4 lý do Triều Tiên thay đổi thái độ

Thế giới - Dân trí
Thứ Ba, 21/12/2010 - 10:55

(Dân trí) - Thế giới có phần ngạc nhiên khi Hàn Quốc bắn đạn thật tại vùng biển tranh chấp, Triều Tiên chỉ ra lời chỉ trích chứ không áp dụng hành động phản kích nào như đã tuyên bố trước đó. Theo giới phân tích, có 4 nguyên nhân khiến Bình Nhưỡng thay đổi thái độ.
>> Bình Nhưỡng tuyên bố không “đáp trả” cuộc tập trận của Seoul

Đảo Yeongpyeong của Hàn Quốc trúng pháo Triều Tiên hôm 23/11

Thứ nhất, Triều Tiên biết động cơ tập trận: Hàn Quốc đã lựa chọn đảo Yeongpyeong để phô trương tiềm lực quân sự và vì vậy, cuộc tập trận lần này thực sự không phải là một vấn đề mang tính chiến thuật mà nó là một phần kế hoạch tái “vãn hồi thể diện của chính quyền Seoul” trong sự kiện đấu pháo giữa hai miền ngày 23/11, củng cố uy tín chính trị của Tổng thống Lee Myung Bak và nhằm ngăn chặn các hành động có thể xảy ra của Triều Tiên.

Trong cuộc tập trận kéo dài 94 phút ngày 20/12, Hàn Quốc đã bắn hơn 1.500 quả đạn pháo. Trong thông cáo báo chí đưa ra sau cuộc tập trận của Hàn Quốc, Tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Triều Tiên tuyên bố quân đội Triều Tiên không tiến hành phản kích bởi cuộc tập trận này đã “giấu giếm thay đổi khu vực pháo kích và điểm rơi của đạn pháo”, và việc bắn đạn thật lần này “chẳng qua là bắn nốt những quả đạn chưa kịp bắn hết trong cuộc tập trận ngày 23/11”.

Thứ hai, Triều Tiên hiểu mối nguy hiểm nếu chiến sự bùng nổ: Rõ ràng, Hàn Quốc đã nhận được sự ủng hộ lớn từ phía Mỹ. Triều Tiên cũng biết Mỹ và Hàn Quốc đã chuẩn bị kỹ các hoạt động đối phó với sự phản kích của Bình Nhưỡng. Hơn ai hết, Triều Tiên cũng hiểu rằng một khi nổ ra chiến sự, với sự vượt trội về thực lực quân sự, Mỹ và Hàn Quốc sẽ giáng trả nước này mạnh mẽ. Hiện Mỹ có 28.000 quân đóng tại Hàn Quốc.

Ngoài ra, nếu một cuộc đối đầu quân sự xảy ra, khu công nghiệp chung Kaesong chắc chắn lại đứng trước nguy cơ đóng cửa. Trong khi đó, Kaesong lại cung cấp cho chính quyền Triều Tiên nguồn ngoại tệ quan trọng để tăng cường khả năng quân sự.

Thứ ba, Triều Tiên đã có thỏa thuận với Mỹ: Đây mới là lý do chính khiến Triều Tiên thay đổi phản ứng.

Hôm nay, 21/12, Thống đốc bang New Mexico, Bill Richardson – đặc phái viên không chính thức của Mỹ về vấn đề Triều Tiên, đã đến Bắc Kinh và ông tuyên bố “rất hài lòng” với kết quả đạt được trong chặng dừng chân trước đó ở Bình Nhưỡng. Ông Richardson khẳng định Triều Tiên đã đồng ý cho phép các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trở lại cơ sở hạt nhân Yongbyon của nước này, đồng thời đồng ý thương lượng về việc bán 12.000 thanh nhiên liệu hạt nhân và chuyển chúng sang nước khác, có thể là Hàn Quốc. Ông Richardson cho rằng những đề nghị này có thể dọn đường cho nối lại đàm phán 6 bên.

Hàn Quốc tuyên bố vẫn chưa xác nhận được bất kỳ thỏa thuận nào, vì vậy nên chưa thể đánh giá. Còn Mỹ có vẻ hoài nghi vì cho rằng chuyến thăm của ông Richardson là “chuyến thăm cá nhân”. Nhưng theo các nhà phân tích Triều Tiên thay đổi thái độ là do trong chuyến thăm của ông Richardson, hai bên có thể đã đạt được sự hiểu biết nhất định, Richardson có thể đã bí mật truyền đạt ý kiến của Mỹ đến Bình Nhưỡng mà ý kiến này có thể là đã thỏa mãn các yêu cầu của Triều Tiên, có thể là khai thông đối thoại trực tiếp Mỹ - Triều.

Thứ tư, Triều Tiên giành thế chủ động ngoại giao: Triều Tiên thay đổi khiến cả thế giới, đặc biệt là Mỹ và Hàn Quốc, thở phào nhẹ nhõm. Tình hình Bán đảo Triều Tiên chỉ vài phút trước đó dưới lời đặc phái viên Mỹ là “cực kỳ căng thẳng” và thậm chí có ý kiến còn đặt câu hỏi về khả năng nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc. Triều Tiên đã 6 lần cảnh báo hành động khiêu khích của quân đội Hàn Quốc sẽ vấp phải sự phản kích của miền Bắc, thậm chí là phản kích hạt nhân.

Đến giờ, mục đích của Hàn Quốc và Triều Tiên đều đã đạt được. Tình hình Bán đảo Triều Tiên có hy vọng trở lại yên tĩnh. Mỹ cũng yên tâm bước vào những ngày đón Năm mới. Thậm chí có những dự báo lạc quan rằng Mỹ và Hàn Quốc có thể đợi 6 tháng cho các vấn đề hạ nhiệt và nối lại đàm phán, có thể là dưới hình thức đàm phán 6 bên hay một hình thức khác.

Như vậy, thái độ ôn hòa đã giúp Triều Tiên giành thế chủ động về ngoại giao – có nghĩa là Bình Nhưỡng đã giành điểm cuộc đấu trí lần này. Thế nên, trong thông cáo báo chí đưa ra sau cuộc tập trận của Hàn Quốc, Tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Triều Tiên đã kêu gọi thế giới nhận ra “ai thực sự là người cổ vũ cho hòa bình và ai là kẻ gây hấn chiến tranh”.

Nguyễn Viết
Tổng hợp

Hàn Quốc hôm nay (21/12) đã lên tiếng bảo vệ việc tiến hành tập trận bắn đạn pháo thật ở gần biên giới tranh chấp với CHDCND Triều Tiên.

Nhiều người đã quan ngại rằng, việc tập trận ở khu vực này có thể gây nên một cuộc chiến tranh. Seoul tuyên bố, động thái tập trận là để chứng tỏ quyết tâm chống lại những hành động gây hấn từ phía láng giềng.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng đã phản ứng lại bằng cách coi cuộc tập trận quân sự là “thiếu thận trọng” và không đáng để họ phải "đáp trả”. Trước đó, Triều Tiên đã có thông báo về đề xuất mới trong vấn đề thanh sát hạt nhân. CNN đưa tin, trong chuyến thăm không chính thức của ông Richardson - Thống đốc bang New Mexico tới Triều Tiên, Bình Nhưỡng nhất trí hàng loạt hành động, bao gồm cho phép các thanh sát viên quốc tế trở lại các cơ sở hạt nhân của nước này, đồng thời xem xét đề xuất thành lập một ủy ban quân sự và một đường dây nóng giữa Seoul, Bình Nhưỡng và Washington.



Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, phản ứng của Mỹ và Hàn Quốc về đề xuất mới khá thận trọng.

Các hầm trú ẩn trên đảo Yeonpyeong đã rung lên trong suốt cuộc tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc. Trước khi động thái này diễn ra, Triều Tiên đã thề sẽ đáp trả Hàn Quốc. Trong tháng trước, quân đội Bình Nhưỡng đã nã pháo vào hòn đảo, làm hai lính thuỷ đánh bộ và hai dân thường Hàn Quốc thiệt mạng, trong một hành động đáp trả cuộc diễn tập tương tự của phía quân đội Seoul.

"Chúng tôi sẽ có những nỗ lực lớn nhất để tạo nên một lực lượng vũ trang mạnh, có thể giành được chiến thắng trước mọi kẻ thủ và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những gây hấn từ Triều Tiên", Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin nói trong bài phát biểu về cuộc diễn tập mà rất nhiều nhà quan sát đã lo ngại có thể dẫn tới cuộc xung đột lớn hơn. Ông khẳng định: “Quân đội sẽ phản ứng mạnh mẽ trước mọi sự khiêu khích”.

Hôm nay, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak dự kiến sẽ chủ trì cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia.

Nhật báo Joonang bình luận rằng, cuộc tập trận của Hàn Quốc chứng tỏ quyết tâm đối phó với Triều Tiên, sau khi đã có phản ứng yếu ớt với vụ nã pháo tháng trước và vụ chìm tàu chiến hồi tháng 3 mà Seoul đổ lỗi cho Bình Nhưỡng.

"Cuộc diễn tập là hoàn toàn cần thiết để phản ứng với hành động gây hấn của Triều Tiên, đặc biệt là khi hai lính thuỷ đánh bộ và hai dân thường tử nạn vì đạn pháo của Bình Nhưỡng tại đảo Yeonpyeong Island", tờ báo viết. "Chính phủ Hàn Quốc đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Triều Tiên và cộng đồng quốc tế rằng, nếu Bình Nhưỡng khiêu khích trở lại, họ sẽ phải trả giá đắt. Chúng ta tin tưởng rằng, cuộc tập trận đã thành công với mục tiêu thể hiện quyết tâm bảo vệ lãnh thổ bằng mọi giá”.

Theo một quan chức chính phủ Hàn Quốc, những hành động gần đây của Bình Nhưỡng có liên quan chặt chẽ tới sự chuyển giao quyền lực của Chủ tịch Kim Jong-il cho con trai út Kim Jong-un. "Chúng tôi không muốn họ hiểu sai rằng, sự khiếu khích của họ sẽ giúp ích cho lợi ích quốc gia”, ông nói.

Triều Tiên - nước tuyên bố sẽ đáp trả Seoul nếu cuộc diễn tập bắn đạn thật diễn ra ở gần khu vực tranh chấp hai miền – đã nhấn mạnh không cảm thấy cần phải trả đũa với “tất cả hành động khiêu khích quân sự” của Hàn Quốc.

Hội đồng Bảo an LHQ vẫn tiếp tục bế tắc trong nỗ lực tháo gỡ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sự kiềm chế của Triều Tiên trong phản ứng với Hàn Quốc về cuộc tập trận, cũng như đề xuất hạt nhân được đưa ra trong chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Richardson phần nào đã thể hiện tiến triển.

Thống đốc Richardson, nói với CNN từ Bình Nhưỡng rằng, ông cảm nhận được sự linh động lớn hơn về các quan chức Triều Tiên. "Ngôn từ của họ tích cực hơn, họ dường như đã hiểu rằng họ có thể đi quá xa”, Richardson cho biết.

Nhưng, nhiều người khác vẫn còn lo lắng.

"Tình hình rất căng thẳng”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói ở Moscow. "Có thể không có sự lạc quan nào trong tình huống này”.

Trước đề xuất hạt nhân mới, Washington cho biết sẽ chờ đợi minh chứng cụ thể về ý định của Bình Nhưỡng.

Triều Tiên đã tiến hành các cuộc thử hạt nhân năm 2006 và 2009. Họ trục xuất các thanh sát viên vũ khí vào tháng 4/2009. Tháng trước, Bình Nhưỡng đã công bố tiến bộ công nghệ lớn trong quá trình làm giàu uranium.

  • Thái An (Theo AP, Reuters)

Laodong.com.vn

Hàn Quốc huy động tổng lực để chiến thắng mọi kẻ thù

Thứ Ba, 21.12.2010 | 11:53 (GMT + 7)

(LĐO) - Hàn Quốc ngày 21.12 lên tiếng bảo vệ cuộc tập trận bắn đạn thật của mình gần biên giới với Triều Tiên và khẳng định sẵn sàng đáp trả mọi hành động khiêu khích từ nước láng giềng này.

Triều Tiên cho phép thanh sát cơ sở hạt nhân
Triều Tiên sẽ "không tấn công đáp trả" Hàn Quốc
Mỹ không tin Triều Tiên cho thanh sát cơ sở hạt nhân

d
Hàn Quốc tuyên bố củng cố quân đội để đảm bảo chiến thắng mọi kẻ thù.

"Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để củng cố lực lượng vũ trang cũng như quân đội hùng mạnh, đảm bảo chiến thắng mọi kẻ thù và chuẩn bị kỹ càng để đối phó trước những hành động khiêu khích từ Triều Tiên" - Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin lên tiếng bảo vệ cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra hôm qua - cuộc diễn tập mà giới phân tích lo ngại có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn hơn trong khu vực.

Tờ nhật báo Joonang của Hàn Quốc số ra ngày 21.12 cho biết, cuộc diễn tập cho thấy quyết tâm của Hàn Quốc trong việc đối phó với Triều Tiên sau những phản ứng yếu ớt trước cuộc nã pháo hôm 23.11 và vụ chìm tàu Cheonan hồi tháng 3 năm nay.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak hôm nay đã có cuộc hội đàm chiến lược với những người đứng đầu Hội đồng an ninh quốc gia để bàn các giải pháp đối phó Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc đã được "lên dây cót", chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống xấu. "Chúng tôi sẽ huy động tổng lực quân đội trong nước và cùng với liên quân Mỹ giám sát chặt chẽ mọi động thái từ phía quân đội Triều Tiên" - Bộ trưởng Kim Kwan-jin phát biểu trước cuộc gặp với Tổng thống Lee Myung-bak.

Trước đó, trong một động thái được cho là góp phần xoa dịu tình hình trên bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng lên tiếng tuyên bố không đáp trả lại màn tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc và cho phép cho thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA trở lại Triều Tiên, mở đường cho khả năng nối lại cuộc đàm phán 6 bên mà Bình Nhưỡng từ bỏ 2 năm trước đây.

Trong khi Liên Hợp Quốc vẫn bế tắc trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên thì Thống đốc bang New Mexico của Mỹ Bill Richardson, người đã tới thăm Bình Nhưỡng với trách nhiệm đàm phán, "gỡ rối" cho vấn đề trên bán đảo Triều Tiên tuyên bố hài lòng với kết quả của chuyến đi. Phát biểu tại Bắc Kinh, ông Richardson cho rằng, các quan chức Triều Tiên đã thể hiện một "thái độ thực tế" và thừa nhận họ đã đi quá xa. Theo ông Richardson, cuộc đàm phán 6 bên có thể sẽ được nối lại, mặc dù Washington, Seoul và Tokyo tỏ ra không mấy mặn mà.

Một quan chức giấu tên của Hàn Quốc cho biết Seoul chưa thể coi lời đề nghị của Triều Tiên là nghiêm túc bởi chưa có tuyên bố chính thức nào được nước này đưa ra. Trong khi đó, Washington cũng bày tỏ sự nghi ngờ việc Triều Tiên chấp nhận cho thanh sát viên IAEA trở lại tổ hợp hạt nhân Yongbyon. Chính quyền Mỹ cho rằng không nên vội tin những gì mà Bình Nhưỡng hứa hẹn.

Vân Anh (Theo AP, Reuters)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét