Chủ Nhật, 19/12/2010, 07:20 (GMT+7)
TT - Hôm qua 18-12, AVG (Công ty nghe nhìn Toàn Cầu) họp báo công bố việc đã ký hợp đồng mua bản quyền truyền hình của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), Liên đoàn Điền kinh VN và tham vọng của họ trong lĩnh vực truyền hình thể thao.
Ông Phạm Nhật Vũ (bìa trái) tại cuộc họp báo - Ảnh: Việt Dũng |
Ông Phạm Nhật Vũ - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc AVG - trực tiếp trả lời tất cả câu hỏi của báo chí.
Ông Vũ xác nhận: ông Trần Đăng Tuấn - nguyên phó tổng giám đốc thường trực VTV - sẽ về làm tổng giám đốc AVG theo lời mời của tập đoàn này. Trước đó, ông Trần Đăng Tuấn đã hỗ trợ AVG rất nhiều trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển cho đến ngày hôm nay. Ông Trần Đăng Tuấn cũng có mặt trong buổi họp báo này trong hàng ghế đại biểu.
Có mua thì có bán
* Người yêu bóng đá VN đã quen mỗi chiều thứ bảy, chủ nhật được xem miễn phí V-League trên VTV và các đài địa phương. Khi AVG đã mua độc quyền bản quyền V-League trong 20 năm, liệu người hâm mộ sẽ vẫn được xem như bình thường kể từ mùa giải 2011 khi AVG có bản quyền?
- Tôi là người mua hàng tốt về, tôi phải tận dụng nó để khai thác kinh doanh và chuyển nó đến người có nhu cầu. Nhưng AVG không làm nó chỉ vì mục đích kinh tế mà vì nhiều mục đích khác. Còn việc các đài địa phương, người dân ở vùng sâu vùng xa có xem được V-League hay không lại là câu chuyện của hạ tầng kỹ thuật thu phát sóng.
* Quyền lợi của các đài truyền hình địa phương sẽ như thế nào từ mùa giải 2011 khi AVG đã mua bản quyền V-League? Trước đó, mười mùa bóng đã qua đi và các đài địa phương đều không phải trả phí khi THTT các trận đấu của V-League?
- Trong hợp đồng với VFF, chúng tôi có quy định rõ: trong trường hợp AVG không THTT hoặc chưa bán bản quyền truyền hình các trận đấu diễn ra tại các sân địa phương thì đài truyền hình địa phương hoàn toàn có quyền vào sân tác nghiệp và THTT đến khán giả của đài mà không mất tiền cho AVG. Tại những trận đấu ở các sân địa phương mà địa phương đó có CLB tham gia và AVG thu phát sóng trận đấu đó thì các đài địa phương được quyền tiếp và phát sóng miễn phí trận đấu này từ AVG. Tuy nhiên phải phát y nguyên cả phần quảng cáo theo cấu trúc buổi tường thuật. Nếu các đài truyền hình khác, trong đó có đài địa phương, muốn có sóng sạch để phát trên truyền hình của mình thì phải trả tiền bản quyền truyền hình cho AVG.
Sẽ thâu tóm bản quyền truyền hình?
* Khi nào kênh truyền hình AVG sẽ ra mắt và phục vụ khách hàng?
- Dự định có thể là cuối năm 2011.
* Việc AVG nắm giữ độc quyền bản quyền V-League và các giải thể thao trong nước sẽ giống như sự độc quyền của K+ hiện nay tại Giải ngoại hạng Anh?
- Tôi không bình luận và xin phép không trả lời về các câu hỏi liên quan đến K+ vì tôi không hiểu gì về họ. Còn chiến lược kinh doanh của AVG là kiếm tiền nhưng không phải bằng mọi cách mà phải hòa với lợi ích chung.
* Liệu AVG cứ một vài năm lại sản xuất một loại đầu thu như VTC đã làm gây khó khăn cho khách hàng?
- Người dân chỉ cần dùng một đầu thu cho đến lúc hỏng về cơ học. Còn giá thuê bao tôi đảm bảo rằng sẽ tương xứng với chất lượng dịch vụ mà AVG cung cấp.
* Sau bóng đá, điền kinh, AVG sẽ mua toàn bộ bản quyền truyền hình của các liên đoàn thể thao tại VN?
- Điều này cũng còn tùy thuộc, bởi AVG là người đi mua và AVG phải chọn lựa món hàng nào phù hợp chứ không phải cái gì cũng mua.
* Liên đoàn cầu lông, môtô - xe đạp đã chính thức tuyên bố không bán bản quyền truyền hình của họ cho AVG?
- Ông Lê Thanh Sang (TTK Liên đoàn Cầu lông) nói không bán nhưng tôi đã làm việc trực tiếp với bác Phan Văn Khải (nguyên thủ tướng Chính phủ - NV) hiện nay là chủ tịch Liên đoàn Cầu lông nên thời gian tới chắc chắn cầu lông sẽ ký. Riêng Liên đoàn môtô - xe đạp VN thì tôi chưa bao giờ đề cập tới.
Cơ hội thâu tóm các chương trình thể thao lớn Trước khi ký hợp đồng chính thức với AVG, ban chấp hành VFF đã có văn bản xin ý kiến của Bộ VH-TT&DL. Trong văn bản trả lời ngày 15-6, Bộ VH-TT&DL chấp thuận cuộc hợp tác này với nội dung cụ thể: “AVG là đơn vị duy nhất khai thác và phân phối bản quyền truyền hình bóng đá trong và ngoài nước trên các phương tiện truyền hình. Thời hạn hợp đồng từ năm 2010-2030”. Thông báo của AVG một lần nữa khẳng định chính Bộ VH-TT&DL đã khích lệ các liên đoàn thể thao, trong đó có VFF, bán bản quyền cho AVG đặc biệt là với thời gian 20 năm theo yêu cầu của AVG. VOC cũng sẽ đoạn tuyệt với VTV để đi với AVG Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Vĩnh Giang - tổng thư ký Ủy ban Olympic VN (VOC) - cho biết AVG và VOC sắp ký hợp đồng với nhau về một số bản quyền truyền hình của các đại hội thể thao lớn trong nước và quốc tế. Ví dụ như SEA Games, Asiad... những đại hội có đoàn thể thao VN tham dự thì AVG sẽ là đài truyền hình đại diện của VN được VOC chính thức giới thiệu để làm việc về vấn đề bản quyền truyền hình ở VN tại các đại hội. Như thế đồng nghĩa với việc “AVG sẽ chặn đường tiếp cận đến các đại hội thể thao trong nước và quốc tế của các đài truyền hình khác như VTV, VTC” - ông Giang cho hay. VTV sẽ hợp tác với AVG để phát sóng V-League” Ông Phan Ngọc Tiến - phó giám đốc VTV3 phụ trách lĩnh vực thể thao - cho biết: “Chúng tôi đã không mua được bản quyền V-League từ năm 2011 thì sẽ phải cố gắng để đàm phán mua bản quyền phát sóng phục vụ người xem. Tôi nghĩ chuyện mua bản quyền năm tới giá không quá cao như mọi người lo ngại, vì AVG trước mắt chưa có đội ngũ sản xuất, chưa có kênh truyền dẫn, mà trong điều khoản hợp đồng mua bán bản quyền giữa VFF và AVG - như thông tin chúng tôi có - bắt buộc phải đảm bảo 60% dân số VN được xem bóng đá trực tiếp, hay nói cách khác thì phải được phát trên một kênh quảng bá có diện phủ sóng rộng nhất”. |
THU HÀ - KHƯƠNG XUÂN ghi
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
tienphong.vn: 11:26 | 19/12/2010
TP - Quyền lợi của người dân sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc AVG ký kết hợp đồng bản quyền truyền hình với các liên đoàn, hiệp hội. Ông Phạm Nhật Vũ tuyên bố trước đông đảo báo giới và một số đơn vị hữu trách.
Ông Phạm Nhật Vũ. |
Sáng qua 18-12, AVG (Cty CP nghe nhìn toàn cầu) do ông Phạm Nhật Vũ làm chủ tịch đã công bố các thông tin liên quan việc ký kết hợp đồng bản quyền truyền hình giữa AVG với các liên đoàn, hiệp hội thể thao.
Tại cuộc họp, ông Phạm Nhật Vũ khẳng định, AVG không phải là cơ quan tuyên truyền của Đảng, Nhà nước như các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương mà là “đơn vị truyền dẫn phát sóng và sản xuất, cung cấp dịch vụ truyền hình giải trí có thu phí”. Ông Vũ cũng phủ nhận dùng từ “độc quyền” khi nói về bản quyền với các liên đoàn.
Ông Vũ nói: “Chúng tôi dùng trong hợp đồng là “toàn diện, duy nhất”. Nhưng xét tới cùng về mặt luật pháp, tôi có cơ sở để khẳng định AVG là đầu mối duy nhất. Tại sao lại duy nhất? Vì như thế sẽ dễ chia sẻ, đàm phán, các liên đoàn và các đài truyền hình cũng đỡ khổ, đỡ vất vả hơn”.
Trả lời câu hỏi về việc AVG sẽ chia sẻ bản quyền truyền hình thể thao với các đài truyền hình như thế nào, người dân có phải trả phí hay không, ông Phạm Nhật Vũ nói: “Trong trường hợp AVG chưa truyền hình trực tiếp, chưa bán bản quyền thì các đài sẽ được làm việc, truyền hình trực tiếp không mất phí theo thỏa thuận với AVG. Nếu đài nào muốn phát sóng “sạch”, không có quảng cáo thì phải trả tiền cho AVG.
Việc khán giả có được xem miễn phí hay không thì là câu chuyện phải thống nhất giữa các đơn vị đài truyền hình với bên nắm bản quyền là AVG. Hiện tại AVG chưa đưa ra thời điểm phát sóng chính thức, nhưng đã đưa ra sẽ đảm bảo là hay, là đẹp, không có “sạn”. AVG đang hoàn thiện nội dung chương trình và có lẽ thời điểm phát sóng sẽ là cuối năm 2011”.
Ông Vũ cũng nói, không ký với tất cả các liên đoàn thể thao. Cũng theo ông Phạm Nhật Vũ, hợp đồng của AVG với các liên đoàn, hiệp hội đều kéo dài 20 năm, và sau khoảng thời gian 5 năm, nếu thấy cần thiết, AVG mới xem xét lại.
Ông Phạm Nhật Vũ phủ nhận khả năng người dân bị bị ảnh hưởng quyền lợi xuất phát từ quyền “toàn diện, duy nhất” của AVG, ví dụ như chuyện thay đổi đầu thu sau một thời gian sử dụng. “Chắc chắn chúng tôi không làm như thế. Đầu thu của chúng tôi ổn định về mặt công nghệ, nếu có hỏng, chỉ là do cơ học. Về mức phí, AVG sẽ đưa ra một cái giá hợp lý, hoàn toàn chấp nhận được, tương xứng với dịch vụ, nội dung”.
Trước câu hỏi có hay không chuyện nguyên Phó TGĐ Đài truyền hình VN (VTV) Trần Đăng Tuấn sẽ về AVG, ông Vũ cho biết: “Tôi biết anh Tuấn từ lâu, và đã có lời mời. Cũng thời gian ngắn nữa thôi anh Tuấn sẽ về AVG. Tôi đã đề nghị anh ấy làm TGĐ cho AVG. Trong thời gian xây dựng AVG vừa qua, anh Tuấn cũng có giúp đỡ, chỉ dạy chúng tôi”.
Nguyên Phong
thethao.tuoitre.vn:
Thứ Năm, 16/12/2010, 06:50 (GMT+7) Sự kiện & dư luận
TT - Rất nhiều người thắc mắc rằng AVG là ai mà có thể khiến Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) đủ dũng cảm “ly dị” Đài truyền hình quốc gia (VTV)?
Trong vài tháng gần đây, làng truyền thông VN xôn xao bàn tán về sự xuất hiện của AVG, một công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông mới xuất hiện, chưa có sản phẩm nào “trình làng”, nhưng được dự báo sẽ là một gương mặt đáng gờm với bất cứ ai, cho dù đó là Đài truyền hình quốc gia!
Công ty tư nhân đầu tiên được truyền dẫn phát sóng
AVG là viết tắt của Audio Visual Global - là tên gọi tắt của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu. Tháng 9-2010, AVG đã có một buổi tiệc ra mắt mang tính chất gặp gỡ thân mật. Tại đó, ông Phạm Nhật Vũ - chủ tịch hội đồng quản trị AVG - cho biết vốn pháp định của AVG là 1.400 tỉ đồng. Nhưng thông tin mới nhất do ông Vũ cho biết: vốn của AVG đã tăng lên 1.800 tỉ đồng, từ sáu cổ đông chính, trong đó có Tập đoàn An Viên.
Trong danh sách 100 người giàu nhất thị trường chứng khoán VN (tổng kết năm 2009), mọi người không thấy tên ông Phạm Nhật Vũ. Tuy nhiên, trong giới kinh doanh ở VN có lẽ không ai không biết ông Vũ - em trai của ông Phạm Nhật Vượng (Công ty Vincom, người được xem là giàu nhất VN hiện nay, căn cứ vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán).
“Việt Nam là một trong những nước phát triển nhanh nhất thị trường truyền hình trả tiền ở châu Á - Thái Bình Dương. SES tự hào hợp tác với các nhà điều hành dịch vụ truyền hình vệ tinh tư nhân duy nhất tại Việt Nam, và lên kế hoạch để hỗ trợ nhanh AVG chiến lược phát triển mạnh mẽ tại thị trường này“. Ông Scott Sprague (phó chủ tịch kinh doanh của SES) |
Hồi 10 giờ 10 phút 10 giây ngày 10-10-2010, AVG đã thực hiện việc phát sóng thử nghiệm. Hiện nay, các kênh truyền hình AVG chưa thể đến được với người dân là vì AVG chưa cung cấp đầu giải mã kỹ thuật số (set top box) ra thị trường.
Nỗi lo của các liên đoàn
Cách đây vài tháng, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã có một cuộc họp do Thứ trưởng Nguyễn Danh Thái chủ trì, với sự tham gia của đại diện các liên đoàn thể thao ở VN. Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã yêu cầu các liên đoàn nên hợp tác với AVG trong việc bán bản quyền truyền hình kéo dài 20 năm!
Đón nhận “chỉ đạo” này, đại diện các liên đoàn mang nhiều tâm trạng khác nhau. Người thì hớn hở vì “cả đời có bao giờ cầm được một đồng nào từ truyền hình, nay dù chỉ 100-200 triệu đồng/năm cũng quý”. Người thì băn khoăn: “Nhiệm kỳ chỉ có năm năm, làm sao tôi dám bán 20 năm?”. Người thì thắc mắc: “AVG đã có gì trong tay đâu, mua bản quyền rồi phát sóng ở chỗ nào? Không khéo mua xong rồi không có đầu ra làm ảnh hưởng đến các liên đoàn khi đi vận động tài trợ”...
Một vài câu hỏi đã được giải đáp sau khi VFF đi tiên phong trong việc ký hợp đồng, mà ngày 18-12 sẽ chính thức họp báo để công bố. Theo đó, sẽ không ngại trong tương lai nếu V-League phát triển quá mạnh thì VFF thiệt, bởi trong hợp đồng có điều khoản cho phép VFF được yêu cầu AVG phải ngồi lại thương thảo cho phù hợp với thực tế.
VFF chỉ thu được 3 tỉ đồng từ bản quyền truyền hình V-League năm 2010, nay nhận được gấp đôi số đó từ AVG trong năm 2011. Tiếp đến, cứ mỗi năm sẽ cộng thêm 10% so với năm trước. Và nữa, nếu V-League 10 năm sau phát triển quá tốt thì VFF có quyền buộc AVG phải ngồi lại để thay đổi giá trị hợp đồng cho phù hợp.
Nghe qua có vẻ AVG toàn nắm phần lưỡi dao? Thật ra chuyện mua bản quyền truyền hình V-League và tất cả các môn thể thao khác ở VN trong 20 năm chỉ là một thương vụ của AVG trong buổi sơ khai. Tổng chi phí để mua bản quyền V-League cùng tất cả các môn khác chỉ vào khoảng chục tỉ đồng/năm - quá nhỏ nhoi so với tiềm lực kinh tế của AVG.
Như vậy, vấn đề còn lại mà các liên đoàn quan tâm nhất là chuyện đầu ra của AVG. Theo thông tin chúng tôi có, AVG sẵn sàng chia sẻ bản quyền V-League 2011 cho các đài với cái giá không cần lãi (thậm chí lỗ cũng chả sao!). Nhưng liệu các nhà đài có tẩy chay AVG sau phi vụ gây sốc? Một người am hiểu cho biết: AVG đủ khả năng để điều đó không xảy ra.
Cột mốc 2015
Thế thì mục tiêu chính của AVG là gì? Tổng hợp các nguồn tin từ những người am hiểu, sẽ thấy chiến lược kinh doanh của AVG nằm vào năm 2015. Đó là thời điểm mà theo lộ trình của Chính phủ, sẽ chấm dứt việc phát sóng analog tại VN. Nghĩa là khi đó chỉ có xem truyền hình qua cáp hoặc đầu thu kỹ thuật số!
Trên diễn đàn của những người yêu truyền hình kỹ thuật số, người ta đã đưa một bản tin thế này: “Ngày 27-5-2010, SES World Skies (công ty con của Tập đoàn đa quốc gia SES có trụ sở tại Mỹ và Hà Lan, vào loại hàng đầu thế giới trong việc cung cấp dịch vụ vệ tinh - NV) thông báo họ vừa ký một thỏa thuận nhiều năm với AVG - một công ty cổ phần của Tập đoàn An Viên - để cung cấp dung lượng TP (hệ thống thu nhận và phát tín hiệu trên vệ tinh, từ chuyên môn gọi là bộ phát đáp - NV) trên vệ tinh NSS-6 cho dịch vụ truyền hình vệ tinh DTH tại VN. AVG lên kế hoạch cung cấp hơn 80 kênh truyền hình tại VN”.
Nhiều chuyên gia truyền hình đã dự báo: với tiềm lực tài chính mạnh mẽ của mình, một khi AVG hoàn tất mạng lưới truyền dẫn phát sóng kỹ thuật số mặt đất trên toàn quốc (theo như giấy phép được cấp) thì khi đó những nhà đài của Nhà nước sẽ hết sức vất vả!
Sự chuẩn bị của AVG cho cột mốc 2015 không chỉ có chuyện mua bản quyền các môn thể thao ở VN, không chỉ âm thầm đầu tư cho cơ sở hạ tầng mà còn thu hút chất xám của các nhà đài lớn. Có lẽ không lâu nữa, chúng ta sẽ thấy được những nhân vật nổi tiếng trong làng truyền hình lần lượt về đầu quân cho AVG.
HUY THỌ - THU HÀ
Ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty AVG: “Sẽ có các thông tin cần thiết vào ngày 18-12” Bình luận về việc gần đây các báo nêu vấn đề AVG mua bản quyền các giải thể thao trong nước, ông Phạm Nhật Vũ cho biết: “Tôi không có bất kỳ trách cứ nào với các cá nhân, đơn vị khi họ bình luận việc AVG mua bản quyền, bởi đơn giản là họ chưa có những thông tin đầy đủ về chúng tôi hoặc họ chưa thật sự hiểu việc chúng tôi đang làm. Tôi đang tiến hành việc mời thật đông đủ các báo, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như lãnh đạo các liên đoàn, các bộ môn thể thao cùng dự buổi họp báo với chúng tôi vào ngày 18-12-2010, lúc đó chúng ta sẽ có thật đầy đủ các thông tin cần thiết. Tôi sẽ chia sẻ thật đầy đủ, trên tinh thần cởi mở và chịu trách nhiệm về những phát ngôn của mình trong buổi họp báo này”.
Khi được hỏi về thời điểm chính thức phát sóng và cung cấp dịch vụ, ông Vũ nói: “Số lượng người xem truyền hình trả tiền là một trong các nguồn thu của AVG bên cạnh các nguồn khác như quảng cáo, các dịch vụ tương tác... nên chúng tôi cần nhiều người xem chứ! Nhưng chúng tôi tôn trọng người xem, thể hiện bằng những hành động cụ thể như: cung cấp đến người xem truyền hình chất lượng cao về âm thanh, hình ảnh rõ nét cũng như sản xuất, cung cấp cho người xem những chương trình được dàn dựng, biên tập, ghi hình... với cách làm bài bản, nghiêm túc. Do vậy, chúng tôi chỉ đưa ra thị trường chính thức các gói dịch vụ cũng như sản phẩm của mình khi đã đạt được các điều kiện này”. Nhắc đến nỗi lo của người xem truyền hình là khi cứ xuất hiện một nhà cung cấp dịch vụ mới, người dân sau một thoáng hồ hởi là lại bực mình vì “tất cả đều giống nhau”, ông Vũ cho biết: “AVG đang xây dựng các kênh chương trình về văn hóa, thể thao chất lượng cao. Người xem truyền hình AVG sẽ trả cho AVG một khoản phí để xem những chương trình truyền hình đặc sắc trong và ngoài nước. Đối với kênh thể thao, văn hóa, định hướng của AVG có thể sẽ đặt nằm trong một gói các chương trình cơ bản (tức là gói chương trình có tính phí thấp, thậm chí không tính phí). Một số nội dung đặc sắc trong văn hóa, thể thao, AVG sẽ sắp xếp trong các kênh chương trình riêng có thu phí nhưng chắc chắn sẽ không phải là giá trên trời, bởi chúng tôi không thể đi ngược với lợi ích chung của toàn xã hội”. THU HÀ thực hiện |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Ý kiến bạn đọc (8)
Bản chất kinh doanh
Đã là kinh doanh thì mục đích chính vẫn là thu lợi nhuận, cho dù là người giàu nhất thế giới thì khi đã kinh doanh cũng phải thế, đó là bản chất! Nói, hứa và cam kết thì chưa là hành động cụ thể, đến khi thực sự hoạt động thì ít nhất cũng đánh vào túi tiền của 30 triệu dân có thu nhập trung bình trở lên.
hoangdung
hoangdung
Tôi ủng hộ AVG
Như ý kiến bạn Tường Giang tôi cũng cảm thấy việc AVG ra đời sẽ góp phần tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đài với mục đích mang lại cho mọi người dân của chúng ta được xem truyền hình. Tôi hy vọng AVG ra đời sẽ kéo chi phí thuê bao xuống mức thấp nhất để những người có thu nhập chỉ khoản hơn 2 triệu đồng như tôi được xem những kênh truyền hình hay.
Phạm Nhật Duy
Phạm Nhật Duy
Cần phải có "Viettel thứ 2 " cho truyền hình Việt Nam!
Thử nghĩ trước khi có Viettel, Vinaphone & Mobifone của VNPT "làm mưa, làm gió" như thế nào. Giá cước tới 3600 VND/ phút. Chẳng có quyền lợi gì cho người tiêu dùng, chất lượng dịch vụ thì tệ hại. Có ông thứ 3 là Viettel ra đời, càng ngày, người dân càng được hưởng dịch vụ tốt hơn, giá rẻ hơn. Và hiện nay, cả người nghèo cũng có thể dùng điện thoại di động.
Tôi tin rằng sắp tới người nghèo, người dân vùng sâu vùng xa cũng sẽ được xem truyền hình. Tôi ủng hộ sự xuất hiện đúng lúc này của AVG!
Tường Giang
Tôi tin rằng sắp tới người nghèo, người dân vùng sâu vùng xa cũng sẽ được xem truyền hình. Tôi ủng hộ sự xuất hiện đúng lúc này của AVG!
Tường Giang
Xóa bỏ độc quyền là tốt
Sự xuất hiện của AVG sẽ góp phần xóa bỏ sự độc quyền của hệ thống truyền hình nhà nước. Tuy nhiên, nên chú ý tránh việc chuyển độc quyền nhà nước sang độc quyền tư nhân.
Nam Lê
Nam Lê
Cạnh tranh sẽ phát triển
Tôi ủng hộ việc làm của VFF và AVG. Các đài truyền hình nhà nước hiện nay chỉ bán kênh, bán sóng để thu về tiền quảng cáo và không để ý tới nhu cầu của nhân dân. Cá nhân tôi sẵn sàng trả tiền để được xem truyền hình có chất lượng tốt. Việc làm của AVG và VFF đã phá vỡ tính độc quyền trước đây của VTV. Hy vọng sau việc này các nhà đài sẽ phải tự nhìn lại việc làm của mình nếu không muốn đánh mất khách hàng. Cạnh tranh sẽ phát triển và người dân sẽ được hưởng những dịch vụ tốt hơn.
Phan Minh
Phan Minh
Rất nên thay đổi Bản quyền truyền hình bóng đá VN
Theo một số báo, thời gian gần đây, Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) đã mua bản quyền V-league trong 20 năm. Và đã có một số phản ứng từ báo, đài... Nhất là Đài truyền hình Việt Nam. Cách phản ứng của VTV thì không có gì để nói vì VTV từ lâu đã thuộc V-league rất lâu và sản xuất nhiều chương trình song hành cùng V-league.
Nhưng có điều, mang dáng vấp Truyền hình quốc gia mà chưa định hình được tính chuyên nghiệp trong sản xuất. Điển hình, những trận V-league, VTV chỉ quay trực tiếp trên những sân bóng miền Bắc hay nói chính xác là 70% giải V-league VTV chỉ quanh quẩn trong khu vực miền Bắc. 30% còn lại quay những trận miền Nam là những trận cầu đinh hay những đại gia V-league như HAGL, ĐTLA, BD... Ngoài ra, những trận ở miền Bắc không thuộc tính chất cao thì lại trực tiếp.
Tôi không biết ai có ý nghĩ như tôi không? Nhưng dần dần VTV tạo cảm giác cho người xem trên cả nước: "Làm biếng di chuyển". Vậy tại sao AVG cạnh tranh mua bản quyền thì lại phản ứng?
Chúng ta nên có cách thay đổi mới về vấn đề này, vì AVG đủ tiềm lực, tài chính để đáp ứng mong mỏi khán giả hâm mộ cả nước chứ không phải VTV chỉ đáp ứng cho người hâm mộ miền Bắc và những đội bóng họ yêu mến.
Tôi ủng hộ AVG và mong rằng họ sẽ làm vui lòng khán giả hâm mộ cả nước.
sibetcheo
Nhưng có điều, mang dáng vấp Truyền hình quốc gia mà chưa định hình được tính chuyên nghiệp trong sản xuất. Điển hình, những trận V-league, VTV chỉ quay trực tiếp trên những sân bóng miền Bắc hay nói chính xác là 70% giải V-league VTV chỉ quanh quẩn trong khu vực miền Bắc. 30% còn lại quay những trận miền Nam là những trận cầu đinh hay những đại gia V-league như HAGL, ĐTLA, BD... Ngoài ra, những trận ở miền Bắc không thuộc tính chất cao thì lại trực tiếp.
Tôi không biết ai có ý nghĩ như tôi không? Nhưng dần dần VTV tạo cảm giác cho người xem trên cả nước: "Làm biếng di chuyển". Vậy tại sao AVG cạnh tranh mua bản quyền thì lại phản ứng?
Chúng ta nên có cách thay đổi mới về vấn đề này, vì AVG đủ tiềm lực, tài chính để đáp ứng mong mỏi khán giả hâm mộ cả nước chứ không phải VTV chỉ đáp ứng cho người hâm mộ miền Bắc và những đội bóng họ yêu mến.
Tôi ủng hộ AVG và mong rằng họ sẽ làm vui lòng khán giả hâm mộ cả nước.
sibetcheo
Hy vọng được như AVG nói!
Trước khi đọc bài báo này, tôi chưa biết AVG là ai, là đơn vị nào, nên đã có ác cảm với AVG, tước quyền xem những chương trình hay trên kênh miễn phí của khán giả, điển hình là vụ mua bản quyền phát sóng V-League của VFF. Nhưng khi đọc bài báo này, tôi thầm hy vọng AVG làm được những gì mình nói, chất lượng hiện tại của VCTC và SCTV quá kém, tín hiệu hay bị nhiễu, mất sóng, thỉnh thoảng đang xem mà hiện 1 bảng quảng cáo chiếm gần hết màn hình (mặc dù chương trình vẫn đang phát ).
Nếu AVG sẽ làm được những điều ông Phạm Nhật Vũ nói, chắc chắn AVG sẽ thành công, và người xem truyền hình cũng được hưởng lợi!
Tâm Châu
Nếu AVG sẽ làm được những điều ông Phạm Nhật Vũ nói, chắc chắn AVG sẽ thành công, và người xem truyền hình cũng được hưởng lợi!
Tâm Châu
Tôi ủng hộ AVG
Tôi ủng hộ AVG, hãy nhìn vào các ngành viễn thông, hàng không.... Càng có nhiều đơn vị kinh doanh thì người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. VTV cơ chế nặng nề, chất lượng thì không có gì cả, tin tức thời sự nhiều khi không có mang tính thời sự (chẳng hạn nhiều vụ việc VTV có thể phát hình động dạng film hoặc quay trực tiếp tại hiện trường, đằng này VTV thường phát các hình chết). Hãy để các đơn vị truyền hình mới đem đến các luồng gió mới cho người dân.
The Phu
The Phu
tuoitre.vn:
Thứ Hai, 13/12/2010, 05:50 (GMT+7)
Vụ kênh truyền hình K+
TT - Ngày 12-12, câu chuyện truyền hình và bóng đá tiếp tục nhận hơn 64 phản hồi. Bạn đọc không hài lòng khi VTV hờ hững với bản quyền V-League và phát sóng các trận đấu của đội tuyển bóng đá VN trên kênh VTV2 vốn không phổ biến.
Nghệ sĩ Bảo Quốc ký vào thư ngỏ gửi Thủ tướng của Hội cổ động viên bóng đá cả nước phản đối sự độc quyền của K+. Tính đến nay thư ngỏ đã có 11.323 chữ ký của cổ động viên cả nước - Ảnh: Gia Tiến |
Mất trật tự xã hội vì K+
Bóng đá phải đến được với dân nghèo HLV Nguyễn Thành Vinh của CLB Hòa Phát Hà Nội cho biết: “Mỗi mùa giải CLB này được tường thuật chưa đến chục trận đấu. Tính theo giá năm 2010 tổng tiền bản quyền một trận VFF nhận cũng chỉ 30-40 triệu đồng thì với 50% của ngần ấy tiền, các CLB được bao nhiêu. Dù hiện nay tăng lên 60% thì nó cũng chẳng đáng gì với số tiền 300 triệu đồng/năm mà các CLB đóng cho VFF phí tham dự giải, chưa nói gì mấy chục tỉ các CLB bỏ ra cho một mùa bóng. Do vậy, mối lo lớn nhất của chúng tôi là làm sao bóng đá đến được với dân nghèo chứ không phải kiếm tiền trên lưng người hâm mộ”. K.XUÂN ghi |
Lúc này trong đầu tôi suy nghĩ giờ cũng mất ngủ rồi, mà cả năm mới có một trận siêu kinh điển lẽ nào lại bỏ phí. Suy nghĩ một lúc chợt nhớ trên đường đi làm về có mấy quán cà phê để chữ K+ chắc hẳn là có trực tiếp bóng đá, thế là tôi lật đật chạy xe ra mấy quán cà phê ở đường Phan Xích Long (Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Tới nơi tôi mừng vì thấy ở đây có trực tiếp (lúc này trận đấu diễn ra khoảng 25 phút) và rất đông người đứng xem, đến nỗi ba quán cà phê gần nhau không đủ sức chứa và mỗi quán phải quay một tivi ra đường để dân chúng xem, con đường chật kín người đứng xem.
Tôi ngạc nhiên hơn khi người đứng xem đông nhưng không hô lớn khi có những pha bóng đẹp mà họ chỉ vỗ tay nho nhỏ, chắc hẳn họ là người có ý thức nhưng do yêu thể thao, yêu bóng đá nên mới tập trung xem đông như vậy. Tôi đứng xem khoảng năm phút thì lực lượng dân phòng của quận Phú Nhuận đến yêu cầu chủ quán cà phê tắt tivi.
Ở đây tôi không nói các anh dân phòng sai mà là các anh đang thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Anh trưởng dân phòng đang lớn tiếng thì một bác đứng tuổi bước ra nói lời xin lỗi có ai muốn như vậy đâu, nhưng do họ yêu thể thao, yêu bóng đá, muốn được xem trận đấu hay của năm diễn ra nhưng khổ nỗi không có đài truyền hình nào trực tiếp, nhà bác sử dụng cáp mà mở hết đài này đến đài khác cũng không có.
Nói chuyện một hồi anh trưởng dân phòng bắt đầu nhỏ tiếng lại nhưng vẫn giữ nguyên lập trường là phải tắt tivi. Thế là chủ quán cà phê phải tắt, mọi người lủi thủi ra về.
(nguoivietnam@...)
Tôi đâu bắt được VTV2
VTV2 từ lâu ở chỗ tôi có bắt được đâu, mà nếu có sóng thì cũng rất mờ. Thêm nữa, đáng lẽ bóng đá phải phát trên VTV3 vì đây là kênh thể thao, giải trí, thông tin kinh tế thì lại phát trên kênh VTV2 là kênh khoa học và giáo dục.
Thành (mutuvn@...)
Xem với màn hình đầy “hột é”
Với tình trạng này, nhiều khả năng chúng tôi không thể xem được trận bán kết lượt đi của tuyển VN tại AFF Suzuki Cup vào ngày 15-12 hoặc phải xem với màn hình đầy “hột é”. Sao lòng đam mê bóng đá, tình yêu chân chính vì màu cờ sắc áo của Tổ quốc mà chúng tôi phải chật vật mới có thể thể hiện?
Có phải quá bất công với những người nghèo như chúng tôi không, có phải những con người đang làm cái chuyện gọi là “bản quyền” gì đó đang quay lưng lại với người nghèo không? Và VTV có còn xứng đáng được gọi là đài truyền hình của nhân dân nữa không?
NGUYÊN LONG (trannguyenlong2004@...)
Vừa mừng vừa lo Đất nước ngày càng giàu hơn. Điều đó đã được chứng minh qua sự tăng trưởng chỉ số GDP công bố tại các kỳ họp Quốc hội, hội đồng nhân dân các địa phương. Và đất nước đi lên thì đương nhiên người dân cũng có cuộc sống khá hơn. Cuộc sống ấy bao gồm vật chất lẫn tinh thần. Nhưng có một nghịch lý ở lĩnh vực thuộc về nhu cầu, thậm chí quyền được hưởng thụ của người dân trong đời sống tinh thần, đã đi ngược lại: đó chính là truyền hình. Xin dẫn chứng: vài ba năm, thậm chí cả chục năm về trước, người dân được xem đầy đủ tất cả các giải bóng đá. Nhưng bây giờ đội tuyển quốc gia thi đấu thì không phải ai cũng xem được, đặc biệt là những người nghèo ở vùng sâu vùng xa. Đơn giản bởi các trận bóng đá đã bị đẩy sang kênh VTV2 ít phổ biến hơn so với VTV3. Nói đến đây hẳn các vị làm truyền hình lại giải thích như thế này về chuyện các giải bóng đá quốc tế: ngày xưa chúng ta chưa hội nhập nên “chôm” sóng của thiên hạ, còn bây giờ hội nhập rồi thì phải theo luật chơi quốc tế, phải bỏ tiền mua bản quyền. Đúng là như thế. Nhưng chúng tôi nào có phải xem chùa, cũng phải chịu sự tra tấn của quảng cáo để nhà đài có tiền mua bản quyền và chúng tôi cũng phải đóng phí cả đấy thôi. Giá như nhà đài đừng tranh nhau mua bản quyền với giá trên trời và hãy tạo ra thật nhiều gói cước khác nhau để chúng tôi chọn lựa. Ai khá giả thì mua gói đắt tiền, đổi lại ít bị quảng cáo tra tấn, ngược lại ai ít tiền thì mua gói rẻ và chấp nhận bị quảng cáo hành hạ đôi chút. Miễn là ai cũng được xem. Đó là chuyện các giải bóng đá quốc tế. Đáng nói hơn là chuyện người nghèo không xem được các trận đấu của đội tuyển bóng đá quốc gia. Ai cũng thấy được rằng khi đội tuyển quốc gia thắng trận, hàng triệu người đổ ra đường ăn mừng chiến thắng, đó không chỉ vì mê bóng đá mà đó là hình ảnh thể hiện lòng tự hào dân tộc. Ấy vậy mà đài truyền hình quốc gia lại xếp chuyện này dưới cả các chương trình game show (thể hiện qua việc truyền hình trực tiếp bóng đá trên kênh có tầm phủ sóng yếu hơn). Vừa rồi, đọc bài VFF (Liên đoàn Bóng đá VN) “ly dị” VTV để “kết hôn” với AVG (Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu), chúng tôi vừa mừng vừa lo. Mừng là hi vọng sắp tới thế độc tôn của đài quốc gia sẽ không còn khi gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của AVG - một đơn vị tư nhân đã được Chính phủ chấp thuận cho tham gia lĩnh vực truyền thông. Có lẽ trong tương lai, các liên đoàn thể thao sẽ không còn nỗi bực dọc như ông Lê Hùng Dũng tâm sự: không những không được tiền, mà còn phải chi tiền bồi dưỡng cho truyền hình. Còn nỗi lo của người hâm mộ chúng tôi là không biết AVG có làm tốt như đã nói (không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người xem)! Sở dĩ chúng tôi lo là bởi cách đây vài năm, khi xuất hiện VTC ai cũng mừng thầm là VTV đã có đối thủ. Nào ngờ VTC cũng chẳng khá hơn, người xem liên tục phải thay đầu thu... NHƯ ĐAN (Q.Thủ Đức, TP.HCM) |
______________________
VTC tố VFF bội bạc
Ngày 12-12, ông Vũ Quang Huy, phó giám đốc Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, chính thức có phát ngôn về việc VFF bán bản quyền truyền hình V-League cho AVG. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huy cho biết đến thời điểm này VTC vẫn chưa biết đây có phải là thông tin hoàn toàn chính xác hay chưa, bởi VTC vẫn chưa nhận được thông báo của VFF về việc họ không bán bản quyền truyền hình V-League cho VTC mà quay sang bán cho AVG.
Nếu đây là thông tin chính xác như Tuổi Trẻ đã đưa thì chỉ có thể nói VFF đã bội bạc với VTC.
Ông Huy bày tỏ: “Là đại diện của VTC, tôi thật sự ngạc nhiên về việc VFF đã bán bản quyền 20 năm của V-League cho AVG mà không hề gửi thông báo cho chúng tôi biết trước khi bán. Dù sao VTC và VTV cũng là một trong hai đài đầu tiên phát sóng V-League và đã theo giải đấu này mười năm qua. Năm 2006 khi tôi chuyển từ VTV về VTC, ngay lập tức chúng tôi đã mua bản quyền V-League và phát sóng trên VTC. Chúng tôi cũng là đài duy nhất có bình luận trước và sau trận đấu tại V-League. Mỗi năm VFF đều tăng giá bản quyền từ 5-10 triệu đồng và VTC luôn trả đúng số tiền. V-League đá giờ nào chúng tôi lên sóng giờ đó chứ chưa bao giờ ép các câu lạc bộ và VFF. Còn có thông tin cho rằng mời các đài đến phải chi tiền để lên sóng thì tôi không biết đài nào, chứ VTC không bao giờ có chuyện đó”.
Khẳng định việc VFF không hề thông tin chuyện bán bản quyền cho VTC, ông Huy nói: “Lẽ ra trước khi bán cho người khác, VFF phải hỏi những khách hàng truyền thống đã theo mình bao năm như VTC rằng có người khác hỏi mua chúng tôi với giá như thế này đấy, các ông có mua được giá cao hơn họ không. Nếu chúng tôi không đủ tiền mua với giá như AVG thì họ bán cho AVG cũng là điều dễ hiểu, đằng này khi họ bán cho AVG cũng không hề hỏi chúng tôi câu nào. Đây đúng là sự bội bạc của VFF. Tôi có thể đặt câu hỏi với VFF rằng các ông đã được lợi gì mà lại quay ngoắt không bán cho chúng tôi, đem bán cho người khác? Trong khi bán cho VTC, tôi đảm bảo rằng VFF không bao giờ phải chịu thiệt thòi. Trong một lần trao đổi với tôi, ông Trần Quốc Tuấn, tổng thư ký VFF, cho rằng VTC đang là đài truyền hình về V-League tốt nhất trong cả nước. Tôi ghi nhận điều đó nhưng vì lý do gì, quyền lợi nào mà VFF lại bội bạc VTC?”.
KHƯƠNG XUÂN
thethao.tuoitre.vn
Thứ Năm, 09/12/2010, 06:15 (GMT+7)
Thể thao
TT - Ngày 8-12, Hội CĐV bóng đá VN dưới sự chủ trì của chủ tịch lâm thời Nguyễn Đức Trung đã có cuộc gặp mặt đại diện các hội CĐV trong cả nước tại Hà Nội và cùng ký vào lá thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để phản đối việc K+ độc quyền phát sóng Giải ngoại hạng Anh ngày chủ nhật.
Bức thư được các thành viên trong hội cùng bàn bạc và được sự tư vấn hỗ trợ của một luật sư tại TP.HCM. Thư viết:
“Là những CĐV nhiệt thành của bóng đá VN, từ nhiều năm nay chúng tôi coi các giải bóng đá châu Âu phát trên kênh truyền hình là món ăn tinh thần không thể thiếu. Cách đây ít năm, khi VTV tách các giải bóng đá hàng đầu châu Âu để phát trên kênh truyền hình cáp VCTV, người hâm mộ VN đã một phen thiệt thòi. Rất nhiều khán giả ở các tỉnh xa, những khán giả nghèo đã không còn được xem các trận đấu đỉnh cao trên VTV.
Sau sự ra đời của kênh K+, liên doanh giữa VTV và một đài truyền hình nước ngoài, Giải ngoại hạng Anh, Giải vô địch Tây Ban Nha... tiếp tục được tách để bán trong một kênh truyền hình riêng thì có lẽ đã vượt quá sức chịu đựng về khả năng tài chính cũng như sự kiên nhẫn của khán giả, người hâm mộ cả nước.
Từ khi VTV tham gia liên doanh này, thuê bao của khách hàng chỉ để xem những trận đấu này cũng tăng gấp 6 lần so với mức cũ. Mức giá này chẳng khác gì sự đánh đố, xúc phạm người nghèo, một sự nhạo báng tình yêu thể thao của CĐV. Kênh truyền hình này dành cho ai?
Có bao nhiêu trong số 70-80% dân số là những người có thu nhập trung bình, nghèo được xem bóng đá? Và phải chăng món ăn tinh thần dù rất đỗi giản dị của CĐV đang bị tước đoạt bởi cái tên K+? VTV là đài quốc gia hoạt động bằng tiền đóng thuế của dân chúng. Vậy ưu tiên của VTV là quyền lợi của dân chúng, của những người đóng thuế chứ không phải là kinh doanh.
Chúng tôi viết bức thư ngỏ này gửi đến Thủ tướng với đề nghị Thủ tướng sẽ kiểm tra xử lý để chấm dứt ngay sự độc quyền của K+ nhằm bảo vệ quyền lợi của người hâm mộ và nền thể thao nước nhà”.
Cùng với bức thư gửi Thủ tướng, hội cũng kêu gọi CĐV trên cả nước cùng ký vào bản kiến nghị để phản đối K+. Kể từ ngày 8-12, hội CĐV VN sẽ bắt đầu ký vào đơn kiến nghị để huy động 1 triệu chữ ký phản đối K+. Các CĐV có thể ký tại trang web VFF-fan.vn và tại hội CĐV ở các CLB tại địa phương.
Ông Trần Song Hải, đại diện hội CĐV bóng đá VN tại TP.HCM, cho biết hội sẽ mang đơn đến các quán cà phê bóng đá tại Hà Nội, TP.HCM, các sân vận động... vào cuối tuần để kêu gọi mọi người ký vào bản kiến nghị này.
K.XUÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét