Tài sản của Saddam Hussein đang được cất giấu ở đâu?

VTC News:
19/12/2010 18:49

Người Mỹ đã có thể truy bắt, thẩm vấn và treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein, nhưng lại bất lực trong việc bắt ông tiết lộ một bí mật không kém phần quan trọng - đó là nơi cất giấu những tài sản khổng lồ của ông ta. Theo đánh giá của các chuyên gia, đến nhà tỉ phú Bill Gates cũng phải đứng sau Hussein về tổng giá trị tài sản.

Ngày 19/10/2005, Saddam Hussein phải ra đứng trước tòa, trước khi bị kết án treo cổ vào ngày 30/12/2006 tại nhà tù Baghdad. Bất chấp một loạt những cuộc thẩm vấn ráo riết trước đó, Saddam không hề hé răng về nơi cất giấu khối tài sản khổng lồ của mình.


Trước đó, Ban Hỗ trợ tình báo của Bộ Tài chính Mỹ (tại Mỹ một số bộ dân sự cũng có cơ quan tình báo riêng của mình) từng hùng hồn tuyên bố, sẽ bằng mọi giá "săn lùng những đồng tiền đẫm máu của Saddam Hussein". Tuy nhiên, những nỗ lực trên chẳng đem lại kết quả đáng kể nào. Trong suốt 8 năm rà soát tìm kiếm các ngân hàng tại Trung Đông, người ta chỉ tìm thấy vỏn vẹn... 1,2 tỉ USD, trong đó có một nửa tìm được ngay tại Iraq.

Nửa đêm ngày 18/3/2003, tức là chỉ hai ngày trước khi Mỹ tung quân vào Iraq, có 3 chiếc xe tải tiến vào Ngân hàng Trung ương ở Baghdad. Trên một chiếc xe có mặt Qusay Hussein, con trai út của Tổng thống Saddam, cùng với tay cố vấn và lực lượng bảo vệ của mình. Chẳng cần phải đưa ra bất cứ giấy tờ gì, Qusay yêu cầu các quan chức ngân hàng lấy ngay cho anh ta một tỉ USD tiền mặt. Tất cả đều nhanh chóng phục tùng vô điều kiện. Vài giờ sau, những chiếc xe tải chở đầy các vali chứa khoảng 900 triệu USD vào 100 triệu euro tiền mặt rời khỏi ngân hàng và biến mất vào bóng đêm.

"Những vụ rút tiền tương tự trong đêm đó cũng được thực hiện trên nhiều thành phố lớn - cựu nhân viên Ngân hàng Trung ương Iraq là Hamid Seidani cho biết - Tất cả vàng và ngoại tệ được rút ra theo mệnh lệnh của Saddam Hussein". Các nhân viên mật vụ Iraq còn lấy đi khoảng 5 tỉ USD nữa. Một ngày trước đó, những nhân vật tin cẩn của Saddam ở nước ngoài cũng được lệnh rút hết tiền khỏi tài khoản ở các ngân hàng của Thụy Sĩ, Liban và Hà Lan. Ngày 15/6/2003, khi kiểm tra tài khoản của gia đình Saddam tại Rotterdam theo yêu cầu của Mỹ, người ta phát hiện trong đó chỉ còn... 12 USD.

Được biết toàn bộ chiến dịch tẩu tán quy mô trên được Saddam giao cho con trai Qusay và Bộ trưởng Tài chính Hikmat Ibrahim Al-Azzawi trực tiếp điều hành. Có nhiều nguồn tin khẳng định, những chuyến xe tải chở đầy tiền trên về sau đã lặng lẽ vượt qua biên giới Iraq - Syria. Còn theo đại diện của Bộ Tài chính Mỹ tiết lộ với tờ The New York Times, quá trình lục soát cung điện của Qusay đã phát hiện được gần 650 triệu USD tiền mặt (gồm toàn tờ 100USD). Có điều, người Mỹ chưa thể xác định rõ số tiền trên có phải là một phần của khoản tiền 1 tỉ USD được rút khỏi Ngân hàng trung ương Iraq hay không.

Cựu Tổng thống Iraq được coi là một trong những người giàu nhất thế giới, nhưng số tài sản khổng lồ của ông ta đã biến mất tăm chỉ trong nháy mắt. Sự thật về vụ biến mất hàng tỉ USD của Saddam Hussein được đánh giá là một trong những bí mật hàng đầu của thế kỷ XXI. Nhà độc tài của Iraq bị quân đội Mỹ bắt giữ vào ngày 13/12/2003 trong một hầm ngầm gần ngôi làng Ad-Daur cùng với 750 ngàn USD tiền mặt. Trong khi cũng mới chỉ vào tháng giêng năm đó (tức là chỉ 2 tháng trước cuộc chiến với Mỹ), Saddam chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes.

Cựu cố vấn David Aufhauser của Bộ Tài chính Mỹ từng tuyên bố rằng, nhà độc tài Iraq đã cất giấu tới 6 tỉ USD chỉ riêng trong các két sắt của Thụy Sĩ. Còn theo tờ báo Cash của Thụy Sĩ, Saddam còn gửi tại ngân hàng nước này 300kg vàng thỏi, hiện đang được giao cho Hãng Metalor quản lý.

Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách toàn diện những nguồn thông tin đáng tin cậy khác, tổng số tài sản thực sự của Saddam còn lớn hơn rất nhiều. Kể từ năm 1991, Hussein bỏ túi riêng khoảng 5% thu nhập từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iraq. Chỉ tính theo tiêu chí này, các chuyên gia kinh tế của đương kim Thủ tướng Nouri al-Maliki đã kết luận: Saddam cho đến trước chiến tranh có trong tay 57 tỉ USD từ việc bán dầu.

Kênh truyền hình Al Iraqiya còn đánh giá cao hơn nhiều khi khẳng định, tất cả tiền bạc của Saddam Hussein, kể cả vàng bạc, đá quý (vàng thỏi và kim cương thô chưa gia công), cổ phiếu của những công ty hàng đầu thế giới, phải lên tới 100 tỉ USD - tức là nhiều hơn cả tài sản của ông chủ Microsoft là Bill Gates cùng với nhà vua Brunei cộng lại.

Trên thực tế, việc buôn lậu dầu mỏ tới các quốc gia láng giềng đã đem đến cho Saddam khoản thu nhập rất lớn - cựu nhân viên Bộ Tài chính Iraq dưới thời Hussein là Ahmad Nurullah cho biết, Chỉ riêng trong năm 2002, ông ta đã kiếm được 3 tỉ USD. Nhưng vấn đề không chỉ riêng trong lĩnh vực dầu mỏ. Bất cứ một công ty nước ngoài nào muốn hoạt động kinh doanh tại Iraq đều phải trả những khoản tiền hối lộ không nhỏ theo luật cho hai con trai của Tổng thống là Uday và Qusay - 100 ngàn USD cho việc "gia nhập thị trường" và 3% tổng thu nhập.

Chưa hết, với mỗi tấn cam đưa ra khỏi Iraq, gia đình Hussein nhận được 20 USD, mỗi thùng thuốc lá 5 USD, mỗi thùng xăng 4 USD. Chỉ riêng một viên kim cương trong bộ sưu tập của Uday (gần 1.000 viên) cũng trị giá cả nửa triệu USD. Nếu tính thời gian cầm quyền rất dài của Saddam Hussein - 35 năm kể từ sau cuộc đảo chính năm 1968, khó ai có thể hình dung nổi tài sản thực tế của nhà độc tài Iraq là bao nhiêu.


Tòa nhà của Ngân hàng trung ương Iraq, là nơi nhà Hussein đã rút cả tỉ USD tiền mặt trước khi chạy trốn.

Hiện giờ, con gái Raghad Hussein và bà vợ đầu Sajida Talfah của ông ta vẫn đang sống rất thoải mái tại một biệt thự sang trọng ở Jordan mà chẳng phải lo nghĩ gì về chuyện tiền bạc. Ngay cả khi Interpol ra trát bắt giữ, vợ con Saddam cũng chẳng phải lo lắng vì họ có thừa khả năng tài chính để mua lại an ninh cho chính mình, trở thành những vị khách quý của nhà vua tại đây.

Còn phải kể tới một chi tiết nữa. Ngày 22/7/2003, hai con trai Uday và Qusay của Saddam bị lực đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt tại Mosul. Tuy nhiên, người con trai thứ ba Ali Hussein - 27 tuổi, là con của Saddam với bà vợ hai Samira Shahbandar - đã biến mất, bất chấp một loạt những nỗ lực tìm kiếm tại Thụy Sĩ và Liban. Cần biết là bà Samira từng được mệnh danh là "thủ quỹ” của Saddam, chuyên điều hành những khoản chi phí của gia đình. Trong số báo ra ngày 17/12/2003, tờ "Herald Sun" của Australia đã công bố một tình tiết khẳng định, tình báo Israel đã thu được một cuộc gọi của Saddam cho Samira tại Beirut. Sau khi Hussein bị bắt, bà Samira cũng biến mất luôn.

Nhiều quan chức trong Chính phủ Iraq hiện nay tin rằng, một phần đáng kể tiền bạc của Saddam đã được chuyển tới nước Nga khoảng một năm trước khi chính quyền của nhà độc tài bị lật đổ. Đó cũng là lý do khiến Baghdad luôn tìm mọi cách đòi dẫn độ Tiến sĩ Abbas Khalaf, cựu Đại sứ của Iraq dưới thời Saddam, hiện đang sống tại Moskva. Baghdad cho rằng, Khalaf được cho là người đang nắm giữ và quản lý số tài sản này. Nhiều đồng đôla của Saddam rất có thể đã được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, đóng vai trò quan trọng làm bùng nổ thị trường xây dựng tại Moskva.

Tin liên quan

» WikiLeaks công bố chi tiết về vụ tử hình Saddam
» Tiết lộ phút cuối cùng của Saddam Hussein

Theo Linh Nga (CAND)

WikiLeaks công bố chi tiết về vụ tử hình Saddam 08/12/2010 17:15

(VTC News) – Ngay sau khi nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange bị bắt giữ tại Anh, website này đã cho công bố tài liệu mật, khá chi tiết và cụ thể về vụ tử hình Tổng thống Iraq Saddam Hussein vào tháng 12/2006.

Tin liên quan

» Tiết lộ phút cuối cùng của Saddam Hussein

WikiLeaks cho công bố tài liệu mật về vụ tử hình Tổng thống Iraq Saddam Hussein.

Tài liệu này đã được đưa ra trong bản thông báo của Đại sứ Mỹ khi đó tại Iraq Zalmay Khalilzad, người đã từng gặp trưởng công tố của Iraq Munkitom Farunom vào tháng 1/2007. Đây là một trong những bằng chứng hiếm hoi về vụ tử hình Tổng thống Iraq Saddam Hussein.

Sau khi trao đổi với trưởng công tố Farunom, Đại sứ Khalilzad đã nhất trí với những nội dung trong bản báo cáo và bút ký vào đó rồi chuyển về Bộ Ngoại giao Mỹ sau 2 tuần.

Một chiếc trực thăng chở theo 14 quan chức Iraq đã bay từ khu vực quốc tế ở Baghdad đến vị trí bố trí tử hình ông Saddam Hussein ở phía Đông Bắc thủ đô Baghdad.


Khi hạ cánh, binh lính Mỹ đã tiến hành khám xét họ rất kỹ, tạm thu điện thoại di động vì lý do an ninh và chỉ trao trả lại khi họ lên máy bay trực thăng trở lại nơi xuất phát ban đầu.

Các quan chức Iraq này cùng với các nhân viên bảo vệ của Mỹ là những người trực tiếp quan sát tiến trình vụ tử hình ông Saddam Hussein. Đây là những bằng chứng sống duy nhất về vụ tử hình này – trưởng công tố Farunom khẳng định.

Tuy nhiên, trong bản báo cáo gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ, ngoài số người này ra vẫn còn 6 người Iraq khác là các nhân viên quay phim chụp ảnh và vệ sĩ đi trên một chiếc xe bus nhỏ tới hiện trường trước lúc tử hình 1 giờ.

Hiện nay vẫn chưa rõ liệu 6 người Iraq đi trên xe bus mini kia có bị khám xét như 14 quan chức Iraq kia không vì trong sân và bên trong của tòa nhà nơi thi hành án không hề có binh lính Mỹ canh giữ.

Khi đó Đại sứ Khalilzad đã hỏi trưởng công tố Farunom về 6 nhân chứng sống bổ sung này song trưởng công tố Farunom lại trả lời rằng ông không biết và cũng không nhìn thấy có chiếc xe bus mini chở 6 người Iraq nữa tới hiện trường.

Trong bản báo cáo mật này cũng chỉ ra, đoạn đầu đài nơi thi hành án ông Hussein do chính người Mỹ xây dựng. Mặc dù ở Iraq cũng có đoạn đầu đài kiểu này son nó lại không đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của người Mỹ nên không được lựa chọn.

Trước khi đưa đến vị trí hành quyết, trưởng công tố Farunom và thẩm phán nước này đã có buổi gặp gỡ với ông Hussein. Chính ông Farunom cũng thừa nhận có cảm tình với ông Hussein sau buổi gặp.

Theo nội dung bản báo cáo đặc biệt nêu trên, sau khi thẩm phán tuyên bố tử hình, ông Hussein vẫn tươi tỉnh mà nói rằng, bằng cách này ông ấy vẫn mãi là Tổng thống của Iraq.

Khi bị đưa đến đoạn đầu đài để thi hành án, cố vấn an ninh Iraq Movaffak al-Rubaie đã hỏi ông Hussein xem ông ấy có sợ hay không. Ông Hussein đã trả lời rằng, ông không hề sợ mà vẫn đang chờ đợi điều này ngay từ khi lên nắm quyền.

Cho đến phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông Hussein vẫn giữ quyển kinh Koran. Ông Hussein đã đề nghị có ai đó mang cuốn sách này đưa lại cho con trai của một trong những chiến hữu của ông tên là Awad Hamed al-Bandar.

Đây là chánh án Tòa án cách mạng Iraq. Người này cũng đã bị xử tử hình sau khi tử hình ông Hussein khoảng 2 tuần.


Khi nhận được lời đề nghị này, trưởng công tố Farunom đã đồng ý và ông Hussein đã trao quyển kinh Koran lại cho trưởng công tố Farunom. Tuy nhiên, đến nay quyển kinh này có được giao lại cho con trai của cố tránh án tòa án cách mạng Iraq Awad Hamed al-Bandar hay không thì không ai biết.

Khi những người hành quyết buộc chân ông Hussein lại, ông ấy đã hỏi, ai giúp tôi lên bậc thang để lên đoạn đầu đài thì một trong những người hành quyết đã nói rằng "hãy xuống địa ngục đi".

Trưởng công tố Faronum khi đó đã đứng ra phản bác lại hành động này và tuyên bố, không người hành quyết nào, không nhân chứng sống nào có mặt trong buổi tử hình ngày hôm nay được nói câu gì với ông Hussein.

Khi trưởng công tố Farunom định tiến đến chỗ những người hành quyết ông Hussein để chấn chỉnh họ về điều này thì ông ấy mới nhận ra còn có 2 nhân chứng khác đứng ở cửa ra vào và đang chụp ảnh ông Hussein bằng điện thoại của mình.

Sau khi lên đoạn đầu đài, các nhân viên thi hành án đã yêu cầu ông chụp tấm vải đen lên đầu song ông Hussein đã từ chối. Từ đó, ông Hussein im lặng cho tới khi chết.


Tiết lộ phút cuối cùng của Saddam Hussein 06/12/2010 18:28

(VTC News) - Theo AFP, những chi tiết về phiên hành xử cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã được mô tả lại đầy đủ trong một tài liệu ngoại giao của Mỹ vừa bị tiết lộ.

Tài liệu được tiết lộ ghi lại quá trình cựu Tổng thống Iraq trước khi bị treo cổ, trong đó có đề cập việc ông Hussein bị những người dẫn giải ra pháp trường sỉ nhục.

Thậm chí, tài liệu còn cho biết, rất nhiều quan chức của chính quyền lâm thời Iraq đã ghi lại cảnh cựu Tổng thống Iraq bị treo cổ một cách thoải mái bằng điện thoại di động, bất chấp quy định cấm ghi hình lại phiên xử tử.

Cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein.

Trước đó, vào tháng 12/2006, một đoạn băng video quay lại cảnh xử tử bằng hình thức treo cổ đối với ông Saddam Hussein đã được tung lên mạng internet và gây ra nhiều tranh cãi. Trong cuốn băng này lưu hình một nhân chứng đang sỉ nhục Hussein trước lúc cựu lãnh đạo này bị treo cổ.

Theo tài liệu được liệt vào dạng MẬT được chuyển đi vào tháng 1/2007, trong một cuộc hội đàm với đại sứ Mỹ tại Iraq khi đó là Zalmay Khalilzad, phó công tố Iraq Monqith al-Faroun mô tả khá kỹ nhân viên dẫn giải cựu Tổng thống Saddam Hussein.

Ông này cũng thừa nhận rằng nhân viên dẫn giải cựu Tổng thống Iraq đã sỉ nhục cựu lãnh đạo này bằng câu “hãy xuống địa ngục đi”…


Monqith al-Faroun cũng thừa nhận ông ta nhìn thấy một số quan chức Iraq sử dụng điện thoại di động để quay, chụp lại cảnh nhà cựu độc tài bị treo cổ mặc dù luật pháp Iraq cấm những hành vi này.

Quan chức này cũng nói thêm rằng, trước khi bị treo cổ, cựu lãnh đạo Saddam Hussein đã đọc lời cầu nguyện cuối cùng. Trong khi đọc lời nguyện, một nhân chứng khác đã thét lên 3 từ: “Moqtada, Moqtada, Moqtada”.

Theo cắt nghĩa, Moqtada là tên chỉ nhà lãnh đạo dòng Shiite Moqtada al-Sadr – người có ảnh hưởng lớn nhất tại Iraq sau khi chế độ của cựu lãnh đạo Saddam Hussein sụp đổ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét