Anh Nguyễn Trung Thành thực hiện việc câu rùa tai đỏ tại chiếc ao làng Khương Thượng (Đống Đa – Hà Nội).
Với thâm niên 4 năm câu rùa tai đỏ, Thành "rùa" được “làng câu” nể phục với những tài câu rùa tai đỏ đặc biệt.
Thành cho biết, mấy năm trước, khi còn đang học phổ thông, anh đã cùng nhóm bạn thường đi khắp các hồ ao ở Hà Nội câu rùa tai đỏ bán ở chợ đêm và các nhà hàng làm món nhậu.
Nay đã làm kinh doanh, nên chỉ khi có những chủ thầu các ao hồ thuê hoặc nhờ câu thì Thành mới "làm" để cứu đàn cá nuôi khỏi sự tiêu diệt của rùa tai đỏ.
Được chủ thầu ao cá làng Khương Thượng nhờ bắt rùa tai đỏ, Thành "rùa" chỉ cần bộ dụng cụ câu cực kỳ đơn giản |
Chỉ cần quan sát bằng mắt thấy rất nhiều rùa tai đỏ nổi lên giữa ao, bằng động tác điêu luyện Thành "rùa" tung lưỡi câu chính xác vào con rùa cần bắt. |
Đôi tay thoăn thoắt kéo dây cước khi lưỡi đã dính rùa tai đỏ. |
Rùa tai đỏ được kéo rất nhanh vào bờ. |
Dùng vợt vớt lên để tránh sức nặng rùa tai đỏ làm tuột lưỡi câu. |
Thành chứng tỏ khả năng khéo léo bằng cách cho mọi người đưa ra yêu cầu muốn lưỡi câu dính vào phần đầu, đuôi hay chân phải, trái và thực hiện rất chuẩn. |
Một người trong nhóm của Thành "rùa" khoe thành tích hơn hai chục con rùa tai đỏ được câu trong hơn một giờ đồng hồ. |
- 5 chiếc bẫy rùa tai đỏ được đặt xung quanh đền Ngọc Sơn, trong đó có cả bẫy… điện.
Năm chiếc bẫy rùa tai đỏ được đặt xung quanh chân đền Ngọc Sơn ở khu vực có nhiều tàng cây um tùm đã được Sở KH-CN Hà Nội thả xuống hồ vào chiều tối ngày 28/2. Gần một tuần qua, các cán bộ thuộc Sở KH - CN được giao nhiệm vụ đã “trực chiến” và kiểm tra, bắt rùa tai đỏ định kỳ.
Lực lượng chức năng đang tiến hành đặt bẫy bắt rùa tai đỏ |
Sáng 2/3, Tổ công tác của Sở KH-CN đã tổ chức bắt rùa tai đỏ bị dính bẫy. Gần chục cá thể rùa tai đỏ được bắt ra khỏi bẫy. Tuy nhiên, thời điểm này không phải là thời điểm hợp lý để bắt rùa tai đỏ. Do đó, số lượng rùa dính bẫy không nhiều.
Bẫy rùa tai đỏ được thiết kế khá đơn giản. Mỗi bẫy được thả cách nhau khoảng 20 mét, thả nổi trên mặt nước. Năm chiếc bẫy này được thiết kế theo bốn kiểu khác nhau.
Kiểu bẫy được thiết kế theo dạng bẫy sập. Một chiếc “rổ” có thanh gạt được đặt bên trên một tấm gỗ nổi trên mặt nước. Bên trong có thả thức ăn để nhử rùa vào ăn. Khi rùa di chuyển, chạm phải thanh gạt, lập tức chiếc rổ trên sẽ ụp xuống.
Kiểu bẫy thứ hai được thiết kế dạng nơm, bên dưới thả lưới và có mồi nhử. Rùa tai đỏ chui vào sẽ không thể bò ra.
Kiểu thứ ba là dạng một thùng gỗ, miệng bẫy được thiết kế khum khum, bên dưới đặt lưới bủa vây. Rùa tai đỏ chui vào cũng không thể thoát ra được.
Một chiếc bẫy kiểu dáng khá đặc biệt, có thiết bị điện được đặt trên mặt một tấm gỗ ván hình tròn, thả nổi trên mặt nước. Ở giữa đặt mồi nhử để dụ rùa tai đỏ.
Mồi nhử của tất cả các bẫy này là cá nướng. Theo quan sát, những chiếc bẫy này được thiết kế thủ công và khá đơn giản.
Theo quan sát, một chiếc tủ kính khá lớn được đặt phía sau đền Ngọc Sơn dùng để nhốt rùa tai đỏ đã dính bẫy. Sáng 2/3, có 3 cá thể rùa tai đỏ được nhốt giữ trong chiếc tủ này. Những cá thể rùa tai đỏ dính bẫy rất khỏe. Mỗi con to chừng hai bàn tay, nặng khoảng 0,5kg.
“Đây là "kết quả" của việc nhiều năm qua người dân phóng sinh rùa tai đỏ ra Hồ Gươm” – một bảo vệ tại đền Ngọc Sơn cho biết.
Cũng theo nhân viên này, gần chục năm trước, cụ rùa Hồ Gươm bị mắc kẹt vào trong đám rễ cây mọc lùm xùm bên chân đền Ngọc Sơn. BQL di tích Đền Ngọc Sơn đã cử người ra giải thoát cho cụ.
“Khi nhân viên lội xuống phía cụ rùa bị mắc kẹt, vừa chạm vào người cụ, cụ đã phản ứng mạnh đến mức đám rễ cây bị tung lên, và cả mấy người đang ra gỡ cụ cũng bị hất ngã xuống nước. Thời điểm đó cụ rất khỏe mạnh” – anh này cho hay.
Chùm ảnh lực lượng chức năng đặt bẫy bắt rùa tai đỏ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét