đóng phí thì bất hợp lý. Hơn nữa đường do thi công chứ tôi thấy tuyến nào có xe tải chạy thì 1-2 năm là hỏng. Còn đường cấm xe tải 5-10 năm không có vấn đề gì. Vậy sao bắt xe máy nộp phí.
nong dan
nong dan
Quá vô lý
14/02/2011 1:27:21 CH
14/02/2011 1:27:21 CH
Nhà tôi ở Kim Liên, đi làm ở Cầu Giấy cách 7km. Sáng đi hết 20 phút, chiều về hết gần 1 tiếng. Nếu giải quyết được tắc đường để đi và về như nhau thì tôi đồng ý nộp phí. Còn không thì đừng bắt chẹt dân.
Khanh Tuan
Khanh Tuan
Quá khó
14/02/2011 1:01:44 CH
14/02/2011 1:01:44 CH
Đối với những sinh viên nghèo như chúng tôi để có được chiếc xe máy để đi học la cả một vấn đề rồi. Xăng thì ngày càng tăng, một tháng có trung bình 500.000 để chi trả mọi chi phí, giờ lại thêm cả 100.000 phí cầu đường thì thật quá đáng. Xe buýt thì chạy cực kì ẩu, chật cứng và đủ tệ nạn trên đó. Vậy chúng tôi muốn được hoc để xây dựng đất nước này thì quả là khó khăn.
np
np
Bộ có cam kết đường tốt?
14/02/2011 12:57:11 CH
14/02/2011 12:57:11 CH
Tôi đồng ý với việc thu phí bảo trì đường: Nhưng khi tôi không nộp phí hàng tháng thì cơ quan chức năng xử phạt hành chính và truy thu. Vậy Bộ giao thông vận tải có dám cam kết bồi thường thiệt hại khi các loại xe lưu thông mà bị hư hỏng do lỗi cầu đường. Nếu được như vậy thi tôi cho rằng mọi người sẽ đồng ý thôi.
Nguyen Thanh Hung
Nguyen Thanh Hung
Hành dân
14/02/2011 12:55:25 CH
14/02/2011 12:55:25 CH
Trước tiên là thuế thu nhập đã là nổi bức xúc của biết bao người. Tại sao? Phải chăng nó quá bất hợp lý? Người lập ra đã nghiên cứu thấu đáo chưa? Điều chỉnh chưa?
Bây giờ lại đến thuế bảo dưỡng cầu đường. Tôi sẽ đưa ra 1 trường hợp nhé. Thử hỏi, khi làm đường nhà chức trách có nghĩ là sau này sẽ phải cần nâng cấp nữa hay không? để rồi lúc nâng cấp, giải thể mặt bằng, chổ giải thể đền bù được thì làm đường rộng, chổ không giải thể đền bù không được thì đuờng hẹp? Cụ thể là đoạn đường Lê Trọng Tấn, Tân Phú, HCM. hay nhỉ. Trách nhiệm, công việc không ra gì thì làm sao để người dân thấy hài lòng mà nộp tiền, nộp thuế, đúng không? Tôi hy vọng nhà chức trách thật câng nhắc và thấu đáo hơn khi ra thêm thuế này.
Trong
Bây giờ lại đến thuế bảo dưỡng cầu đường. Tôi sẽ đưa ra 1 trường hợp nhé. Thử hỏi, khi làm đường nhà chức trách có nghĩ là sau này sẽ phải cần nâng cấp nữa hay không? để rồi lúc nâng cấp, giải thể mặt bằng, chổ giải thể đền bù được thì làm đường rộng, chổ không giải thể đền bù không được thì đuờng hẹp? Cụ thể là đoạn đường Lê Trọng Tấn, Tân Phú, HCM. hay nhỉ. Trách nhiệm, công việc không ra gì thì làm sao để người dân thấy hài lòng mà nộp tiền, nộp thuế, đúng không? Tôi hy vọng nhà chức trách thật câng nhắc và thấu đáo hơn khi ra thêm thuế này.
Trong
Xin được hỏi
14/02/2011 12:52:17 CH
14/02/2011 12:52:17 CH
Xin được hỏi Bộ GTVT sau khi thu phí bảo trì đường được thực thi, thì những con đường ổ gà, ổ voi, những con đường sông nước mênh mông sau khi mưa lớn trút xuống, đường đất đỏ sình lầy, đường ruộng độc đạo... sẽ được xóa bỏ thay vào đó là những con đường trãi nhựa bằng phẳng đẹp rộng rãi thênh thang có phải không? Nếu đúng là như vậy thì tôi là người đầu tiên xung phong đóng tiền thu phí "Bảo trì đường". Còn ngược lại thì xin đừng làm khổ dân nữa!
bạn đọc
bạn đọc
Chỉ làm tăng lạm phát mà thôi
14/02/2011 12:46:41 CH
14/02/2011 12:46:41 CH
Tôi thấy nếu nhà nước ta áp dụng luật thu phí đường bộ mới này thì chỉ làm tăng lạm phát của VN lên mà thôi. Đơn giản nhất là giá cả sẽ tăng một cách chóng mặt và thật là khó để kiềm chế nó. Lúc đó thì đồng tiền VN chẳng có giá trị gì cả,ta nên chuyển sang xài đô hay ơ cho chắc ăn.
Phạm Bằng
Phạm Bằng
Nên tập trung vào việc kiểm tra chất lượng thi công công trình giao thông
14/02/2011 12:24:18 CH
14/02/2011 12:24:18 CH
Tôi thấy việc thu phí này là chưa hợp lý. Bộ giao thông vận tải nên nghĩ đến việc thanh tra chất lượng các công trình xây dựng giao thông thì hơn và sử dụng có hiệu quả. Vì mỗi công trình giao thông nào đó gây thất thoát nhiều tiến thuế của dân rồi. Bộ giao thông không chịu nghĩ ra làm sao cách làm sao để hạn chế việc thất thoát tiền của dân mà nghĩ đến việc thu phí thì dể dàng quá. Làm sao cho dân nghèo đỡ khổ đây.
Lê văn Tám
Lê văn Tám
Quá vô lý
14/02/2011 12:22:05 CH
14/02/2011 12:22:05 CH
Trên thực tế ngay tại TP.HCM đường xe hơi đi bao giờ cũng được quan tâm trải thảm nhựa, còn đường xe máy đi thì luôn có ổ voi, ổ gà, ngập nước, đường thì luôn nhỏ hẹp nên kẹt xe thường xuyên, xe ô tô thì được đi vào đường xe máy, còn xe máy thì chỉ được đi đúng phần đường... nhìn vào đường xa lộ Hà nội thì thấy rõ nhất.
Nếu thu phí như vậy liệu Bộ trưởng giao thông có dám cá cược đảm bảo đường giao thông sẽ đẹp và an toàn hay không?
HOÀNG
Nếu thu phí như vậy liệu Bộ trưởng giao thông có dám cá cược đảm bảo đường giao thông sẽ đẹp và an toàn hay không?
HOÀNG
Xin hãy lắng nghe và thấu hiểu lòng dân.
14/02/2011 12:18:27 CH
14/02/2011 12:18:27 CH
Trước hết, xin cảm ơn TTO đã cho đăng đàn mục này, và cũng như bao bạn đọc khác trong diễn đàn này, tôi cũng có qaun điểm bất bình với phương án thu phí giao thông này của cái "ông" Bộ GTVT. Gia đình tôi vợ chồng đều là công nhân, đồng lương có hạn, phải nuôi 2 con và 2 mẹ già ốm đau bệnh tật, hàng tháng phải chi phí đủ thứ, giá cả thì mỗi ngày mỗi giá, tối đi làm về, 2 vợ chồng phải bàn bạc bữa sáng mai ăn gì, trưa cho 2 mẹ ăn gì, chiều cả nhà về ăn gì, thôi thì đủ thứ phải chi, nếu tính toán chi li may mới đủ trang trải.Phương tiện đi lại chủ lực là xe gắn máy, nay cháu lớn vào Đại học, mới mua cho cái cái xe máy nữa là 3 cái, mà bị đóng phí bình quân 130.000đ/tháng x3 =390.000đ,ôi thật là đau xót! trong lúc chúng tôi đang bức xúc việc bị thu thuế thu nhập cá nhân tiền thưởng tết chưa kịp lên tiếng, giờ lại thêm vụ thu phí này, còn bao nhiêu khoản thu nữa đã, đang và sẽ bổ lên đầu chúng tôi đây?
Ngọc Hồi
Ngọc Hồi
Rất hợp lý nếu ...
14/02/2011 12:12:48 CH
14/02/2011 12:12:48 CH
Theo Tôi thu phí đường bộ là lẽ thường tình và hợp lý thôi nếu ... đường bộ được làm hoàn chỉnh không còn ổ voi, ổ gà và tất cả đường đất ở mọi nơi được tráng nhựa. Chứ nghĩ thu tiền mà đường đất đỏ bụi mù, ổ voi, ổ gà thì thu phí làm sao?
Đinh Cao Sơn
Đinh Cao Sơn
Tôi đã nộp thuế rất cao!
14/02/2011 12:09:13 CH
14/02/2011 12:09:13 CH
Hiện nay, mỗi năm tôi phải nộp thuế thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Cộng thêm đủ thứ thuế và lệ phí gián tiếp khác thì chắc cỡ phải 20 triệu/năm cho Nhà nước. Số đó đâu phải là ít? Nhà nước dùng tiền thuế đó để làm gì? Khi mà hàng ngày xe của tôi vẫn phải cán đinh? Đi đường vẫn bị kẹt xe, ngập nước, vẫn phải chịu đựng những con đường vỉa hè bị lấn chiếm, đầy rác...? Tôi cũng giải thích thêm rằng, để có thu nhập đủ cao để đóng thuế thu nhập ấy tôi đã phải làm việc trung bình 15g/ngày, gấp đôi giờ làm việc của một Công chức Nhà nước bình thường! Mặc dù thu nhập cỡ vậy mà tôi vẫn chưa mua nổi một căn hộ cho ra hồn tại TP.HCM này.
Long
Long
Phí là nghĩa vụ đương nhiên nếu người dân hưởng tiện ích tương xứng!
14/02/2011 11:59:16 SA
14/02/2011 11:59:16 SA
Ăn bánh trả tiền, đi qua cầu đường trả phí là lẽ thường tình nhưng đồng tiền người dân bỏ ra phải đổi lại sự tiện ích và tương xứng với giá trị đồng tiền. Đóng phí cầu đường 100.000 đồng mà đi trên những con đường lầy lội, đầy ổ gà, thi công cẩu thả thì hỏi người dân có thỏa mãn hay không? Đây là bài toán các nhà quản lý cần xem lại, các loại thuế công ích, xổ số kiến thiết lợi ích những khoản thu khác đã có thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rồi có nhất thiết phải thu phí cầu đường, lập trạm thu phí con đường mà đang ngổn ngang đất đá, ổ gà và khi tai nạn xảy ra do mặt đường không đảm bảo chất lương thì ai là người đền bù cho người dân.
Ho Nguyen
Ho Nguyen
Quá cao!
14/02/2011 11:53:34 SA
14/02/2011 11:53:34 SA
Những người làm công nhân như chúng tôi phải chắt chiu từng đồng lương ít ỏi để cầm cự với cuộc sống mà thứ gì cũng tăng giá. Thậm chí làm việc quần quất cả năm trời cũng không dư ra được 1 triệu đồng về quê ăn Tết mà giờ phải đóng phí xe 1,2triệu đồng/năm. Mong nhà chức trách cân nhắc kỹ.
Tran Thi Thanh Tam
Tran Thi Thanh Tam
Lại đùn đẩy khó khăn cho người nghèo
14/02/2011 11:43:52 SA
14/02/2011 11:43:52 SA
Tôi thực sự bị sốc khi đọc biết Bộ GTVT chuẩn bị trình phương án thu phí bảo trì đường bộ. Đường sá hư hỏng phần lớn là do các loại xe tải nặng, xe chở quá tải gây nên chứ các phương tiện xe máy thì rất ít khả năng gây hư hỏng được. Trong khi mức đề xuất đối với xe máy lại quá cao đồi với những người có thu nhập thấp. Không biết Bộ GTVT có còn nghĩ ra được điều gì hay hơn không chứ cứ nghĩ ra những chuyện làm cho người nghèo ngày càng nghèo, càng khổ.
Dương Hoàng Nguyên
Dương Hoàng Nguyên
Bao giờ hàng hóa VN cạnh tranh với các nước?
14/02/2011 11:40:31 SA
14/02/2011 11:40:31 SA
Tôi cho rằng việc thu phí xe máy trên 100.000đ/tháng là không hợp lý. Thu phí kiểu này chẳng khác gì hình thức tận thu. Cước phí vận tải của VN thuộc loại cao trên thế giới. Hàng hóa của ta sản xuất mấy năm gần đây chất lượng tốt nhưng không cạnh tranh nổi vì nó gánh trên mình rất nhiều phí và mức phí ngày càng tăng như: điện, giá xăng dầu, phí vận chuyển. Bao giờ hàng hóa VN mình cạnh tranh và có chỗ đứng trên thế giới đây? Nếu không bán được thì đời sống người dân càng lao đao hơn và cuộc sống túng thiếu phải gánh thêm các khoản thu do các ngành tự ý "đẻ" ra!
Đàm Thị Xuân Uyên
Đàm Thị Xuân Uyên
Lại thu phí
14/02/2011 11:37:49 SA
14/02/2011 11:37:49 SA
Cầu đường thì thường xuyên hư hỏng các loại hố tử thần thì xuất hiện liên tục, vậy mà đòi thu phí mà không biết ngại sao?
Hai
Hai
Thật quá đáng
14/02/2011 11:36:44 SA
14/02/2011 11:36:44 SA
Còn gì để nói nữa bây giờ, trong khí Quốc hội kỳ rồi đã bác dự án đường sắt cao tốc, nhưng đầu năm dương lịch Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải khẳng định vẫn phải làm, trong khi hàng loạt các đường sắt cao tốc trên thế giớ họat động không hiệu quả, mới đây là đường sắt cao tốc Trung Quốc, tại sao phải làm cái điều mà người có thẩm quyền đã bác mà bây giờ vẫn tìm cách làm lại? Giờ lại thu phí bảo trì đường, Bộ giao thông có dành thời gian, nhân lực để nghiên cứu không?
Bạn đọc
Bạn đọc
Vì dân?
14/02/2011 11:26:24 SA
14/02/2011 11:26:24 SA
Không một nơi nào trên thế giới mà người tham gia giao thông lại chịu nhiều phí như ở VN (so sánh giữa thu nhập và chi phí). Hầu hết các khâu quản lý trong GTVT từ bằng lái, kiểm định lưu hành... đều có rất nhiều tiêu cực. Chất lượng đường xá xuống cấp trầm trọng và mau hư hỏng là hậu quả phết phẩy của bên A đến Z. Nắng bụi mưa lầy, thành phố thì kẹt xe, quốc lộ tỉnh lộ thì tắc đường triền miên. Tai nạn đường sắt đường bộ thì tăng không giảm. Thật ảm đạm. Giờ thì phí chồng phí trong hoàn cảnh kinh tế lạm phát rồi thì điện nước xăng dầu thi nhau tăng giá người dân đã khó càng khó khăn hơn.
satran
satran
Gánh nặng đầu năm
14/02/2011 11:25:50 SA
14/02/2011 11:25:50 SA
Trong tuần đầu tiên của năm mới Tân Mão, báo Tuổi Trẻ đã có những thông tin đáng lưu ý:
1. Giá điện tăng bắt đầu từ tháng 3-2011.
2. Thu phí bảo trì đường bộ 3. Giá USD và vàng đều tăng.
Sau mỗi độ Tết đến xuân về, cuộc sống người dân lại thêm khó khăn do vật giá thị trường tăng, cộng thêm cả ba việc này sẽ làm cho gánh nặng càng thêm chồng chất. Đồng ý rằng chất lượng đường bộ hiện nay tại TP.HCM quá kém: hố tử thần, ngập lụt, kẹt xe triền miên, lô cốt... nhưng nhìn lại nguyên nhân bắt đầu từ đâu? Phải chăng do cách quản lý yếu kém, ăn bớt rút ruột công trình, xe tải và taxi thay nhau cày xới mặt đường...
Người dân có ai muốn bị sập hố tử thần, bị kẹt xe, bị vấp hố ga dẫn đến chết người vì phải đi chung đường với xe tải, phải dắt bộ xe máy trên con đường ngập lụt đến đầu gối suốt vài tiếng đồng hồ? Nay việc khắc phục hiện trạng trên của Bộ GTVT không xuất phát từ việc cải thiện cung cách quản lý, siết chặt kiểm tra giám sát mà tận thu những đồng tiền từ túi tiền eo hẹp của người dân thì quá bất hợp lý. Đến bao giờ thì thuế thu nhập cá nhân dễ thở hơn, lương cơ bản tăng, vật giá thị trường được ổn định, giá điện nước giảm và không có thêm lọai phí gì nữa?
Khánh
1. Giá điện tăng bắt đầu từ tháng 3-2011.
2. Thu phí bảo trì đường bộ 3. Giá USD và vàng đều tăng.
Sau mỗi độ Tết đến xuân về, cuộc sống người dân lại thêm khó khăn do vật giá thị trường tăng, cộng thêm cả ba việc này sẽ làm cho gánh nặng càng thêm chồng chất. Đồng ý rằng chất lượng đường bộ hiện nay tại TP.HCM quá kém: hố tử thần, ngập lụt, kẹt xe triền miên, lô cốt... nhưng nhìn lại nguyên nhân bắt đầu từ đâu? Phải chăng do cách quản lý yếu kém, ăn bớt rút ruột công trình, xe tải và taxi thay nhau cày xới mặt đường...
Người dân có ai muốn bị sập hố tử thần, bị kẹt xe, bị vấp hố ga dẫn đến chết người vì phải đi chung đường với xe tải, phải dắt bộ xe máy trên con đường ngập lụt đến đầu gối suốt vài tiếng đồng hồ? Nay việc khắc phục hiện trạng trên của Bộ GTVT không xuất phát từ việc cải thiện cung cách quản lý, siết chặt kiểm tra giám sát mà tận thu những đồng tiền từ túi tiền eo hẹp của người dân thì quá bất hợp lý. Đến bao giờ thì thuế thu nhập cá nhân dễ thở hơn, lương cơ bản tăng, vật giá thị trường được ổn định, giá điện nước giảm và không có thêm lọai phí gì nữa?
Khánh
Người Việt Nam quá giàu có?
14/02/2011 11:21:49 SA
14/02/2011 11:21:49 SA
Tôi là người ít hiểu biết và trình độ thấp kém nhưng cũng xin mạm muội đôi điều. Có lẽ là người Việt Nam ta quá giàu có để sẵn sàng đóng đủ mọi loại phí của nhà nước đặt ra, mỗi năm nhẩm sơ tôi cũng đã phải đóng bao nhiêu tiền phí qua xăng dầu, giờ lại phải đóng thêm những phí ma tôi thấy trừu tượng quá mà không thể hiểu.đành rằng là đường xá đẹp đẽ mà phải đóng phí còn đỡ đau lòng.
Trong khi đó tôi đã từng bị tai nạn giao thông nhiều lần vì ổ voi ổ gà. Mới năm ngoái đã rộ lên phí thu xe vào trung tâm, đã bị dư luận và người dân phản đối kịch liệt, giờ lại đặt ra những loại phí khác từ trên trời rơi xuống. Không biết là những người đặt ra dự án này có còn biết xấu hổ? Liệu họ có hiểu được cuộc sống của dân nghèo thực sự là thế nào trong những thời gian gần đây khi giá cả thị trường không ngừng tăng cao? Nếu những lạm phát, những tham nhũng mà do dân nghèo gây ra thì chung tôi xin đóng tất cả các loại phí mà nhà nước đặt ra.
nguyễn Tuấn Anh
Trong khi đó tôi đã từng bị tai nạn giao thông nhiều lần vì ổ voi ổ gà. Mới năm ngoái đã rộ lên phí thu xe vào trung tâm, đã bị dư luận và người dân phản đối kịch liệt, giờ lại đặt ra những loại phí khác từ trên trời rơi xuống. Không biết là những người đặt ra dự án này có còn biết xấu hổ? Liệu họ có hiểu được cuộc sống của dân nghèo thực sự là thế nào trong những thời gian gần đây khi giá cả thị trường không ngừng tăng cao? Nếu những lạm phát, những tham nhũng mà do dân nghèo gây ra thì chung tôi xin đóng tất cả các loại phí mà nhà nước đặt ra.
nguyễn Tuấn Anh
Ai sẽ quản lý và chịu trách nhiệm?
14/02/2011 11:02:31 SA
14/02/2011 11:02:31 SA
Ai sẽ quản lý và chịu trách nhiệm việc sử dụng và chất lượng sử dụng tiền từ nguồn thu này. Nếu đường không đảm bảo đúng chất lượng thi công thì nhà nước có đền bù cho người bị thu "oan" không.
Nguey TD
Nguey TD
Giá thành cao hơn sao chất lượng công trình thấp hơn?
14/02/2011 10:38:34 SA
14/02/2011 10:38:34 SA
Đồng ý thôi. Nhưng phải công bằng. Đó là tại sao chất lượng cầu đường kém lại chưa "đánh" các công ty cầu đường trước mà đi "đánh" nhân dân trước. Ở các nước công trình xây dựng cả trăm năm chưa hư hỏng, sao ở VN chất lượng quá kém trong khi giá thành cao hơn. Nên trả lời câu hỏi này trước.
Đặng Xuân Tấn
Đặng Xuân Tấn
Cần thu phí đúng đối tượng
14/02/2011 10:31:29 SA
14/02/2011 10:31:29 SA
Theo tôi nếu thu phí xe gắn máy là không thuyết phục một chút nào, vì đường xuống cấp không phải do xe gắn máy gây ra. Ai ai cũng hiểu vấn đề là do ai và vì đâu thì tại sao không giải quyết và khắc phục ngay vấn đề đó. Mong các nhà chức trách hãy giải quyết vấn đề cho hợp tình và hợp lý.
Phan Tú Oanh
Phan Tú Oanh
Bất bình
14/02/2011 10:26:46 SA
14/02/2011 10:26:46 SA
Tôi thật sự cảm thấy bất bình. Mỗi ngày trôi qua là giá cả lại tăng lên nhưng đồng lương thì lại hạn hẹp. Sao chính phủ không tìm ra cách gì hỗ trợ cho dân đi mà cứ bắt người dân phải đóng thuế. Sao không làm cho giá cả ngừng leo thang, giá vàng, giá đô la không bị tăng giá... nếu chỉ cần nhà nước ta làm cho đời sống người dân bớt khó khăn với giá cả bình ổn thì dù có đóng thuế thì người dân vẫn cảm thấy xứng đáng và vui vẻ chứ không bức xúc và bất bình như thế này.
Phan Nguyễn
Phan Nguyễn
Xem lại năng lực quản lý
14/02/2011 10:20:28 SA
14/02/2011 10:20:28 SA
Bộ giao thông vận tải chuẩn bị trình chính phủ phương án thu phí bảo trì đường bộ. Thu phí để phục vụ công tác bảo trì sửa chữa là tốt nhưng khi đưa ra phương án lại không có tính thuyết phục, không hợp lý. Không biết bộ phận sọan thảo luật có phải không đủ năng lực hay là biết nhưng vẫn soạn ra để trình chính phủ. Nếu không đủ năng lực thì không nên ở vị trí đó lãnh lương nhà nước, còn nếu biết mà vẫn trình chính phủ thì quá xem thường chính phủ. Bộ GTVT cần nên xem lại nhân sự sọan thảo, nên thống nhất lựa chọn phương án phù hợp tối ưu nhất.
MINH KHOA
MINH KHOA
Lại thu phí
14/02/2011 10:10:16 SA
14/02/2011 10:10:16 SA
Đây là khoản phí có đối tượng phải thu rất rộng lớn, có liên quan đến phần lớn người dân, do đó, theo tôi phải cân nhắc khi thực hiện. Đơn giản, cần giải quyết các vấn đề sau trước khi áp dụng thu loại phí này:
1- Hiện nay, kinh phí bảo trì đường lấy từ nguồn nào và việc sử dụng nó có hiệu quả chưa: đường xá có đảm bảo chất lượng, an toàn cho sự đi lại của người dân chưa? Đường xá có ngon lành chưa mà đòi thu phí?
2- Đảm bảo tính công bằng trong mức thu phí hay chưa?
3- Việc thực hiện thu phí bảo trì đường có dẫn đến việc là đường xá sẽ ngon lành hơn hiện nay không? Tóm lại, cái gì cũng thu nhưng chưa chắc làm tốt hơn hiện tại thì có nên thu loại phí này?
Thanh
1- Hiện nay, kinh phí bảo trì đường lấy từ nguồn nào và việc sử dụng nó có hiệu quả chưa: đường xá có đảm bảo chất lượng, an toàn cho sự đi lại của người dân chưa? Đường xá có ngon lành chưa mà đòi thu phí?
2- Đảm bảo tính công bằng trong mức thu phí hay chưa?
3- Việc thực hiện thu phí bảo trì đường có dẫn đến việc là đường xá sẽ ngon lành hơn hiện nay không? Tóm lại, cái gì cũng thu nhưng chưa chắc làm tốt hơn hiện tại thì có nên thu loại phí này?
Thanh
Quá đắt
14/02/2011 9:42:45 SA
14/02/2011 9:42:45 SA
Theo phương án trên, chưa kể phí ô tô, chỉ riêng xe máy đã đóng khoảng 100.000đ/ tháng. Mức này nghe qua thì thấy cũng kha khá, chưa cao ngất. Nhưng nếu xem kỹ lại, tức là mỗi người sở hữu xe máy mỗi năm dù có chạy đi trên đường hay không, chạy bao nhiêu Km vẫn phải đóng phí 1.200.000 đồng, hơn cả lương tối thiểu. Trong khoảng 5 năm sau khi mua xe thì số tiền đóng phí cao hơn cả giá trị xe (nếu mua xe khoảng 10 triệu - 12 triệu, chạy sau 5 năm bán được khoảng 5,5 triệu, nhưng đóng phí 6 triệu). Như vậy, chưa tính đủ thứ thuế, phí thu trên xăng dầu, thuế bảo vệ môi trường... thì mức thu này là quá "khủng". Không thể chấp nhận được!
Lê Nam
Lê Nam
Sao không thấy có phương án nào giảm thuế?
14/02/2011 9:42:35 SA
14/02/2011 9:42:35 SA
Làm phương án gì dân cũng phải đóng tiền.in hỏi tiền thuế của dân đóng đâu rồi và sau này sẽ còn bao nhiêu thuế mà dân phải đóng nữa? Sao không thấy có phương án nào giảm thuế vậy chỉ toàn là tăng thuế không à?
đặng đức nhựt
đặng đức nhựt
Qúa đắt
14/02/2011 9:38:13 SA
14/02/2011 9:38:13 SA
Theo phương án trên, chưa kể phí ô tô, chỉ riêng xe máy đã đóng khoảng 100.000 đ/ tháng. Mức này nghe qua thì thấy cũng kha khá, chưa cao ngất. Nhưng nếu xem kĩ lại, tức là mỗi người sở hữu xe máy mỗi năm dù có chạy đi trên đường hay không, chạy bao nhiêu Km vẫn phải đóng phí 1.200.000 đồng, hơn cả lương tối thiểu. Trong khoảng 5 năm sau khi mua xe thì số tiền đóng phí cao hơn cả giá trị xe (nếu mua xe TQ khoảng 10 triệu - 12 triệu, chạy sau 5 năm bán được khoảng 5,5 triệu, nhưng đóng phí 6 triệu). Như vậy, chưa tính đủ thứ thuế, phí thu trên xăng dầu, thuế bảo vệ môi trường... thì mức thu này là quá "khủng". Không thể chấp nhận được.
Lê Nam
Lê Nam
Thu phí xe mô tô
14/02/2011 9:37:52 SA
14/02/2011 9:37:52 SA
Tôi là người dân lao động làm công thuê hằng ngày, dành dụm mua được xe gắn máy hầu như rất ít sử dụng, chỉ vào dịp lễ tết, giỗ chạp mới sử dụng một lần, hằng ngày đi làm chỉ sử dụng xe đạp vừa khỏe người và đỡ tốn chi phí, mà nay lại đóng thêm phí bảo dưỡng đường bộ thì nghe vô lý quá vì tôi có sử dụng xe gắn máy đâu, mà xe tôi đâu nặng đến mức làm hư đường đâu mà phải đóng phí, theo tôi nên thu phí qua xăng dầu thì nghe hợp lý hơn vì khi xe lăn bánh là phải mua xăng.
Nguyễn Vinh Quang
Nguyễn Vinh Quang
Thu phí bảo trì nên tính toán khoa học hơn?
14/02/2011 9:36:02 SA
14/02/2011 9:36:02 SA
Theo biểu thu phí mà Tuổi Trẻ đăng thì số thu phải là 43.454 tỷ, chứ không phải trên 7.700 tỷ, đây là con số kinh khủng? Cách tính toán để thu không thuyết phục vì: con đường bị phá hỏng do các nguyên nhân: tải trọng xe; xe đi nhiều hay ít; thời tiết (nắng,mưa,lũ lụt..); và cả việc thi công chưa đúng thiết kế. Nếu lấy tải trong xe và mức độ đi làm tiêu chuẩn (các nguyên nhân khác chia đều cho các loại phương tiện) thì mức thu này rất bất hợp lý ở chỗ: một xe kinh doanh, chạy thường xuyên với tải trọng lớn thì mức đóng góp phải nhiều hơn xe khác. Xe tải có trọng lượng (2 tấn) gấp >13 lần trọng lượng xe moto <100>
Vũ Hà
Vũ Hà
Không hợp lý
14/02/2011 9:18:10 SA
14/02/2011 9:18:10 SA
Trước đây thu phí qua xăng dầu là vô cùng hợp lý, nay nếu thấy như vậy chưa đủ thì có thể tăng thêm với điều kiện là phải có luận chứng kinh tế thuyết phục. Nhà tôi có 1 oto và 2 xe máy. Đi làm thì chỉ đi bộ 5 phút nên thực tế sử dụng rất ít, nay bắt chúng tôi đóng góp theo đầu xe quả thật rất vô lý, trên đất nước này còn rất nhiều gia đình như vậy. Hãy xem xét nguyên nhân chính làm hỏng cầu đường chúng ta sẽ chỉ rõ đối tượng cần phải nộp thêm lệ phí:
- Xe tải hạng nặng lại còn quá tải
- Xe khách Nếu chỉ có xe máy và oto con lưu thông chắc chắn đường bộ còn lâu mới hỏng. T
hiết nghĩ những người làm việc ở Bộ GTVT đã được lựa chọn từ những cá nhân xuất sắc chắc chắn không thể đưa ra những đề xuất kiểu không hợp lý như vậy...
Nhất Nam
- Xe tải hạng nặng lại còn quá tải
- Xe khách Nếu chỉ có xe máy và oto con lưu thông chắc chắn đường bộ còn lâu mới hỏng. T
hiết nghĩ những người làm việc ở Bộ GTVT đã được lựa chọn từ những cá nhân xuất sắc chắc chắn không thể đưa ra những đề xuất kiểu không hợp lý như vậy...
Nhất Nam
Còn phát sinh thêm bao nhiêu phí giao thông nữa?
14/02/2011 9:12:42 SA
14/02/2011 9:12:42 SA
Mỗi lần đi xe khách qua mỗi tỉnh là biết bao nhiêu trạm thu phí giao thông rồi, rồi các khoản phí được tính vào giá xăng dầu, các khoản phải chi cho mấy chú công an đứng chốt, qua mỗi tỉnh thì mấy chốt công an như vậy, quá tải thì chi nặng thêm một tí là qua trạm ngay ấy mà. Bây giờ lại thêm khoản phí giao thông mới mà mấy ông giao thông chưa tính ra cách thu như thế nào cho hợp lí?
Tất cả mọi người tham gia, dù nhiều hay ít cũng bị tận thu hết. Đó là chính sách chung mà! Riêng khoản đường xá thì khỏi phải lo nhiều. Nay ông điện đào lên để ngầm hóa dây điện, ngày mai sẽ có ông thoát nước, ngày mốt sẽ có ông chạy cáp ngầm và ngày kia sẽ có nhà cung cấp nước. Nên phải tự tìm đường mà chạy thôi. Trong nội thành các bác chạy không xong thì các bác ra ngoại thành chay đua với máy anh xe tải và container quá tải đang ngày ngày cày đường, có như vậy thì ngành giao thông mới có việc để làm. Nếu không các anh giao thông này phải đi lên rừng núi để xây mấy cây cầu bắt qua sông cho học sinh thì khổ lắm. Thiết nghĩ phải thu phí dành cho người đi bộ nữa thì mới công bằng.
Vo Anh Tuan
Tất cả mọi người tham gia, dù nhiều hay ít cũng bị tận thu hết. Đó là chính sách chung mà! Riêng khoản đường xá thì khỏi phải lo nhiều. Nay ông điện đào lên để ngầm hóa dây điện, ngày mai sẽ có ông thoát nước, ngày mốt sẽ có ông chạy cáp ngầm và ngày kia sẽ có nhà cung cấp nước. Nên phải tự tìm đường mà chạy thôi. Trong nội thành các bác chạy không xong thì các bác ra ngoại thành chay đua với máy anh xe tải và container quá tải đang ngày ngày cày đường, có như vậy thì ngành giao thông mới có việc để làm. Nếu không các anh giao thông này phải đi lên rừng núi để xây mấy cây cầu bắt qua sông cho học sinh thì khổ lắm. Thiết nghĩ phải thu phí dành cho người đi bộ nữa thì mới công bằng.
Vo Anh Tuan
Không hiểu
14/02/2011 8:58:29 SA
14/02/2011 8:58:29 SA
Tôi là sinh viên, trong tuần tôi đi học 3 ngày bằng xe buýt và 2 ngày bằng xe gắn máy, chi phí một tháng cho phương tiện đi học của tôi là 60.000đ cho xe buýt (vé tháng) và 80.000đ cho xe máy (xăng) vì học nhiều nơi nhiều môn nên tôi không thể đi xe buýt 100% phải có xe máy kèm theo cho linh hoạt, như vậy là tiết kiệm hết mức. Tính sơ trong 1 tháng tôi phải chi 140.000đ cho đi lại, giờ đóng phí xe máy kiểu này tôi không biết mình sẽ chọn phương tiện nào cho hiệu quả.
tran Duy
tran Duy
phương án thu phí xe hai bánh thiếu thuyết phục
14/02/2011 8:46:55 SA
14/02/2011 8:46:55 SA
Bộ giao thông vận tải chuẩn bị trình chính phủ phương án thu phí bảo trì đường bộ , trong đó có xe hai bánh từ 80 đến100 ngàn/tháng là bất hợp lý và không công bằng ,trong khi phương tiện gây hư hỏng cầu đường là do xe quá tải gây ra, thi công cẩu thả ,rút ruột công trình tràn lan ai cũng biết ?. Trách nhiệm thuộc về nhà quản lý mà cụ thể là ngành giao thông vận tải, nay để tìm kinh phí bù đắp cho lối làm ăn tắc trách quan liêu, những người có trách nhiệm tham mưu cho chính phủ lại nhắm vào đối tượng là xe hai bánh với số đông mà đa phần là công nhân,viên chức có thu nhập thấp,phương án từ đầu đã bộc lộ tính thiếu khả thi và sự bất lực của nhà điều hành và quản lý hệ thống cầu đường bộ quốc gia.
Qua vụ tai nạn tàu hoả thảm khốc tại cầu Ghềnh mùng 4 tết ,thử hỏi có bao giờ Bộ giao thông vận tải nghĩ đến việc tách cầu đường bộ và đường sắt hay chưa ?. Những cây cầu đường sắt do người Pháp xây dựng từ hàng trăm năm nay chỉ để phục vụ cho 20 triệu dân ,nay dân số đã hơn 80 triệu mà vẫn vô tư xử dụng ,nay tai nạn xảy ra trách nhiệm đỗ lên đầu những nhân viên gác chắn gác cầu ,xét cho cùng họ cũng chỉ là những nạn nhân của cung cách quản lý yếu kém và vô trách nhiệm .Trong vụ tai nạn nầy trách nhiệm cao nhất thuộc về nhà quản lý là Bộ giao thông vận tải chớ không ai khác.
Nhật Thiện
Qua vụ tai nạn tàu hoả thảm khốc tại cầu Ghềnh mùng 4 tết ,thử hỏi có bao giờ Bộ giao thông vận tải nghĩ đến việc tách cầu đường bộ và đường sắt hay chưa ?. Những cây cầu đường sắt do người Pháp xây dựng từ hàng trăm năm nay chỉ để phục vụ cho 20 triệu dân ,nay dân số đã hơn 80 triệu mà vẫn vô tư xử dụng ,nay tai nạn xảy ra trách nhiệm đỗ lên đầu những nhân viên gác chắn gác cầu ,xét cho cùng họ cũng chỉ là những nạn nhân của cung cách quản lý yếu kém và vô trách nhiệm .Trong vụ tai nạn nầy trách nhiệm cao nhất thuộc về nhà quản lý là Bộ giao thông vận tải chớ không ai khác.
Nhật Thiện
Khó khăn cho cuộc sống của dân quá
14/02/2011 8:45:42 SA
14/02/2011 8:45:42 SA
Việc áp dụng thu phí cho xe máy thật sự không hợp lý. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của các anh chị em đã nêu trên. Mong những người quản lý xem lại cuộc sống của dân hiện tại. Một người làm công ăn lương hiện tại đã đóng biết bao nhiêu các khoản phí và thuế. Giờ tự nhiên lại nghĩ ra thêm "phí bảo trì đường" mà đối tượng chịu phí còn có cả xe máy, trong khi đường xá VN hiện tại quá xấu. Xin quý vị trước nghĩ ra phí gì hãy nghĩ đến người dân nhé.
Phuong
Phuong
Thu phí cầu đường không hợp lý
14/02/2011 8:37:17 SA
14/02/2011 8:37:17 SA
Việc thu phí bảo trì cầu đường theo tôi chưa hợp lý nhất là đối với bà con nông dân vùng sâu vùng xa, xe có khi một tháng sử dụng một vài lần chưa nói đến đường sá thì đầy "ổ voi" chưa lần nào duy tu sửa chữa. Mong xem xét lại.
Trần Văn Tám
Trần Văn Tám
Tùy tiện và yếu kém
14/02/2011 8:33:41 SA
14/02/2011 8:33:41 SA
Chất lượng đường sá quá kém, trạm thu phí mọc lung tung, các loại phí thu tùy tiện... Những điều này cho thấy một thực tế là: Hạ tầng giao thông phản ảnh trung thực về năng lực quản lý của các cơ quan quản lý!
Lưu Minh Hòa
Lưu Minh Hòa
Ý kiến
14/02/2011 8:28:14 SA
14/02/2011 8:28:14 SA
Hiện nay chúng ta ngày càng nhiều loại phí: Nào là phí xăng dầu, bây giờ chuẩn bị đến phí môi trường, bây giờ đề cập đến phí bảo trì đường. Theo tôi các cơ quan chức năng nên nghiên cứu, xem xét sử dụng nguồn vốn hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích để giảm bớt các loại phí tránh giá cước vận tải tăng thêm khi giá xăng dầu tăng, đẩy giá tiêu dùng tăng làm gia tăng lạm phát. Ngoài ra, theo tôi thu phí theo đầu xe là chưa hợp lý.
BAN TIN 2
BAN TIN 2
Sao thu của người dân nhiều dữ vậy
14/02/2011 8:14:39 SA
14/02/2011 8:14:39 SA
Người dân trong một đất nước phải có nghĩa vụ đóng thuế nhưng nhà nước phải thống kê lại hiện nay trên đầu người dân phải đóng bao nhiêu loại thuế và phí, lệ phí. Tiền phí trong xăng dầu, phí cầu đường nhiều vô kể, nơi nào, đường nào, tỉnh nào cũng có nhiều trạm thu phí, người dân chịu sao thấu. Bất kỳ nguồn vốn Nhà nước bỏ ra để xây dựng cơ sở hạ tầng đều từ tiền của dân, thế hệ này chưa trả được thì thế hệ sau phải trả. Hãy vì người dân nhất là đại bộ phận công nhân, nông dân còn thu nhập thấp. Rất mong những người ngồi nghĩ cách thu phí hãy suy nghĩ lại để người dân nhờ.
Nguyễn Tiến Sanh
Nguyễn Tiến Sanh
Không hợp lý
14/02/2011 8:14:14 SA
14/02/2011 8:14:14 SA
Theo tôi nghĩ việc thu phí cầu đường là không hợp lý, vì đường xá ở nước mình quá nhiều trạm thu phí ,với lại đường xá lúc nào cũng toàn bụi và đường xấu, nếu muốn thu phí bảo trì cầu đường thì trước tiên làm cho đường hoàn chỉnh. Tại sao ở nước ngoài người ta thu phí cầu bảo trì được. Hãy xem họ làm gì ở nước mình thì làm ngược lại với, thử du lịch chuyến qua Singapore tìm hiểu thấy công tác cầu đường nươc họ làm, trước khi làm gì họ điều gì thì họ hoàn chỉnh chính mình rồi họ mới tới dân, sao mình không làm như họ vậy?
trần anh tuấn
trần anh tuấn
Có hợp lý?
14/02/2011 7:58:14 SA
14/02/2011 7:58:14 SA
Không biết trên cơ sở nào mà qui định xe gắn máy & môtô phải đóng phí từ 80 ngàn đến 150 ngàn đồng/tháng. trong khi nếu so sánh tải trọng của xe gắn máy và xe du lịch thì khập khiễng vô cùng, đối với xe tải trọng lớn thì áp lực phá hủy trên mặt đường càng cao đều này ai cũng biết, 1 chiếc xe ôtô loại nhỏ thì trong lượng cũng xấp xỉ 1 tấn, trong khi xe otô xấp xỉ bình quân khoảng 100kg, mà xe ôtô mức phí thấp nhất là 180ngàn, xe máy cũng đóng gần tương đương, thật phí lý vô cùng, hay nói cho cùng là loạn phí, người dân thu nhập bình quân từ 800ngàn đến 1triệu 400 ngàn / tháng mà phải đóng phí >100ngàn đồng / tháng nói thực chỉ còn có đi ăn mày mà đóng phí thôi. Than ôi phí...phí,...phí....., không biết rồi đây ông môi trường có nghỉ ra phí hít thở không khí không nữa?
Ban Tin
Ban Tin
Việc thu phí cầu đường không hợp lý đối với xe môto
14/02/2011 7:51:39 SA
14/02/2011 7:51:39 SA
R - Việc Bộ Giao thông vận tải lập phương án thu phí bảo trì cầu đường, tôi cho là không hợp lý. Trước đây ta đã áp dụng thu phí cầu đường qua xăng dầu là hợp lý, cũng giống như các nước trên thế giới vẫn làm. Ai tham gia giao thông nhiều thì họ phải chịu nộp phí qua xăng dầu, mà nhà nước thu được nhiếu tiền qua phí hơn, không ai thắc mắc nhưng với mức phí hợp lý/mức xăng dầu. Chẳng qua đây là việc làm hiệu quả của việc điều hành quản lý Nhà nước hợp lòng dân. Trong khi cả nước chúng ta ra sức thực hiện cải cách thủ tục hành chính, mà phương án của Bộ GTVT đề ra càng tạo ra thủ tục phiền hà đối với người dân, cũng như một số Bộ ngành khác vẫn đi ngược lại việc cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chánh, mà lại đề ra phương án hành dân. Tôi thiết nghĩ Chính phủ và người đứng đầu chính phủ cần nên nghiên cứu xem xét lại các phương án, thủ tục của các Bộ ngành không cần thiết.
Nguyễn Hiếu
Nguyễn Hiếu
Phí Phí Phí !!!
14/02/2011 7:08:51 SA
14/02/2011 7:08:51 SA
Thử đi từ TP. Hồ Chí Minh về Bù Nho (Bình Phước) xem có bao nhiêu trạm thu phí rồi. Tính sơ sơ có 7 trạm cho 130 km đường. Nếu căn cứ theo quy định về khoảng cách của trạm thu phí thì cung đường này thuộc dạng thu phí đắt nhất hành tinh (!) Vậy mà còn thu cái gì nữa?
Phạm Quang Tuyến
Phạm Quang Tuyến
y kiến
14/02/2011 7:06:59 SA
14/02/2011 7:06:59 SA
Trước đây đã đưa phí giao thông đưa vào giá xăng, nay lai tiếp đưa việc thu phí bảo trì đường đúng là không thiết phục chúc nào. Xe máy thu 80.000đ/tháng thật là vô lý.
Hùng
Hùng
khó khăn chồng chất
14/02/2011 6:30:19 SA
14/02/2011 6:30:19 SA
Hiện nay đồng tiền mất giá, lương thì thấp, giá cả thị trường tăng cao, giờ lại thêm phí cầu đương cho xe máy làm sao đủ tiền để sống đây?
Long Giang
Long Giang
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét