Cập nhật lúc 03:36, Chủ nhật, 19/12/2010 (GMT+7)
Ngày 18-12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tổng kết chương trình kết nối mạng giáo dục và ký kết triển khai các ứng dụng tin học trong nhà trường.
Triển khai từ tháng 9-2008 đến cuối tháng 7-2010, Viettel đã hoàn thành 100% chương trình kết nối mạng in-tơ-nét miễn phí cho hơn 29 nghìn 500 trường học của ngành GD-ÐT trong cả nước. Trong số này có hơn 21 nghìn 200 đơn vị (tương đương 72% số trường học) được kết nối in-tơ-nét băng thông rộng. Chương trình này hỗ trợ hơn 25 triệu thầy giáo, cô giáo và học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục trên cả nước có điều kiện tiếp cận với in-tơ-nét phục vụ công tác quản lý, giảng dạy, học tập và tìm kiếm tài liệu, thông tin.
Bộ GD-ÐT cho biết: Với kết quả trên, Việt Nam đã trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới có 100% số cơ sở giáo dục được kết nối mạng in-tơ-nét miễn phí. Báo cáo năm 2010 của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN (SEAMEO) đánh giá về công nghệ thông tin trong giáo dục đã xếp Việt Nam ở vị trí cao ngang hàng với các quốc gia Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái-lan và đứng trên cả In-đô-nê-xi-a. Tại lễ tổng kết, Bộ GD-ÐT và Viettel còn ký hợp tác triển khai các ứng dụng tin học trong nhà trường như: Triển khai đầu tư thiết bị, số hóa sách giáo khoa, tài liệu đào tạo, thí điểm mô hình trường học điện tử...
Ðưa in-tơ-nét về trường họcBộ GD-ÐT cho biết: Với kết quả trên, Việt Nam đã trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới có 100% số cơ sở giáo dục được kết nối mạng in-tơ-nét miễn phí. Báo cáo năm 2010 của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN (SEAMEO) đánh giá về công nghệ thông tin trong giáo dục đã xếp Việt Nam ở vị trí cao ngang hàng với các quốc gia Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái-lan và đứng trên cả In-đô-nê-xi-a. Tại lễ tổng kết, Bộ GD-ÐT và Viettel còn ký hợp tác triển khai các ứng dụng tin học trong nhà trường như: Triển khai đầu tư thiết bị, số hóa sách giáo khoa, tài liệu đào tạo, thí điểm mô hình trường học điện tử...
Cập nhật lúc 03:36, Chủ nhật, 19/12/2010 (GMT+7)
Ðến nay, trên cả nước đã có 29.559 đơn vị giáo dục được Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) thực hiện kết nối in-tơ-nét. Ðây là kết quả của việc triển khai tHỎA thuận hợp tác giữa Viettel và Bộ Giáo dục và Ðào tạo trong thực hiện Chương trình đưa in-tơ-nét về trường học.
Điện Biên là một trong những tỉnh có địa hình hiểm trở, gây khó khăn cho công tác triển khai hạ tầng cung cấp dịch vụ viễn thông. Ðể hoàn thành nhiều tuyến cáp, các cán bộ kỹ thuật của Viettel phải đi bộ hàng chục km đường rừng núi. Có những nơi, như xã Chà Tở, huyện Mường Chà, phải kéo tới 60 km cáp quang mới có thể đưa được in-tơ-nét tới ba điểm trường là Trường mầm non Chà Tở, Trường tiểu học Chà Tở, Trường THCS Chà Tở. Mặc dù vậy, chỉ trong vòng tám tháng thay vì 26 tháng như kế hoạch ban đầu, 1.000 km cáp quang, 6.000 cột đã được Viettel hoàn thành lắp đặt, với tổng đầu tư lên tới 50 tỷ đồng nhằm đưa in-tơ-nét đến được 313 trường và cơ sở giáo dục của tỉnh Ðiện Biên. Như vậy, 100% số trường và cơ sở giáo dục có điện lưới tại Ðiện Biên đều đã có in-tơ-nét băng rộng. Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, với một tỉnh vùng sâu, vùng xa, miền núi, khó khăn như Ðiện Biên, việc đưa in-tơ-nét đến với các trường học sớm ngày nào, thầy và trò ở nơi đây sẽ bớt thiệt thòi ngày ấy. Kết nối in-tơ-nét chính là phương thức nhanh nhất để đưa tri thức đến mọi miền đất nước, mà đối tượng tiếp nhận trực tiếp là thầy và trò ở tất cả các cấp học. Từ đó sẽ lan tỏa mạnh mẽ tới các đối tượng và lĩnh vực khác trong xã hội.
Không chỉ Ðiện Biên, tại rất nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, Viettel đã triển khai kết nối in-tơ-nét tới các cơ sở giáo dục. Mặc dù có nhiều vùng khó khăn, đời sống của người dân chưa phát triển, đầu tư trước mắt là chưa có lãi, nhưng Viettel với trách nhiệm xã hội, với quan điểm 'đầu tư cho giáo dục những gì tốt nhất', vẫn đang tiếp tục đầu tư và đang đưa những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất (hiện nay là 3G) về các cơ sở giáo dục ở những vùng khó khăn. Với Viettel, đây là một quá trình đầu tư lâu dài, một cách làm mới, đi vào chiều sâu, tạo động lực phát triển bền vững chung của xã hội. Theo Phó Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng, thực hiện Chương trình đưa in-tơ-nét về trường học, Viettel nhắm tới ba đối tượng: Các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ được cấp miễn phí một đường in-tơ-nét tốc độ cao (miễn phí lắp đặt ban đầu, phí Modem và chi phí hằng tháng); các trường trung cấp, cao đẳng và đại học, đây là đối tượng có kinh phí cho nên sẽ được hỗ trợ 70% mức cước thuê kênh; khối quản lý của ngành giáo dục và đào tạo sẽ được hưởng chính sách miễn phí thuê kênh trong nước và được giảm 70% cước thuê kênh quốc tế.
Ðánh giá Chương trình đưa in-tơ-nét về trường học, Cục trưởng Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) Quách Tuấn Ngọc cho rằng, ở các điểm trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, việc tiếp cận với kiến thức mới, nhất là tiếp cận với công nghệ thông tin là rất khó khăn. Bởi vậy, việc đưa kiến thức tiên tiến tới thầy và trò nơi đây thông qua in-tơ-nét sẽ góp phần xóa khoảng cách lạc hậu giữa các vùng, miền... Không chỉ vậy, việc đưa in-tơ-nét tới các trường học còn tạo ra hạ tầng nền để thực hiện mọi hoạt động của ngành giáo dục, không chỉ là thông tin liên lạc mà là mọi hoạt động dạy, học, quản lý giáo dục, hành chính, dịch vụ công... của ngành giáo dục, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí...
Với mục tiêu bảo đảm cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho các đơn vị giáo dục, từ tháng 7-2010 Viettel tiến hành triển khai chuyển đổi từ dịch vụ EDGE đã cấp lên dịch vụ 3G cho các đơn vị giáo dục nằm trong vùng phủ sóng 3G với thiết bị Home Gateway Router 3G có khả năng bắt sóng cao, có thể chia sẻ kết nối mạng nội bộ. Hiện tại đã có 3.251 trường dùng dịch vụ 3G chuyển đổi từ dịch vụ EDGE; 1.449 trường triển khai mới công nghệ 3G. Trong thời gian tới, Viettel sẽ tiếp tục tiến hành thay thế dịch vụ 3G cho các đơn vị giáo dục đang sử dụng dịch vụ EDGE với mục tiêu bảo đảm chất lượng tốt nhất cho các đơn vị giáo dục. Viettel sẽ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia phát triển các dịch vụ, ứng dụng chạy trên hạ tầng kết nối của các trường, như hệ thống E-learning, hệ thống quản lý thông tin giáo dục, các ứng dụng blog cho giáo viên, thư viện sách điện tử, hệ thống hội nghị truyền hình qua web... nhằm triển khai ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục và đào tạo, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục cũng như nâng cao chất lượng việc dạy và học ở mọi cấp, mọi địa phương.
Hải ThuKhông chỉ Ðiện Biên, tại rất nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, Viettel đã triển khai kết nối in-tơ-nét tới các cơ sở giáo dục. Mặc dù có nhiều vùng khó khăn, đời sống của người dân chưa phát triển, đầu tư trước mắt là chưa có lãi, nhưng Viettel với trách nhiệm xã hội, với quan điểm 'đầu tư cho giáo dục những gì tốt nhất', vẫn đang tiếp tục đầu tư và đang đưa những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất (hiện nay là 3G) về các cơ sở giáo dục ở những vùng khó khăn. Với Viettel, đây là một quá trình đầu tư lâu dài, một cách làm mới, đi vào chiều sâu, tạo động lực phát triển bền vững chung của xã hội. Theo Phó Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng, thực hiện Chương trình đưa in-tơ-nét về trường học, Viettel nhắm tới ba đối tượng: Các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ được cấp miễn phí một đường in-tơ-nét tốc độ cao (miễn phí lắp đặt ban đầu, phí Modem và chi phí hằng tháng); các trường trung cấp, cao đẳng và đại học, đây là đối tượng có kinh phí cho nên sẽ được hỗ trợ 70% mức cước thuê kênh; khối quản lý của ngành giáo dục và đào tạo sẽ được hưởng chính sách miễn phí thuê kênh trong nước và được giảm 70% cước thuê kênh quốc tế.
Ðánh giá Chương trình đưa in-tơ-nét về trường học, Cục trưởng Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) Quách Tuấn Ngọc cho rằng, ở các điểm trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, việc tiếp cận với kiến thức mới, nhất là tiếp cận với công nghệ thông tin là rất khó khăn. Bởi vậy, việc đưa kiến thức tiên tiến tới thầy và trò nơi đây thông qua in-tơ-nét sẽ góp phần xóa khoảng cách lạc hậu giữa các vùng, miền... Không chỉ vậy, việc đưa in-tơ-nét tới các trường học còn tạo ra hạ tầng nền để thực hiện mọi hoạt động của ngành giáo dục, không chỉ là thông tin liên lạc mà là mọi hoạt động dạy, học, quản lý giáo dục, hành chính, dịch vụ công... của ngành giáo dục, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí...
Với mục tiêu bảo đảm cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho các đơn vị giáo dục, từ tháng 7-2010 Viettel tiến hành triển khai chuyển đổi từ dịch vụ EDGE đã cấp lên dịch vụ 3G cho các đơn vị giáo dục nằm trong vùng phủ sóng 3G với thiết bị Home Gateway Router 3G có khả năng bắt sóng cao, có thể chia sẻ kết nối mạng nội bộ. Hiện tại đã có 3.251 trường dùng dịch vụ 3G chuyển đổi từ dịch vụ EDGE; 1.449 trường triển khai mới công nghệ 3G. Trong thời gian tới, Viettel sẽ tiếp tục tiến hành thay thế dịch vụ 3G cho các đơn vị giáo dục đang sử dụng dịch vụ EDGE với mục tiêu bảo đảm chất lượng tốt nhất cho các đơn vị giáo dục. Viettel sẽ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia phát triển các dịch vụ, ứng dụng chạy trên hạ tầng kết nối của các trường, như hệ thống E-learning, hệ thống quản lý thông tin giáo dục, các ứng dụng blog cho giáo viên, thư viện sách điện tử, hệ thống hội nghị truyền hình qua web... nhằm triển khai ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục và đào tạo, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục cũng như nâng cao chất lượng việc dạy và học ở mọi cấp, mọi địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét